Chính tả (Nghe – viết) : Cháu nghe câu chuyện của bà – Tiếng Việt 4

Đang tải...

A – Mục tiêu bài học

       Nghe – viết đúng bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. Biết trình bày đúng, đẹp một bài thơ lục bát. Làm đúng các bài tập có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn: ch / tr; dấu hỏi / dấu ngã.

B. Tìm hiểu nội dung

I – Hướng dẫn nghe – viết

       – Đọc lại bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà, hiểu nội dung bài viết: Thể hiện sự yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

       – Viết đúng các từ ngữ sau: chiều, lạc đường, dẫn đi, lạc, giữa đường, rưng rưng,… Chú ý cách trình bày bài thơ lục bát: Dòng 6 chữ lùi vào 3 ô, dòng 8 chữ lùi vào 1 ô kể từ lề vở vào.

II – Hướng dẫn làm bài tập

1. Nghe – viết: Cháu nghe câu chuyện của bà.

2. a) Điền vào chỗ trống tr hay ch ?

       Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục. Người xưa có câu: ‘Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

       – Ý nghĩa của đoạn văn trên:

       Ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất, là bạn của con người.

       b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

Bình minh hay hoàng hôn?

       Trong phòng triển lãm tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo:

       – Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn.

       – Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn.

       – Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy?

       – Là bởi vì tôi biết họa sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

       Câu chuyện này mang tính khôi hài: Người xem tranh không cần phải suy nghĩ mà nói luôn bức tranh này vẽ cảnh hoàng hôn vì biết rất rõ về người họa sĩ này không bao giờ thức dậy trước lúc bình minh (nên không thể vẽ được cảnh bình minh).

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận