Đáp án chuyên đề Một số quan hệ trong hệ thống từ vựng – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

MỘT SỐ QUAN HỆ

TRONG HỆ THỐNG TỪ VỰNG

III – ĐÁP ÁN – GỢI Ý

          1. Các từ đã cho là các từ Hán Việt. Cần tìm hiểu nghĩa của từng từ rồi tìm các từ có nghĩa tương đương. Ví dụ :

          – phi cơ đồng nghĩa với máy bay, tàu bay ;

          – tàu hoả đồng nghĩa với xe lửa, xe hoả, tàu lửa ; v.v…

          2. Tìm các từ có thể thay thế cho các từ in đậm, nhớ là phải đặt trong các tình huống sử dụng. Ví dụ :

          – Mời bác xơi nước. -> Mời bác uống nước.

          – Lớp trưởng lớp mình thật tuyệt vời. -> Bạn “X” lớp mình thật tuyệt vờ.

          – Nó mới nghĩ ra một chuyện không thể tin được. —> Nó mới bịa/ đặt ra một chuyện không thể tin được.

          Trong những trường hợp trên, những từ nào khi tách khỏi câu đã cho vẫn có nghĩa giống hoặc gần giống nhau thì đó là những từ đồng nghĩa, còn lại là những trường hợp các từ không đồng nghĩa với nhau nhưng có thể thay thế cho nhau trong văn cảnh.

          3. Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của từng từ, từ đó đặt câu cho chính xác. Ví dụ :

          a) Ngoan cường : bền bỉ, kiên quyết không lùi bước. Chiến đấu ngoan cường.

          – Ngoan cố : cứng cổ, ngang ngạnh, bướng bỉnh, không biết nghe theo lẽ phải. Thái độ ngoan cố; Ngoan cố chống đối.

          4. Từ chậm có các nghĩa sau :

          (1) Có tốc độ hoặc nhịp độ nhỏ, bé hơn bình thường. Ăn chậm nhai kĩ.

          (2) Muộn hơn thường lệ hoặc giờ quy định. Đi học chậm.

          (3) Thiếu linh hoạt, nhanh nhẹn, nhạy bén. Tác phong hơi chậm.

          Từ chậm đồng nghĩa với từ muộn ở nghĩa thứ hai. Trong khi đó, chậm chạp đồng nghĩa với chậm ở nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ ba.

          Mặt khác, muộnmuộn màng đồng nghĩa với nhau và đồng nghĩa với nghĩa thứ hai của chậm.

          Do đó, chậm chạpmuộn màng không đồng nghĩa với nhau.

          5. Trước khi tìm các từ có thể kết hợp được với cả hai từ lạnhrét, các từ chỉ kết hợp được với lạnh, các từ chỉ kết hợp được với rét, theo như yêu cầu của bài tập, cần phải tìm được sự giống và khác nhau giữa hai từ đã cho. Cụ thể :

          Lạnhrét cùng chỉ “tính chất khi sự vật ở nhiệt độ dưới mức chịu đựng bình thường của con người”, nhưng lạnh thường biểu thị tính chất khách quan như : nước lạnh, mảnh sắt, mảnh đồng… lạnh ; còn rét biểu thị cảm nhận chủ quan của con người, không nói *nước rét, mảnh sắt, mảnh đồng… rét.

          Trên cơ sở phân biệt như vậy, tìm các từ theo yêu cầu của bài tập.

          6. Các từ trái nghĩa như sau :

          a) lên – xuống ; đầy – cạn ; b) thiếu – giàu ; sống – chết ; nhân nghĩa – cường bạo ; c) trắng – đen ; d) lở – bồi; đục – trong.

          7. Mộtba vốn không phải là các từ trái nghĩa nhau, chúng chỉ biểu thị số lượng khác nhau, nhưng trong trường hợp sử dụng ở đây, có thể được coi chúng là trái nghĩa với nhau, khi chúng biểu thị quan hệ đối lập “ít – nhiều”.

          8. Các cặp từ : trời – đất, thần thánh – ma quỷ, voi – chuột vốn không phải là

các từ trái nghĩa, có thể coi chúng là các cặp trái nghĩa khi chúng biểu thị các quan hệ đối lập : “cao – thấp”, “thiện – ác”, “to – bé”.

          9. Cần nhớ : Một từ có nhiều nghĩa có thể trái nghĩa với nhiều từ khác nhau.

          a) – Người già trái nghĩa với người trẻ;

          – Rau già trái nghĩa với rau non.

          b) – Khăn khô trái nghĩa với khăn ướt (ẩm) ;

          – Hoa khô trái nghĩa với hoa tươi.

          c) – Nói thật trái nghĩa với nói dối;

          – Hàng thật trái nghĩa với hàng giả.

          10. Chú ý đến các đặc điểm trái ngược nhau giữa các mùa trong năm để sử dụng từ trái nghĩa cho phù hợp. Ví dụ : nóng – lạnh, khô – ẩm, (ngày) dài – ngắn, sáng – tối, sớm – muộn v.v…

          11. Hiện tượng nhiều nghĩa và đồng âm phân biệt nhau như sau :

          Dựa vào sự phân biệt đó, xác định các từ đồng âm, các từ nhiều nghĩa trong các câu đã cho ở bài tập.

a) nhiều nghĩa ; b) đồng âm;  c) đồng âm ;  d) đồng âm ; đ) nhiều nghĩa.

          12. – (1) và (2) : đồng âm.

          – (3) và (4): đồng âm

          – (5), (6) và (7) : nhiều nghĩa.

          13. Tham khảo các câu sau :

          – Nó học sinh lớp 7B.

          – Con chim xuống sát mặt nước.

          – Mẹ em quần áo.

          14. Tham khảo các câu sau :

          – hầm :

          + Hầm trú ẩn ở không xa nhà.

          + Mẹ hầm chân giò.

          – kiện :

          + Mỗi kiện hàng có 10000 bộ quần áo.

          + Nó kiện hàng xóm.

          – cộc :

          + Nó bị cộc đầu vào cánh cửa.

          + Tôi không thích áo cộc tay.

          Dựa và những câu trên và từ điển, giải thích ý nghĩa của các từ đồng âm đã cho.

          15. Tham khảo :

 

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

 

 

          Lợi1: có ích.

          Lợi2: phần thịt bao quanh chân răng.

 
 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận