Câu cầu khiến – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Câu cầu khiến ngữ văn lớp 8

Mục đích của bài học giúp học sinh nắm được:

  • Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
  • Chức năng của câu cầu khiến.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến

Câu cầu khiến là những câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, nên, chứ… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến.

Ví dụ:

Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:

  • Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu cầu khiến thường sử dụng các từ cầu khiến:

+ Hãy, đừng, chớ, nên, phải, không, được, đề nghị, yêu cầu… trước vị ngữ của câu.

Ví dụ:

Hãy quên đi mọi lo âu, mẹ nhé!

Đừng buồn phiền quá đỗi về con.

Mẹ chớ đi đi lại lại trên đường

Khoác tấm áo choàng xưa củ nát.

(Ê-xê-nin)

+ Đi, thôi, kều, lên, nào, với, nhé… ở cuối câu.

Ví dụ:

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,

Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn!

(Hồ Chí Minh)

Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ:

  • Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

(Khánh Hoài)

II. Chức năng của câu cầu khiến

Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

Ví dụ:

Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo. Tất cả mọi việc, Đảng phải lo.

(Hồ Chí Minh)

1. Đọc những đoạn trích dẫn trong SGK, trang 30 và trả lời câu hỏi. Những câu cầu khiến trong các đoạn trích là;

a. Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.

b. Đi thôi con

Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cầu khiến là: câu có từ cầu khiến: thôi, đừng… đi (câu ạ), thôi (câu b).

Câu cầu khiến trong những đoạn trích dùng để:

  • Khuyên bảo: thôi đừng lo lắng.
  • Bày tỏ lời đề nghị: Cứ về đi.
  • Thể hiện một mệnh lệnh: Đi thôi con.

2. Đọc những câu dẫn trong SGK, trang 30, 31 và trả lời câu hỏi.

  • Cách đọc câu Mở cửa! trong câu (b) khác với cách đọc câu Mở cửa trong câu (a).
  • Câu Mở cửa! trong câu (b) dùng để yêu cầu, do đó, sẽ được đọc to và nhanh. Câu Mở cửa trong (a) là câu trả lòi (cho câu hỏi), do đó, cách đọc nhẹ và chậm hơn.

Xem thêm Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Đặc điểm hình thức nhận diện câu cầu khiến;
  • Nhận xét về chủ ngữ cho những câu trên: Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào?

Đặc điểm hình thức để nhận biết đó là các câu cầu khiến là: câu có từ cầu khiến:

a) Hãy

b) đi

c) đừng

Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên.

  • Chủ ngữ trong ba câu đều chỉ người đối thoại (người tiếp nhận câu nói), nhưng có điểm khác nhau:

+ Câu (a): vắng chủ ngữ.

+ Câu (b): chủ ngữ là ông giáo – ngôi thứ hai số ít.

+ Câu (c): chủ ngữ là chúng ta – ngôi thứ nhất số nhiều.

  • Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu thay đổi như thế nào.

+ Câu (a): Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. Việc thêm chủ ngữ con không làm thay đổi ý nghĩa của câu mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện cụ thể hơn, lời yêu cầu nhẹ hơn.

+ Câu (b): Hút trước đi. Việc bớt chủ ngữ ông giáo khiến cho lời yêu cầu dường như mạnh hơn và thiếu lịch sự.

+ Câu (c): Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không? Việc thay đổi chủ ngữ chúng ta, các anh đã làm thay đổi ý nghĩa của câu. Chúng ta bao gồm cả người nói và những người tham gia đối thoại, còn các anh không bao gồm người nói, chỉ bao gồm những người tham gia đối thoại.

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Xác định câu cầu khiến trong những đoạn trích trong SGK, trang 32.
  • Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến của những câu đó.

Những câu cầu khiến có trong các đoạn trích:

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

b) – Các em đừng khóc.

c) – Đưa tay cho tôi mau!

  • Cầm lấy tay tôi này!

* Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó:

  • Câu (a) có từ cầu khiến đi, nhưng vắng chủ ngữ.
  • Câu (b) có từ cầu khiến đừng; có chủ ngữ các em, ngôi thứ hai số nhiều.
  • Câu (c) không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến; vắng chủ ngữ.

3. Bài tập này yêu cầu các em so sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu cầu khiến.

  • Câu “Hãy cô ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!” là câu cầu khiến, không có chủ ngữ, biểu lộ thái độ thương cảm, xót thương.
  • Câu “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột” cũng là câu cầu khiến, có chủ ngữ thầy em, khiến cho mức độ cầu khiến nhẹ hơn, tình cảm của người nói đối với người nghe được bộc lộ rõ hơn.

4. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trong SGK, trang 32 nhằm mục đích gì?
  • Giải thích vì sao trong lòi nói với Dế Mèn, Dê Choắt không dùng câu như câu trong SGK, trang 33.

Sở dĩ Dế Choắt nói: Anh đã nghĩ thương… thì em chạy sang (mà không chọn cách nói: Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh! (vì đây lời yêu cầu) hay cách nói: Đào ngay giúp em một cái ngách! (vì đây như một lòi mệnh lệnh bắt buộc phải làm và hết sức khiếm nhã) là vì Dê Choắt tự coi mình là vai dưới, có vị trí thấp hơn so với Dế Mèn và đồng thời, nó cũng phù hợp với tính cách của Dế Choắt: yếu đuối, nhút nhát.
Câu nói của Dế Choắt với Dế Mèn có mục đích cầu khiến, nhưng ý cầu khiến rất nhẹ, thể hiện sự trông cậy, che chỏ ở Dế Mèn.

5. Bài tập này yêu cầu học sinh xem câu: “Đi đi con!” ở trong đoạn trích dẫn ở bài tập trang 33 và câu “Đi thôi con ” trong đoạn trích ở mục I.1 trong SGK, trang 30 có thay thế cho nhau được không? Giải thích lí do. Câu “Đi đi con ” trong đoạn trích dẫn ở trong bài tập trang 33 và câu “Đi thôi con” trong đoạn trích ở mục I.l.b có sự khác nhau. Nếu câu “Đi đi con ” chỉ có ngưòi con đi, thì câu “Đi thôi con ” là cả người con và người mẹ cùng đi. Do đó, hai câu này không thể thay thế được cho nhau vì mục đích giao tiếp và đối tượng được nói đến khác nhau,

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận