Tức cảnh Pác Bó – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Tức cảnh Pác Bó ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Hồ Chí Minh (1890 – 1969) tên gọi thời thiếu niên là Nguyễn Sinh Cung, thời kì đầu hoạt động cách mạng Người lấy ten Nguyễn Ái Quốc.

Hồ Chí Minh là nhà văn lớn, nhà thơ lớn của dân tộc. Người đã đê lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn, phong phú về thể loại và một phong cách nghệ thuật đặc sắc. Sự nghiệp văn chương của Người ở ba lĩnh vực chính: văn chính luận, truyện và kí, thờ ca. Ở mỗi lĩnh vực Người đểu có những đóng góp lớn, song riêng ở lĩnh vực thơ ca lại chiếm một khối lượng lớn và mang giá trị văn chương nổi bật.

Ba tập thơ lớn của Người: “Nhật kí trong tù ” gồm 133 bài thơ. “Thơ Hổ Chí Minh ” (1967) gồm 86 bài thơ và “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh ” (1990) gồm 36 bài.

“Nhật kí trong tù ” là tập thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong những ngày bị chính quyền Tương Giới Thạch giam giữ. Tập thơ vừa mang giá trị nghệ thuật cao, vừa chứa chan tình cảm nhân đạo

Những bài thơ Bác sáng tác trong thòi kì kháng chiến chổng Pháp (Cảnh khuya, Răm tháng giêng, Đi thuyền trên sông Đáy,…) vừa chan chứa tình yêu nước, vừa thể hiện tâm hồn cao đẹp, yêu mến thiên nhiên và một phong thái ung dung lạc quan yêu đời.

Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa phương Đông và phương Tây, giữa cổ điển và hiện đại. Nhiều bài thơ của Người hàm súc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng; Chiều tối, Cảnh chiều hôm (Nhật kí trong tù); Lên núi… “Thơ Người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng không phô diễn mà như cố khép lại đường nét đê cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời ” (Rôgiê Đơnuy – Pháp).

Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản văn hoá quý giá của dân tộc ta, cho thế hệ hôm nay và mai sau.

2. Tác phẩm 

Sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2 – 1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (thuộc Cao Bằng). Bài thơ được Người sáng tác trong thời gian này.

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 29)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Căn cứ vào số câu trong bài, số chữ trong dòng thơ để nhận diện thể thơ. Sau đó, cần chỉ ra những dấu hiệu về hình thức, cụ thể trong bài thơ. Nhớ lại những tác phẩm đã học (ở cả chương trình Ngữ văn 7) để nêu tên một số bài thơ cùng thể.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó ” gồm 4 câu thơ, mỗi câu có 7 chữ. Như vậy, có thể nói bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Vì cách gieo vần: chữ cuối của các câu 1, 2, 3, 4 hoặc 2, 4 phải vần với nhau. Ở bài thơ này, cuối các câu 1, 2, 3, 4 đều gieo vần “ang”: hang, sàng, Đảng, sang.

Về luật bằng – trắc (B – T): chữ thứ hai, thứ tư, thứ sáu ở trong các câu trong bài phải đối thanh:

Sáng ra bờ suối tối vào hang
T B B T T B B
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
T T B B T T B
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
B T B B T T T
Cuộc đời cách mạng thật sang
T B T T T B B

 

Dựa trên những dấu hiệu thể thơ trên đây và thống kê những tác phẩm đã học, có thể kể tên một số bài thơ cũng thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng, Vọng Lư Sơn bộc bố, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư, Bánh trôi nước, cảnh khuya, Nguyên tiêu, Vọng nguyệt.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 29)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ. Muốn nhận xét về giọng điệu của bài thơ cần căn cứ trên những dấu hiệu cụ thể về nội dung và hình thức: Bác viết về vấn đề gì? Cách viết ra sao? Cách ngắt nhịp, gieo vần, tạo âm hưởng như thế nào? Đồng thời, hình thức đó thể hiện tâm trạng gì của người viết? Muốn lí giải được câu hỏi “vì sao”, cần đặt ba từ đó trong bối cảnh cụ thể và hiểu rõ nội dung của nó.

b. Gợi ý trả lời

“Tức cảnh Pác Bó” là một trong những bài thơ tứ tuyệt hay nhất, tiêu biểu nhất thuộc loại cảm hứng trữ tình của Hồ Chủ tịch. Bài thơ hay không phải vì những ngôn từ lấp lánh, hình ảnh ước lệ, cổ điển mang đậm phong vị Đường thi, mà chính là ở những lời thơ dung dị chuyển tải cả tâm thế, tinh thần của thi nhân. Vì thế, bao trùm cả bài thơ là giọng điệu vui tươi, thanh thoát, thể hiện một niềm tin mãnh liệt, sự lạc quan, yêu đời và cả nghị lực phi thường của con người trước thử thách của hoàn cảnh.

Giọng điệu dí dỏm, vui tươi là nét nổi bật trong những thi phẩm của Người. Nhưng để hiểu được cái hay, cái độc đáo của giọng điệu ấy trong bài thơ này cần phải hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ ta mới thấy hết được ý nghĩa của nụ cười hóm hỉnh ấy.

Cuối năm 1940, tình thế cách mạng thế giới có những chuyển biến hết sức mau lẹ, đặt ra nhiều thời cơ mới thúc đẩy phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa, Bác Hồ khi đó đang ở Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) đã quyết định về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Giây phút Bác trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba thật thiêng liêng, xúc động:

Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!

Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người

Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ

Mà đến bây giờ mới tới nơi!

(Theo chân Bác – Tố Hũu)

hay:

Ôi sáng xuân nay, xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về… Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

Pác Bó là nơi Bác dừng chân đầu tiên khi trở lại Tổ quốc thân yêu và hang Pác Bó (thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) được chọn làm nơi Bác làm việc. Điều kiện sống vô cùng khó khăn, gian khổ: chỗ ở là một cái hang nhỏ, ẩm thấp; ăn cũng thiếu thốn kham khổ, phần lớn là cháo bẹ, rau rừng, “phòng làm việc” chỉ là một cái bàn đá tự nhiên, thô ráp. Ây vậy mà, từ trong gian khổ, thiếu thôn ấy lại toát lên một hồn thơ vui tươi, lạc quan, tràn trề tin tưởng.

Với giọng điệu vui tươi ấy, cách kể của Người thật tự nhiên, hóm hỉnh:

Sáng ra bờ suối, tôi vào hang .

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Ba câu thơ ngắn gọn, súc tích, dung dị như lời tâm sự vì cảnh sống và công việc của Bác. Không gian cũng chỉ vẻn vẹn từ suối đến hang, từ hang ra suối; và hành động chỉ hết ra lại vào, vào rồi lại ra. Sự thật trần trụi, và có vẻ tầm thường là thế, tất cả cứ diễn ra đều đặn hàng ngày theo nhịp của thời gian. Cùng với sự ổn định của nhịp thơ 4/3, 2/2/3 đã gợi lên cái đều đặn, khoan thai; đơn giản, quen thuộc mà bền vững, ung dung của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Sự giản dị trong cuộc sống của Bác giữa chốn rừng núi hoang vu không chỉ có thế mà ngay cả những bữa cơm, nơi làm việc cũng đạm bạc, đơn sơ đến nghèo nàn. Bữa cơm hằng ngày chỉ là cháo ngô và măng rừng, thế nhưng lại vui vì sự giàu có và đầy đủ “vẫn sẵn sàng Chỉ có ba chữ ngắn gọn ấy nhưng có nhiều lớp nghĩa mang giá trị biểu đạt, biểu cảm cao. “Vẩn sẵn sàng” nghĩa là những thứ đó luôn luôn sẵn có. Câu thơ nhắc ta liên tưởng đến cuộc sống thanh đạm và cao khiết của Người.

Xưa: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

hoặc: Trúc biếc, nước trong ta sẵn có. (Nguyễn Trãi)

Chỉ với một cách nói, sự thiếu thôn đã chuyển thành phong lưu, giàu có. Xưa chỉ là tượng trưng, nay hoàn toàn là sự thật. Câu thơ thực mà vẫn đầy ý vị.

Nhưng ý vị nhất là ở giọng điệu, ở tinh thần ẩn chứa đằng sau ba chữ “vẫn sẵn sàng” ấy. Dù cuộc sống có thiếu thốn, gian khô nhưng Người vẫn sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng chấp nhận để vươn tới một mục tiêu tối cao: giải phóng dân tộc. Có lẽ, chỉ với mục tiêu tối cao đó với “ham muôn tột bậc” đó, Ngưòi mới có thể ung dung chấp nhận mọi hoàn cảnh, dù là gian khổ, hiểm nguy. Câu thơ tả thực mà toát lên ý chí, tinh thần của một con ngưòi coi thường gian khổ.

Nếu những câu thơ đầu, niềm vui, niềm lạc quan, tự hào còn ẩn chứa bên trong thì đến câu thơ kết, nó đã hiển hiện rõ ràng qua từ ngữ, tiết tấu và âm hưởng. Ý thơ tăng tiến dần, cái nghèo đã biến thành cái phong lưu, giàu có, Bác khẳng định:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Nếu điểm sáng của hai câu thơ đầu là thái độ “vẫn sẵn sàng ” thì sức nặng của bài thơ được dồn vào câu kết, đặc biệt, với cụm từ “thật là sang”. Đây là cách nói rất vui, rất hài hước về cuộc sống khó khăn gian khổ, không gian sống, từ suối lại vào hang không hề tù túng chật hẹp mà vẫn phóng khoáng, rộng mở, giúp Người hoà nhập với thiên nhiên. Cuộc sống nghèo nàn, gian khổ nhưng đã được bù lại, tăng lên thành cái sẵn sàng, đầy đủ. Ngay bàn làm việc “chông chênh” ấy cũng vẫn trở thành một cái thế vững chắc của tiến trình cách mạng giữa gian nguy. Trong ba từ đầy sắc thái biểu cảm “thật là sang” chứa chất một niềm vui, niềm phấn khỏi, tin tưởng của một con ngưòi sẵn sàng chấp nhận mọi hoàn cảnh để phục vụ cho mục đích cách mạng cao cả: giải phóng dân tộc. Đối với Ngưòi, cuộc sông dù có gian khổ, nguy hiểm đên mấy, nếu được chiến đấu vì dân tộc, vì đồng bào thì cuộc sống ấy vân “sang” lắm, ý nghĩa lắm.

Chỉ với cách nói hài hước, vui đùa nhưng đã toát lên một tinh thần lạc quan, yêu đời; một ý chí kiên cường, bất khuất vượt lên trên mọi thử thách của cuộc đời cách mạng đầy hiểm nguy. Bài thơ bừng sáng vì chất thơ thấm trong từng câu chữ, hình ảnh và cũng vì chất thép trong tâm hồn vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 29)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ lại bài thơ và tham khảo bài “Côn Sơn ca ” của Nguyễn Trãi, trong sách Ngữ văn 7, tập một. “Thú lâm tuyền” được nhắc đến trong hai bài thơ có nội dung gì giống và khác nhau? Hãy chú ý đến hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ này và những thông tin về hai tác giả sẽ thấy nét khác biệt rất rõ trong nội dung, tâm trạng ở hai bài thơ đó.

b. Gợi ý trả lời

“Tức cảnh Pác Bó ” là câu chuyện, là những lời tâm sự hài hước của Hồ Chủ tịch về cuộc sống, nơi rừng núi tỉnh Cao Bằng. Cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn vật chất mà vẫn phong lưu, đầy đủ về tinh thần ấy khiến ta dễ dàng liên tưởng đến “thú lâm tuyền” của ngưòi xưa.

Nguyễn Trãi đã từng viết về những ngày tháng ở ẩn của mình nơi núi rừng Côn Sơn:

Côn Sơn suôi chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đả như ngồi đệm êm.

Trong rừng thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Cả hai bài thơ đều vẽ lên hình ảnh của hai thi sĩ với “vẻ ung dung, tự do, tự tại giữa chốn rừng núi nên thơ”. Một cuộc sống chan hoà giữa sự đãi ngộ của thiên nhiên bằng núi, rừng, cây lá, suối trong. Và hai thi sĩ ấy dù cách xa nhau gần 5 thế kỉ nhưng vẫn gặp gỡ ở phong thái ung dung, lạc quan, và trên hết là tinh thần, ý chí của con người không bao giờ khuất phục trước hoàn cảnh khó khăn.

Nhưng dù có những điểm tương đồng, ở hai bài thơ vẫn có sự khác biệt rất rõ từ thi liệu đến tâm thế của nhà thơ. vẫn là “thú lâm tuyền” với suối, rừng, thông, trúc, nhưng thiên nhiên đã được thi vị hoá đến thơ mộng, huyền ảo. Còn Hồ Chí Minh vẫn mang vào thơ cái thi liệu chân thật đến trần trụi. Đó là cách nhìn nhận của một con người sẵn sàng đốỉ mặt với kỊió khăn, sẵn sàng vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn ấy.

Nguyễn Trãi đời xưa vì “bất đắc chí”, chán ngán với cảnh bon chen lợi lộc chốn quan trường nên lánh đời, ở ẩn, trở về với “thú lâm tuyền” như là một lối thoát, một cách xử thế trong lẽ “xuất xứ hành tàng”. Còn Hồ Chí Minh về với núi rừng Pác Bó là do “bất đắc dĩ” trước hoàn cảnh khó khăn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Vì thế, đây không phải là tâm thế nhàn nhã của một ẩn sĩ mà là cái ung dung, tự tại của một vị lãnh tụ. Giữa cái khơáng đạt của không gian rừng núi, Nguyễn Trãi “ngâm thơ nhàn” còn vị lãnh tụ kính yêu của chúng tạ lại miệt mài “dịch sử Đảng ”, chuẩn bị về mặt tư tưởng, lí luận cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước. Chính vì thế, trong cái ung dung khoan thai của Người ẩn chứa không khí khẩn trương, mau lẹ của cuộc kháng chiến.

Chế Lan Viên đã từng viết: “Trong khung cảnh hang suối ấy, người xưa san thi, định kinh, kỉnh dịch chấm son mài”… và ngày nay, Bác ngồi dịch sử Đảng. Nhưng khác nhau một tròi một vực.

Thơ Bác gặp gỡ thơ Nguyễn Trãi ở tình yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây, hoa lá, ở niềm vui chan hoà với núi rừng, cảnh vật. Song trong thơ Bác, điểm nổi bật khác với người xưa là phong thái ung dung, niềm lạc quan yêu đời mang cốt cách của người chiến , sĩ cách mạng. Vì vậy, thơ Bác luôn là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.

Xem thêm Câu cầu khiến – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Để hiểu thêm tư thế ung dung, tự tại, niềm lạc quan, yêu đời và tinh thần thép của Bác trong bài thơ này, xin trích dẫn bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nơi ở và điều kiện sinh hoạt làm việc của Bác khi mới về nước:

“Nơi ở đầu tiên của Bác tại Pác Bó tuy ẩm lạnh nhưng vẫn là nơi tốt nhất. Địa điểm thứ hai là một hốc núi nhỏ ở rất cao và sâu trong rừng, bên ngoài chỉ rấp ít cành lau. Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người (…). Sức khoẻ của Bác có phần giảm sút. Bác sốt rét luôn. Thuốc men gần như không có gì ngoài ít lá rừng lấy về sắc uống theo cách chữa bệnh của đồng bào địa phương. Thức ăn cũng rất thiếu (…). Có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán Trắng, gạo cũng không có, Bác cũng như các anh khác phải ăn toàn cháo bẹ hàng tháng ròng. Ở bất cứ hoàn cảnh sinh hoạt nào, tôi cũng thấy Bác thích nghi một cách rất tự nhiên. Chẳng hiểu Bác được rèn luyện từ bao giờ, như thế nào, mà mọi biến cố đều không mảy may chuyển lay được…”.

2. Điều kiện sông gian khổ, khắc nghiệt vẫn không làm giảm niềm vui, lạc quan, chất hài trong tâm hồn nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Người có lần đã viết về cảnh rừng núi Pác Bó trong bài “Pác Bó hùng vĩ ” như sau:

Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là

Đây suối Lê-nin, kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận