Các câu chuyện về truyện ngụ ngôn (câu hỏi và trả lời) – Bồi dưỡng HSG Văn 6

Đang tải...

Các câu chuyện về truyện ngụ ngôn

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

Truyện có hai phần. Phần thứ nhất kể về chuyện con ếch ngồi ở đáy giếng nhìn lên trên chỉ thấy trời bằng cái vung và huênh hoang, kiêu ngạo tưởng mình là chúa tể. Phần thứ hai kể về chuyện con ếch lên bờ, thay đổi môi trường sống nhưng vẫn giữ thói nghênh ngang và bị con trâu đi qua giẫm bẹp. Như vậy, phần đầu kể về lối sống, về “nguyên tắc xử thế” của ếch (kiêu ngạo, ảo tưởng), và phần hai kể về hậu quả, mà rõ ràng ở đây là hậu quả xấu của việc vận dụng nguyên tắc đó (ếch bị giẫm bẹp). Mượn chuyện con ếch, tác giả nhằm ngụ ý (ẩn dụ) về chuyện của con người: Phần thứ nhất ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng lại huênh hoang. Phần thứ hai nhằm khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

Con ếch được chọn làm nhân vật cho câu chuyện này vì nó vốn thuộc loài lưỡng cư, một loài vật có thể sống được cả ở dưới nước, cả ở trên cận. Hoàn cảnh sống đa dạng như vậy, lẽ ra, nếu biết tận dụng và thích nghi môi trường, không chủ quan, kiêu ngạo thì ếch đã có một cuộc sống phong phú, thuận lợi. ơ đời củng vậy, người ta không ai là ở nguyên một chỗ, mà luôn luôn phải dịch chuyển, thay đổi môi trường. Ở lâu một chỗ sẽ dễ dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rồi quen thói ngộ nhận, kiêu ngạo. Ngược lại, nếu luôn biết học hỏi, phấn đấu, vươn rộng, vươn xa sẽ đưa người ta đến những thành quả tốt đẹp, tránh được những hậu quả đáng tiểc.

THẦY BÓI XEM VOI

Đây là một truyện ngụ ngôn có yếu tố hài hước kể về năm ông thầy bói mù chưa biết tí gì về con voi và muốn “xem” và “phán” loài vật này. “Xem” và “phán” vốn đã là công việc quen thuộc của các ông thầy bói, nhưng hôm nay, nhân buổi ế hàng và vĩ đối tượng “xem” của các thầy là một con vật cụ thể và nó đã được dẫn ra trực tiếp trước mắt các thầy nên các thầy đã “xem voi” bằng cách, “sờ voi”. Năm ông đã tìm cách thực hiện ý muốn đó theo khả năng của mình, mỗi ông sờ một bộ phận của con voi rồi từ cảm nhận riêng của mình mà tả về loài voi. Kết quả, mỗi ông chỉ biết về con voi theo những gì mà mình sờ được, rồi dừng lại ở đấy, nghĩa là một phần nhỏ của đối tượng. Khi trao đổi vói nhau, không ông nào chịu thua. Ai cũng nhận là mình đúng và cuối cùng tranh luận không được các ông đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán. Thồng qua lóp nghĩa hiển ngôn nổi trên bề mặt với những tình tiết trên, tác giả dân gian nhằm ngụ ý với người đọc một bài học sâu sắc về cách nhìn nhận sự vật, sự việc: cần tránh thái độ chủ quan phiến diện trong việc tìm hiểu và đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh. Muốn hiểu đúng bản chất sự vật, sự việc, hiện tượng chúng ta phải quan sát chúng một cách toàn diện.

Hơn nữa, để có một nhận thức đúng, toàn diện chúng ta còn cần phải kết họp giữa các phương pháp nhận thức: phương pháp thực nghiệm (sờ, mó, cầm, nắm…) và phương pháp chiêm nghiệm (suy nghĩ, tổng họp), kết họp thực hành và lí thuyết, kết họp bộ phận vói tổng thể. Và đôi khi không chỉ tự khám phá mà còn phải biết học hỏi, tham khảo, góp nhặt ý kiến đúng của những người xung quanh.

Truyện Thầy bói xem voi ẩn giấu một nụ cười nhẹ nhàng, một thái độ châm biếm kín đáo. Tuy nhiên, nó không phải là cái cười xoà, cái cưòi dễ dãi mà là cái cười chiêm nghiệm, cười xong là phải rút ngay ra những bài jáọc để tự răn mình, tự cảnh giác mình bởi những nhầm lẫn “kiểu thầy bói” mà chúng ta thường hay mắc phải. Đó là thái độ chủ quan, bảo vệ đến cùng ý kiến của mình mà không xem xét đúng sai; đó là thái độ thiếu hợp tác, học hỏi;..

ĐEO NHẠC CHO MÈO

Đây là một câu chuyện ngụ ngôn có nguồn gốc từ nước ngoài (ngụ ngôn Ê-dốp, kể ở thòi Hi Lạp cổ đại) được Nguyễn Văn Ngọc kể lại. Truyện mượn quan hệ giữa mèo và chuột để ẩn dụ về quan hệ con người. Thông qua câu chuyện bất thành của làng chuột về việc đeo chuông cho mèo, tác giả đã ngụ ý vói người đọc hai ý: Thứ nhất là phê phán những ý tưởng viển vông; những kẻ ham sống sợ chết; chỉ bàn việc chứ không dám làm; trút công việc khó khăn, nguy hiểm cho người dưới quyền. Thứ hai là khuyên nhủ người ta khi làm việc gì thì phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện, đừng chỉ hô hào to tát mà không có đủ khả năng to tát, dũng khí to tát để hành động, rút cục chỉ là ảo tưởng, hão huyền.

Ngoài ra, truyện còn gợi cho người đọc suy nghĩ về những hạng người tương tự trong xã hội thòi xưa, gợi lên được hình ảnh rất gần gũi của những búổi họp làng, của không khí họp làng trong xã hội củ, mang đậm dấu ấn dân gian Việt Nam, vì vậy mà truyện càng có sức chiến đấu cao hơn.

CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG

Đây là một câu chuyện thú vị. Nhân vật ở đây không phải là con người hay con vật mà là các bộ phận của cơ thể con người. Tác giả dân gian đã dùng mối quan hệ giữa các bộ phận của cơ thể con người để nói về mối quan hệ tương hỗ của các thành viên trong cộng đồng. Điều độc đáo của câu chuyện là xây dựng một tình huống đảo ngược: các bộ phận của tổng thể tìm cách phá vỡ tổng thể, tách rời tổng thể, cho đến khi tổng thể bị phá vỡ thì chính từng bộ phận cũng trở nên tàn lụi theo, lúc này mói thấy hết được ý nghĩa của tổng thể và bài học do đó càng trở nên thấm thìa, sâu sắc. Truyện tuy mang đậm yếu tố hư cấu nhưng đã nêu lên một bài học khá sâu sắc về vai trò của mỗi cá nhân trong cộng đồng: Trong cộng đồng, mỗi người có một công việc riêng, vai trò riêng nhưng không thể nói công việc của ai, vai trò của ai quan trọng hơn; không được nghĩ rằng người khác đang dựa dẫm hay bóc lột mình. Mỗi người với công việc của mình đều có mối quan hệ với những người khác cho nên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó vói nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết họp tác với nhâu và tôn trọng công sức của nhau.

Nghệ thuật xây dựng câu chuyện khá hấp dẫn, tình huống độc đáo, nhân vật thật sinh động: Điều thú vị là tác giả dân gian đã để cho cô Mắt là người đầu tiên nói ra cái nhận thức sai lầm, điều này không phải không có lí. Trong cuộc sống khi ta phán đoán mọi việc mà chúng ta chỉ nhìn thoáng qua, hoặc nhìn nhanh ẩu đoảng thì rất dễ có những nhận thức sai lệch. Sau đó, tác giả dân gian để cho bác Tai là người chiêm nghiệm, nhận ra chân lí và giảng giải cho các thành viên khác. Bác Tai không chỉ thực hiện chức năng nghe ngóng, xét đoán trước sau của mình, mà qua việc bác phát hiện ra nhận thức đúng đã cho thấy trong cuộc sống nếu phán xét việc gì mà vừa biết nhĩn, vừa biết nghe, vừa biết suy xét, ngẫm nghĩ thì chúng ta sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập

1. Nguyên nhân nào làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng ngộ nhận mình là một vị chúa tể? Hậu quả của sự ngộ nhận đó là gì? Qua câu chuyện, tác giả ngụ ý điều gì với người đọc?

2. Nguyên nhân nào dẫn đến sai lầm trong kết luận của các thầy bói ở truyện Thầy bói xem voi? Qua sai lầm này, truyện ngụ ý với người đọc về bài học gì?

3. Truyện Đeo nhạc cho mèo gợi íên một bức tranh xã hội như thế nào? Kết quả bất thành của “làng chuột” để lại bài học gì cho người đọc?

4. Nhân vật trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có gì độc đáo? Mối quan hệ của các nhân vật này gợi lên mối quan hệ của ai vói ai? Hãy phân tích các lóp nghĩa đen và nghĩa bóng của câu chuyện:

5. Hãy chỉ ra điểm giống nhau của các truyện: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Gợi ý

1. Con ếch ngộ nhận mình là một vị chúa tể vì sống lâu ngày chỉ ở một chỗ (trong một cái giếng nhỏ), xung quanh nó chỉ có vài con vật bé nhỏ, hằng ngày nó cất tiếng kêu làm vang động cả cái giếng khiến các con vật hoảng sợ. Sự ngộ nhận đó làm ếch kiêu ngạo. Và khi thay đổi môi trường sống (ra khỏi giếng) tính kiêu ngạo của ếch không thay đổi dẫn tới việc nó bị trâu giẫm chết. Qua câu chuyện, tác giả ngụ ý với người đọc một bài học: dù điều kiện sống có hạn chế thế nào thì cũng phải cố gắng mở rộng tầm nhìn để nâng cao hiểu biết, không được kiêu ngạo, chủ quan, coi thường xung quanh mà có ngày chuốc hại vào thân.

2. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong kết luận của các thầy bói mù ở truyện Thầy bói xem voi là mỗi thầy chỉ xem có một bộ phận của con voi rồi từ sự cảm nhận riêng về một bộ phận đó mà đưa ra nhận xét về cả con voi. Như vậy, đây là sai lầm trong cách xem voi: tưởng cái bộ phận là cái toàn thể. Qua sai lầm này, truyện ngụ ý với người đọc về bài học: không được chủ quan, phiến diện trong cách nhìn nhận đánh giá thế giới xung quanh, muốn hiểu đúng bản chất của sự vật, hiện tượng cần phải xem xét một cách toàn diện.

3. Truyện Đeo nhạc cho mèo gợi lên một bức tranh xã hội ở làng quê thòi xưa. Đó là cuộc “họp làng”. Trong cuộc họp này, mỗi loài chuột tượng trưng cho một hạng người. “Ông cống, anh Nhắt tượng trưng cho những kẻ tai to mặt lớn, quyền thế trong xã hội, không phải là bậc trịch thượng thì cũng là kẻ ở “chiếu trên”, có tiếng nói, có quyền cắt đặt việc làng, việc hội” (Phạm Đặng Xuân Hương, Đọc – hiểu tác phẩm văn học dân gian trong trường phổ thông). Qua buổi họp làng, ta thấy cống và Nhắt hiện lên là những kẻ hai mặt giả dối. cống bên ngoài thì oai vệ, lên mặt để phát biểu nhưng trong lòng thì hèn nhát, đầy sợ hãi. Lời phát biểu của cống, chứng tỏ là người có học hành nhưng đầy thủ đoạn của kẻ ở chốn công quyền. Nhắt vừa láu cá vừa ti tiện: tán đồng ý kiến phân công của ông cống để lấy lòng bề trên nhưng không dám đi làm vì cũng sợ mèo như Cống nên đã thủ đoạn, đùn việc cho kẽ dưới theo bài của cống đã làm. Nhắt đúng là kẻ lếo lá giả dối, tượng trưng cho tầng lóp thường thường bậc trung trong làng. Anh Chù thật thà, ụt ịt không đủ lí sự để chối việc, lại bị bề trên dồn ép nên đành phải nhận cái việc mà cả làng ehỉ giỏi nói còn chẳng ai dám làm. Chù đại diện cho những thân phận thấp cổ bé họng, đầy tớ trong làng.

Kết quả bất thành của “làng chuột” đã để lại cho người đọc những bài học thú vị. Đó là sự phê phán những ý tưởng viển vông, không thực tế; nhắc nhở chúng ta phải tính đến tính thực tiễn, tính khả thi khi thực hiện một kế hoạch hay một dự định nào đó; ngoài ra truyện, còn phê phán những kẻ đạo đức giả (tầng lóp “bề trên” trong xã hội cũ) đã đùn đẩy, bắt ép những người thấp-cổ bé họng (tầng lóp “bề dưới” trong xã hội cũ) phải làm những việc nguy hiểm, khó khăn (từ đây, truyện còn khuyên nhủ người ta: điều gì mình không làm được hoặc không muốn làm thì không nên yêu cầu người khác làm).

4. Nhân vật trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng độc đáo ở chỗ, nó không phải là con vật hay con người mà là các bộ phận của cơ thể người. Mối quan hệ của các nhân vật này gọi lên mối quan hệ của các thành viên trong một cộng đồng. Nghĩa đen của truyện: Bốn nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt ghen tị vói nhân vật Miệng là không làm mà được ăn. Vì thế, chủng rủ nhau bỏ việc để cho Miệng tự xoay xở. Được mấy hôm, Miệng thì nhợt nhạt hai môi, răng khô như rang, không buồn nhếch mép và bốn người kia đều mệt mỏi rã ròi. Đến bảy ngày sau thì không chịu được nữa, bốn người tìm đến làm hoà với Miệng và ai vào việc nấy. Nghĩa bóng của truyện: Phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân vói cộng đồng, giữa các cá thể vói nhau. Trong một tập thể, cộng đồng mỗi người có một công việc riêng, vai trò riêng nhưng không thể nói công việc của ai, vai trò của ai quan trọng hơn; không được nghĩ rằng người khác đang dựa dẫm hay bóc lột mình. Mỗi người vói công việc của mình đều có mối quan hệ vói những người khác cho nên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết họp tác vói nhau và tôn trọng công sức của nhau. Đây là sự cộng sinh bình đẳng. Nếu cá nhân nào ỷ lại vào người khác, ghen tị thiệt hơn rồi có những hành động tiêu cực thì kết quả là tự hại mình và làm hại chung cho cả xã hội.

Điểm giống nhau của các truyện Ếch ngồi đáy giếng; Đeo nhạc cho mèo; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện bao giờ cũng có hai phần. Phần nghĩa đen (phần xác) và phần nghĩa bống (phần hồn). Phần nghĩa đen là câu chuyện được kể. Phần nghĩa bóng là những bài học được rút ra từ những câu chuyện kể. Đó là những lời khuyên nhủ, răn dạy về cách sống, triết lí ứng xử… Phần này, người đọc phải tự suy nghĩ mới nhận thức được.

Xem thêm : Củng cố, mở rộng kiến thức về truyện cười – Bồi dưỡng HSG Văn lớp 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận