Cảm thụ đoạn trích trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ – Văn 8

Đang tải...

Đọc phần đoạn thơ trích trong Nhớ rừng của Thế Lữ :

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

[…] Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ !

Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,

Nơi ta không còn được thấy bao giờ !

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !

1. Nêu nội dung của đoạn thơ 1 (10 câu)

Nêu nội dung của đoạn thơ 2 (8 câu).

2. Tuy đều là diễn tả nỗi nhớ rừng, nhưng ở hai đoạn thơ, nỗi nhớ của chúa sơn lâm có các sắc thái tình cảm, các mức độ khác nhau. Nêu và lí giải sự khác nhau đó.

3. Nếu ở đoạn thơ 1, Thế Lữ đã vẽ lên một bộ tranh tứ bình về cảnh rừng bằng ngôn ngữ tài hoa của mình thì các cảnh đó hiện ra như thế nào, bằng các biện pháp nghệ thuật nào ?

4. Có người cho rằng đoạn thơ 2 đã nói với bạn đọc rằng con hổ tuy vẫn bị giam cầm, nhưng nó không hề tuyệt vọng, nó đang chiến thắng.

Theo em, nhận xét đó có phi lí không ? Ý kiến của em thế nào ?

5. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng kết hợp một cách có hiệu quả trong hai đoạn thơ trên.

A. Biểu cảm, miêu tả

B. Tự sự, miêu tả

C. Biểu cảm, tự sự, lập luận

D. Biểu cảm, miêu tả, lập luận.

6. Nhờ biện pháp nghệ thuật nhân hoá, con hổ có suy nghĩ, tình cảm của con n^ười. Vậy đó là con người như thế nào ?

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận