Chương III – Bài 20 : Các dạng cân bằng . Cân bằng của một vật có mặt chân đế – trang 109 SGK – Giải Bài tập lý 10

Đang tải...

Chương III – Bài 20 : Các dạng cân bằng . Cân bằng của một vật có mặt chân đế

Giải Bài tập lý 10

I – CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 109 sách giáo khoa ) – Giải Bài tập lý 10

Ở vị trí 1 : mặt chân đế là mặt AB.

Ở vị trí 2: mặt chân đế là mặt AC.

Ở vị trí 3 : mặt chân đế là mặt AD.

Ở vị trí 4: mặt chân đế là điểm A.

C2 (trang 109  sách giáo khoa ) – Giải Bài tập lý 10

– Ô tô chất nhiều hàng trên nóc thì trọng tâm G của ô tô bị nâng cao lên. Khi chạy ở chỗ đường nghiêng thì diện tích mặt chân đế của ô tô lại bị thu hẹp. Vì hai lí do trên mà giá đỡ của trọng tâm đi qua mặt chân đế ở gần mép mặt chân đế nên ô tô dễ bị đổ.

– Ở đây con lật đật được gắn một khối chì nặng nên trọng tâm của lật đật ở sát mặt chân đế (rất thấp), vì vậy nó không thể rơi ra ngoài mặt chân đế nên con lật đật không thể đổ được.

II – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 110 sách giáo khoa ) – Giải Bài tập lý 10

– Dạng cân bằng bền là dạng cân bằng mà nếu vật lệch khỏi vị trí cân bàng thì trọng lực gây momen lực đưa vật về vị trí cân bằng.

– Dạng cân bằng không bền là dạng cân bằng mà nếu vật lệch khỏi vị trí cân bằng thì trọng lực gây momen lực không thể đưa vật về vị trí cân băng được.

– Dạng cân bằng phiếm định là dạng cân bằng mà trọng tâm của vật cố định hoặc trọng tâm của vật có độ cao không đối.

Bài 2 (trang 110 sách giáo khoa ) – Giải Bài tập lý 10

– Với dạng cân bằng bền và cân bằng không bền thì trọng tâm của vật càng thấp, mức vững vàng của cân bằng càng cao.

– Với dạng cân bằng phiếm định thì vị trí của trọng tâm không ảnh hưởng gì tới mức vững vàng của cân bằng.

Bài 3 (trang 110 sách giáo khoa ) – Giải Bài tập lý 10

Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế: Giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (trọng tâm rơi trên mặt chân đế).

Bài 4 (trang 110 sách giáo khoa ) – Giải Bài tập lý 10

a) Cân bằng không bền vì nếu lệch khỏi vị trí cân bằng thì momen trọng lực làm người ngã.

b) Cân bằng bền vì nếu dao lệch khỏi vị trí cân bằng thì momen trọng lực lại đưa dao về vị trí cân bằng).

c) Quả cầu bên trái: Cân bằng phiếm định.

Quả cầu ở giữa: Cân bằng không bên.

Quả cầu bên phải: Cân bằng bền.

Bài 5 (trang 110 sách giáo khoa ) – Giải Bài tập lý 10

a) Đế nặng, mặt chân đế rộng, chao đèn nhẹ, cần đèn nhẹ và không quá dài (để có trọng tâm thấp và trọng tâm không tiiể rơi ra ngoài mặt chân đế khi ta nâng hạ cần đèn).

b) Thân xe có khối lượng rất lớn, xe có mặt chân đế rộng, cần cẩu nhẹ và dài vừa phải (để khi cẩu hàng, trọng tâm không thể rơi ra ngoài mặt chân đế).

c) Ô tô đua phải có mặt chân đế rộng, trọng tâm thấp.

Bài 6 (trang 110 sách giáo khoa ) – Giải Bài tập lý 10

Với khối lượng như nhau, thể tích của vải là lớn nhất, của thép là nhỏ nhất.

Vì vậy trọng tâm xe chở vải cao nhất, xe dễ đổ nhất, trọng tâm xe chở thép là thấp nhất nên xe khó đổ nhất.

 

Xem thêm Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định tại đây 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận