Chuyên đề Văn nghị luận – Ngữ văn 9 Tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”

Đang tải...

Tác phẩm ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

(G.G. Mác-két)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a nổi tiếng thế giới ở thế kỉ XX, đoạt giải Nô-ben về văn học năm 1982. Ông còn có nhiều đóng góp cho nền hoà bình của nhân loại thông qua các hoạt động xã,hội và sáng tác văn học.

– Trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, Mác-két đã chỉ rõ cuộc chạy đua vũ trang đang đe doạ sự sống còn của toàn thể loài người và cuộc đấu tranh để giải trừ vũ khí hạt nhân, chấm dứt chạy đua vũ trang là nhiệm vụ cấp bách của toàn thế giới. Nội dung này được triển khai trong các luận điểm:

+ Kho vũ khí hạt nhân khổng lồ đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt nhiều lần toàn bộ sự sống trên trái đất, thậm chí có thể huỷ diệt tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời.

+ Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. Những so sánh về chi phí trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục,… với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lí của nó.

+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoẩ của sự sống trong tự nhiên đã trải qua hàng triệu năm. .

Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

– Văn bản có sức thuyết phục cao còn bởi nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc sảo: hệ thống luận điểm, luận cứ phong phú, toàn diện; sử dụng những số liệu và những so sánh cụ thể, xác thực, có khi bất ngờ; vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực, từ các ngành khoa học tự nhiên, địa chất, cổ sinh học đến quân sự, chính trị, xã hội; kết hợp lập luận với biểu cảm.

Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc và có trách nhiệm của G.G. Mác-két đối với nền hoà bình của nhân loại. Ý nghĩa thời sự của văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn chưa phải đã bị đẩy lùi và loài người vẫn cần phải ý thức sâu sác về hiểm hoạ đó, để kiên trì đấu tranh đi đến loại trừ vũ khí hạt nhân. Bài tham luận của Mác-két ra đời cách đây hơn 20 năm vẫn giữ nguyên giá trị và tính thời sự của nó.

II – LUYỆN TẬP

1. Trong đoạn đầu văn bản, tính chất nghiêm trọng của nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ loài người được Mác-két chỉ ra như thế nào? Cách lập luận giàu sức thuyết phục ra sao?

2. Vì sao có thể nói: chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa”?

3. Em hiểu như thế nào về đề nghị của Mác-két ở đoạn cuối của văn bản?

Gợi ý

1. – Để cho thấy tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác giả đã bắt đầu bài viết bằng việc xác định cụ thể thời gian (Hôm nay ngày 8- 8-1986) và đưa ra số liệu cụ thể (hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã dược bố trí trên khắp hành tinh). Để làm rõ sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí ấy, tác giả đưa ra một phép tính đơn giản: “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.

Đế thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết: kho vũ khí ấy “có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời”.

– Cách vào để trực tiếp và bằng những tính toán chính xác đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đanu được nói tới. Tác giả còn dùng hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét – một điển tích rất quen thuộc ớ phương Tây, để người đọc, người nghe hình dung một cách cụ thể, hình ảnh về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ loài người.

2. Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại cả lí trí của tự nhiên. Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt toàn nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, nó phản tiến hoá, phản lại “lí trí tự nhiên” như cách nói của Mác-két. (“Lí trí tự nhiên” ở đây có thể hiểu là quy luật của tự nhiên, lôgíc tất yếu của tự nhiên.)

Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy, sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên, một quá trình được tính bằng hàng triệu năm: “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi”. Từ đó, tác giả dẫn người đọc đến một nhận thức rõ ràng về tính chất phản tiến hoá, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân: nếu nổ ra, nỏ sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở vể điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên. Với luận điểm này, hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân đã được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của nó.

Xem thêm: Chuyên đề Văn nghị luận – Ngữ văn 9 Tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh”

3. Ở cuối văn bản, Mác-két đưa ra một đề nghị: “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thê tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân”. Nên hiểu đề nghị này của nhà văn Mác-két là muốn nhấn mạnh: nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình và bảo vệ sự sống trên trái đất, không thể để cho chiến tranh hạt nhân huỷ diệt toàn bộ thành quả tiến hoá của sự sống và văn minh của nhân loại, cần lên án mạnh mẽ những kẻ vì lợi ích ti tiện mà có thể đẩy loài người vào thảm hoạ chiến tranh hạt nhân.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận