Chuyên đề Văn nghị luận – Ngữ văn 9 Tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh”

Đang tải...

Tìm hiểu tác phẩm “PHONG CÁCH HỔ CHÍ MINH”

(Lê Anh Trà)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Bài Phong cách Hồ Chí Minh của nhà nghiên cứu văn hoá Lê Anh Trà không chỉ nói về vốn văn hoá dân tộc và nhân loại sâu rộng và phong cách giản dị của Bác Hồ, mà còn đề cập vấn đề mang ý nghĩa vừa cấp thiết, vừa lâu dài với dân tộc ta, với mỗi người Việt Nam: vấn để giữ gìn bản sắc dân tộc và hội nhập với thế giới. Văn bản này được xếp vào cụm văn bản nhật dụng, nhưng về thể loại cũng có thể xem là hình mẫu về nghị luận xã hội, cụ thể là bàn về một vấn để tư tưởng, đạo lí, lôi sống.

– Đoạn trích gồm hai phần có quan hệ chặt chẽ với nhau:

+ Phần một (từ đầu đến “rất hiện đại”): Vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được kết hợp với cái gốc văn hoá dân tộc bển vững ở Người, tạo nên một phong cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông mà cũng rất hiện đại. 

+ Phần hai (phần còn lại): Lối sống rất giản dị, rất Việt Nam của Bác Hồ. Lối sống giản dị của Bác Hồ được thể hiện ở: nơi ở và làm việc (chiếc nhà sàn gỗ chỉ vài ba phòng nhỏ bên cạnh chiếc ao); trang phục (bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ); thức ăn (cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muôi, cháo hoa,…). Lối sống giản dị ấy lại rất thanh cao, như của các bậc hiền triết phương Đông xưa, đem lại niềm hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

– Đặc điểm nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ trang trọng nhưng giàu tính biểu cảm, phù hợp với nội dung viết về phong cách Hồ Chí Minh, cụ thể là sử dụng những từ ngữ Hán Việt gợi sắc thái trang trọng (truân chuyên, trùng dương, uyên thâm, siêu phàm, hiên triết, thuần đức, di dưỡng tinh thần,…).

+ Dùng thủ pháp liệt kê để nhấn mạnh, khắc sâu nội dung.

+ Kết hợp lập luận với tự sư, biểu cảm trong văn bản nghị luận.

II – LUYỆN TẬP

1. Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?

2. Theo tác giả, phong cách Hồ Chí Minh được tạo nên từ những cơ sở nào?

3. Nêu những biểu hiện của lối sống giản dị ở Bác Hồ. Vì sao có thể nói đó là lối sống “giản dị mà thanh cao ?

4. Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý

1. Vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở các phương diện: Bác Hồ đã đi đến nhiều nước và am hiểu nhiều nền văn hoá trên thế giới, biết và sử dụng nhiều ngoại ngữ,…

Vì sao Bác Hồ lại có được vốn văn hoá nhân loại sâu rộng như vậy? Trước hết, đó là do sự chủ động tích luỹ, tìm hiểu của Bác Hồ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Bác đã đi đến nhiều nước trên thế giới; đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức uyên thâm. Vốn văn hoá đó, một phần còn do điều kiện khách quan đem lại: cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Bác diễn ra trong mấy chục năm, ở rất nhiều nước trên thế giới, vì thế Người có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.

2. Những cơ sở tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là vốn tri thức văn hoá sâu rộng của nhân loại và cái gốc văn hoá dân tộc bền vững trong con người Hồ Chí Minh. Đây là ý cơ bản, chủ chốt trong phần một của văn bản, được nhấn mạnh trong câu kết của phần này: “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.

3. Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở lối sống giản dị mà thanh cao:

– Những biểu hiện của lối sống giản dị ở Bác Hồ:

+ Nơi ở và làm việc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” như cảnh làng quê quen thuộc, “chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ”.

+ Trang phục hết sức giản dị: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”; tư trang ít ỏi: “một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm”.

+ Bác ăn uống đạm bạc: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa,…”.

– Cách sống giản dị ấy lại rất mực thanh cao vì:

+ Cuộc sống vật chất đon giản tới mức tối thiểu giúp con ‘người được sống nhiều hơn với cuộc sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Con người không còn lệ thuộc vào các điều kiện vật chất, các nhu cầu vật chất để có thể toàn tâm toàn ý với những mục đích cao cả, những khát vọng tốt đẹp.

+ Lối sống giản dị cho con người được sống hài hoà với thiên nhiên, được tận hưởng cái đẹp vô tận trong tự nhiên. (Thơ Bác Hồ, kể cả những bài làm trong hoàn cảnh bị tù đày, luôn tràn đầy hình ảnh, vẻ đẹp của thiên nhiên, đó chính là một minh chứng cho sự thanh cao trong tâm hồn và lối sống của Bác.) Chính vì thế, lối sống ấy có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tinh thần và thể xác con người. Lối sống của Bác Hồ có nhiều nét tương đồng với cốt cách của những nhà hiền triết phương Đông xưa, gợi nhớ đến hình ảnh Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Xem thêm: Chuyên đề Văn nghị luận – Ngữ văn 9

4. Trong thời kì mở cửa, hội nhập với thế giới, một vấn đề thiết yếu đặt ra và phải làm tốt, đó là tiếp thu tinh hoa văn hoá, các giá trị tinh thần và vật chất tiên tiến và hiện đại của thế giới nhưng không làm mất đi mà vẫn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Vì thế, việc học tập phong cách của Bác Hồ sẽ giúp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài học về việc kết hợp tinh hoa văn hoá thế giới với bản sắc văn hoá dân tộc.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận