Đáp án chuyên đề Biến đổi câu – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

BIẾN ĐỔI CÂU

          1. Các câu rút gọn trong các phần trích như sau :

          a) Mãi không về! (rút gọn chủ ngữ)

          b) Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng […]. (rút gọn chủ ngữ)

          c) Ông Lí cựu với ông Chánh hội. (rút gọn vị ngữ)

          Dựa vào ngữ cảnh để khôi phục lại các câu rút gọn đó thành các câu đầy đủ.

          2. Các câu rút gọn trong các phần trích như sau :

          a) – Đem chia đồ chơi va đi !

          – Không phải chia nữa.

          – Lằng nhằng mãi. Chia ra !

          Các câu rút gọn trên trong đoạn trích có tác dụng tập trung sự chú ý của người nghe vào nội dung câu nói.

          b) Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

          Câu rút gọn trên trong đoạn trích ngụ ý rằng đó là việc làm của những người có thói quen vứt rác bừa bãi.

          c) Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.

          Câu rút gọn này ngụ ý rằng hành động nói đến là của chung mọi người.

          d) Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải.

          3. Trong thơ, ca dao, hiện tượng rút gọn chủ ngữ tương đối phổ biến. Chủ ngữ được hiểu là chính tác giả hoặc là những người đồng cảm với tác giả. Lối rút gọn như vậy làm cho cách diễn đạt trở nên uyển chuyển, mềm mại, thể hiện được sự đồng cảm.

          4. Trước hết, tìm các câu rút gọn trong các đoạn hội thoại. Phân tích điều kiện giao tiếp (nói với người lớn) xem có thích hợp với việc dùng câu rút gọn không.

          5. Các câu (1), (2), nếu bị rút gọn chủ ngữ thành các câu :

          – Biết chuyện rồi. Thương em lắm.

          – Tặng em. Về trường mới, cô gắng học nhé !

sẽ làm cho câu mất sắc thái tình cảm thương xót của cô giáo đối với nhân vật “em”.

          Câu (3) là câu nói với cô giáo của nhân vật “em” cho nên không thể là câu rút gọn.

          6. Các câu đặc biệt là :

          a) Ôi, đẹp quá ! ; b) Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. ; c) Đêm trăng. ; d) Ông ơi, ông ơi ! ; đ) Đình chiến. ; e) Ôi chao, một con gà.

          7. Các câu mở đầu cho trong bài tập giống với các câu đặc biệt về mặt tác dụng. Chúng dùng để nêu sự tồn tại của sự vật, sự việc. Song, chúng không phải là câu đặc biệt. Chúng là các câu tồn tại (thuộc loại câu trần thuật đơn không có từ – đã học ở chương trình lớp 6).

          Qua đó có thể thấy, để nêu sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, có thể dùng các kiểu câu khác với câu đặc biệt.

          8. Dựa vào sự phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn để xác định kiểu câu cho các câu in đậm. Cụ thể :

          a) Chừng nửa đêm tới đỉnh. – câu tỉnh lược

          Có một cái hang rộng. – Câu trần thuật đơn không có từ – câu tồn tại.

          b) Cá heo – Câu đặc biệt

          c) Quên cả đói, quên cả rét. – Câu tỉnh lược.

          9. Trước hết, tìm các câu có chứa trạng ngữ. Đặt câu hỏi để xác định trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu.

          Các trạng ngữ như sau :

          a) -Tảng sáng : trạng ngữ thời gian, trả lời cho câu hỏi : Khi nào vòm trời cao xanh mênh mông ?

          – Ven rừng : trạng ngữ không gian, trả lời cho câu hỏi : Ở đâu rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng… ?

          b) bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp ; bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

          c) Vì chuôm; Vì chàng.

          d) Đánh “xoảng” một cái; đánh “ chát” một cái.

          đ) Hằng ngày ; Tối đến ; Tiết nông nhàn

          10. Dựa theo mẫu, biến hai câu đã cho thành một câu có trạng ngữ. Tham khảo các câu sau :

          a) Trên mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm, những chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang.

          b) Trong đêm khuya, không gian trở nên yên tĩnh.

          c) Trên con đường dẫn tới bờ biển, buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm.

          d) Vào lúc trời nhá nhem tối, những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà.

          11. Đọc kĩ các nòng cốt chủ – vị đã cho ; tìm những trạng ngữ có ý nghĩa khác nhau thích hợp với từng nòng cốt (có thể tìm bằng cách đặt câu hỏi, ví dụ : Khi nào trời mưa tầm tã ? Khi nào trời nắng chang chang ? v.v…)

          Tham khảo cách điền sau :

a) Buổi sáng trời mưa tầm tã, tới trưa, trời lại nắng chang chang.

b) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. v.v…

          12. Đọc kĩ các trạng ngữ đã cho, tìm các cụm C-V thích hợp để điền (có thể tìm bằng cách đặt câu hỏi, ví dụ : Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường, xảy ra chuyện gì ?…). Tham khảo câu sau :

a) Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường, các bạn ỉớp em đang bàn tán về trận đấu bóng chiều qua.

          13. Xác định đề tài cho đoạn văn, rồi viết. Tham khảo các câu sau :

          Năm ngoái, nhờ thi đạt kết quả tốt, em được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp. Năm nay, em đi học bằng xe đạp.

          14. Các trạng ngữ được in đậm như sau :

          a) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.

          b) – Hôm qua, ai trực nhật ?

          -Thưa cô, hôm qua, em trực nhật ạ.

          c) Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sân.

          Duy nhất có câu : “Thưa cô, hôm qua, em trực nhật ạ.” là có thể lược bỏ trạng ngữ, vì ý nghĩa về thời gian đã được cả người nói và người nghe biết trước.

          15. Các trạng ngữ có tác dụng liên kết như sau :

          a) Trên Quảng trường Ba Đình lịch sử; Ngay thềm lăng ; Hướng chính lăng ; Sau lãng ; Trên bậc tam cấp

          b) Rồi mười lăm năm trời ; Thường năm, Tết đến ; Rồi cách đây một năm Rồi năm nay cách ngày ấy một năm

          c) Buổi sáng ; Còn về đêm

          Qua các phần trích trên, có thể nhận thấy, các trạng ngữ có tác dụng liên kết thường cùng một loại: hoặc cùng chỉ không gian, hoặc cùng chỉ thời gian.

          16. Các trạng ngữ được tách thành các câu riêng như sau :

          a) Để cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh. Để cho người Pháp ủng hộ ta càng thêm đông, sức ủng hộ càng thêm mạnh. Để cho những kẻ khiêu khích muốn chia rẽ không có thể và không có cơ sở mà chia rẽ. Để cho công cuộc thống nhất và độc lập của chúng ta chóng thành công.

          b) Cho đến lúc ngoài sân nhà cô Đại Bàng có hai đứa con gái.

          c) Trong đầm lầy tuổi nhỏ của ta xưa.

          17. Các cụm C-V làm thành phần câu như sau :

          a) Cách mạng tháng Tám thành công (làm chủ ngữ)

          b) Nó học giỏi (làm chủ ngữ)

          c) cửa rất rộng (làm vị ngữ)

          d) tên là Nam (làm vị ngữ)

          18. Các cụm C-V làm phụ ngữ như sau :

          a) mẹ cho con (làm phụ ngữ cho danh từ quyển sách)

          b) bạn Nam vẽ hôm nọ (làm phụ ngữ cho danh từ bức tranh)

          c) đội bóng lớp tôi sẽ thắng (làm phụ ngữ cho động từ hi vọng)

          d) bạn Nam sẽ đoạt giải nhất (làm phụ ngữ cho động từ đoán)

          19. Cụm C-V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ của cụm từ nhữ sau :

          a) một đồng chí già kể lại (làm phụ ngữ cho danh từ câu chuyện)

          b) mình còn chiêm bao (làm phụ ngữ cho động từ ngỡ)

          c) bạn Nam viết (làm phụ ngữ cho danh từ bài tập làm văn)

          d) tôi mua bìa rất đẹp (tôi mua làm phụ ngữ cho danh từ quyển sách ; bìa rất đẹp làm vị ngữ)

          đ) Cái áo treo trên mắc / giá rất đắt. (cái áo treo trên mắc làm chủ ngữ ; giá rất đắt làm vị ngữ)

          e) mở đâu và kết thúc đều hết sức tự nhiên (làm phụ ngữ cho danh từ tin tức)

          20. Tham khảo cách mở rộng như sau :

          a) Người thanh niên ấy đến muộn làm mọi người khó chịu.

          b) Nam học giỏi làm cho bố mẹ vui lòng.

          c) Gió thổi mạnh làm đổ cây.

          21. Tham khảo cách thêm như sau :

          a) Bài báo anh viết rất hay.

          b) Cuốn sách anh cho mượn có nhiều tranh minh hoạ.

          22. Tham khảo cách thêm như sau :

          a) Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn do lớp tôi quản lí.

          b) Tôi chép lại bài thơ mà anh thích.

          c) Tôi rất thích cái bánh mà bạn mua ở đường Tràng Tiền.

          d) Vấn đề mà chúng ta quan tâm vẫn chưa được giải quyết.

          23. Tham khảo cách thêm như sau :

          a) Mọi người đều lắng nghe thầy hiệu trưởng phát biểu.

          b) Tôi nhìn thấy nó đi ngoài đường.

          c) Tôi tin rằng nó sẽ giành giải nhất.

          24. Tham khảo cách biến đổi như sau :

          a) Trời trở rét là dấu hiệu của mùa đông.

          b) Thầy giáo chủ nhiệm thường nhắc chúng tôi : Ai cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông.

          c) Tôi sẽ kể lại với các bạn câu chuyện mà bạn Nam đã kể với tôi.

          d) Tôi đi học bằng chiếc xe đạp mà bố mẹ thưởng cho tôi.

          đ) Sương muối xuống nhiều làm cho lúa mới cấy có nguy cơ hỏng.

          25. Tham khảo đoạn sau :

          Nhân dịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, trường em phát động đợt thi đua học tập tốt. Lớp nào đạt kết quả học tập tốt sẽ được khen thưởng. Chúng em hứa sẽ phấn đấu để giành được phần thưởng của nhà trường.

          26. Tham khảo đoạn sau :

          Nam là người bạn mà tôi quý nhất. Buổi sáng, Nam đến gọi tôi và chúng tôi cùng đến trường. Ở lớp, chúng tôi ngồi cạnh nhau. Trưa, chúng tôi lại cùng nhau về. Chiều, chúng tôi học bài với nhau rồi đi đá bóng hoặc đi bơi. Cả ngày chúng tôi không rời nhau.

          27. Để xác định một câu nào đó là câu chủ động hay câu bị động, phải căn cứ vào vai trò của chủ ngữ. Theo đó, các câu (b), (c), (d), (đ) là câu bị động.

          28. Câu bị động là những câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động được nêu ở vị ngữ. Vị ngữ của câu bị động là động từ ngoại động. Theo đó, các câu (b), (d) là các câu bị động ; còn các câu (a), (c) không phải là các câu bị động (mặc dù cũng chứa bị, được).

          29. Tìm hiểu kĩ ý nghĩa của các câu đứng cạnh câu bị động, từ đó trả lời câu hỏi của bài tập.

          Trong “đoạn văn đã cho, các câu (1) và (3) đều có đối tượng được nói đến là bạn Nam. Nếu câu (2) thay thành câu chủ động (thành phố khen bạn Nam), có đối tượng được nói đến là thành phố sẽ làm cho đoạn văn mất tính liên kết.

          30. Hai câu đã cho là câu bị động và chủ động. Sự khác nhau giữa chúng là khác nhau về đối tượng được nói đến : ngôi nhà này – trong câu (a) và các công nhân – trong câu (b).

          Căn cứ vào từng tình huống (1), (2) để lựa chọn cho đúng.

          Có thể lựa chọn như sau :

          (1) Chúng tôi rất tự hào vì được sinh sống trong ngôi nhà này. Ngôi nhà này được các công nhân lành nghề xây dựng vào năm 1982.

          (2) Vào năm 1982, các công nhân lành nghê xây dựng ngôi nhà này. Từ đó đến nay, nó vẫn chưa phải qua một lần sửa chữa nào.

          31. Dựa vào mẫu đã cho để biến đổi các câu chủ động thành các câu bị động tương ứng. Ví dụ :

          a) Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 7 năm.

          -> Ngôi nhà này được các kiến trúc sư xây dựng trong 7 năm.

          -> Ngôi nhà này được xây dựng trong 7 năm.

          Cần lưu ý : câu (d) không chuyển đổi được thành cả hai kiểu.

          32. Thêm được vào câu bị động, khi sự việc trong câu được đánh giá là tốt, tích cực, may mắn ; thêm bị, khi sự việc trong câu được đánh giá là xấu, tiêu cực, không may mắn. Theo đó, các câu (a), (b) khi được chuyển đổi thành câu bị động thường thêm được, còn các câu (c), (d) khi được chuyển đổi thành câu bị động thường thêm bị.

 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận