Đáp án chuyên đề Thành ngữ – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

THÀNH NGỮ

III – ĐÁP ÁN – GỢI Ý

          1. Các thành ngữ trong các câu đã cho như sau :

          a) Ruột nóng như cào : rất sốt ruột, bồn chồn, không yên lòng.

          b) Ruột để ngoài da : (có tính) đểnh đoảng, hay quên, vô tâm vô tính.

          c) Nhắm mắt làm ngơ : cố tình lảng tránh, làm ra vẻ không hay biết gì về sự việc đang diễn ra trước mắt để tránh liên luỵ, phiền phức.

          2. Tham khảo các câu sau :

          – Thà rằng có điều không vừa ý nhau cứ nói toạc móng heo còn dễ chịu hơn là để bụng rồi mặt nặng mày nhẹ. (Trung Đông)

          – Rõ ràng người mặt hoa da phấn, ăn nói dịu dàng, đẹp như cái sao băng. (Vũ Tú Nam)

          – Trông lên mặt sắt đen sì / Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời. (Nguyễn Du)

          Có thể kể thêm một số thành ngữ khác có từ mặt như sau : Mặt xanh nanh vàng, Mặt vàng như nghệ, Mặt ủ mày chau, Mặt trơ trán bóng, Mặt cắt không còn hột máu, Mặt đỏ như gà chọi, Mặt đỏ như gấc, Mặt đỏ tía tai, Mặt nạc đóm dày, Mặt nặng mày nhẹ, Mặt nặng như chì, Mặt nặng như đá đeo, Mặt người dạ thú, Mặt nhăn như bị, Mặt sứa gan lim…

          3. Tham khảo các câu sau :

          – Gà mới gáy độ vài lần đã mải mốt choàng dậy, mắt nhắm mắt mở cuốc bộ một mạch năm cây số về Hà Nội. (Nam Cao)

          – Chị nom rõ dáng người đàn bà lạ mặt, khăn mỏ quạ, áo cánh phin gụ, hai con mắt sắc hơn dao cau. (Nguyễn Thị cẩm Thạnh)

          – Lưng ong mắt phượng mày ngài/ cổ cao ba ngấn kém ai trong đời. (Hoàng Trừu)

          Có thể kể thêm một số thành ngữ khác có từ mắt như sau : Mắt cú vọ, Mắt la mày lét, Mắt lơ mày láo…

          4. Đọc lại các truyện : Con Rồng cháu Tiên, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi để giải thích nghĩa của các thành ngữ.

 

 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận