Cảm thụ đoạn báo của tác giả Dương Huyền trên báo Hà Nội mới năm 2003

Đang tải...

Cho văn bản sau :

Cách Hà Nội hơn 200 ki-lô-mét, hồ Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn là một địa danh nổi tiếng. Với diện tích 500 hécta mặt nước hồ, đây được ví như “biển ở trên rừng”. Hồ Ba Bể tự thân nó đã mang trên mình những câu chuyện huyền thoại, hấp dẫn khách du lịch. Thế nhưng do một khó khăn nào đó, mà đến nay nơi này vẫn là một vùng “trắng” du lịch. Từ hiệu sách ở thị xã Bắc Kạn đến quanh các dịch vụ bên hồ, chẳng tìm đâu ra một tài liệu về hồ Ba Bể… Nhìn mặt nước hồ xanh biếc kéo dài hơn 8 ki-lô-mét, trên bờ hồ ngăn ngắt một màu xanh cây cối của dải rừng nguyên sinh mà thấy tiếc cho những chuyến du lịch sinh thái…

Hồ Ba Bể gồm ba hồ lớn nối liền nhau. Chiều rộng trung bình là 1 ki-lô-mét, nơi rộng nhất tới 3 ki-lô-mét. Độ sâu của hồ là 30 mét, sâu nhất tới 35 mét. Trong lòng hồ có 49 loài tôm, cá đang sinh sống, trong đó có tới 10 loài quý hiếm ! Đặc biệt là loài cá cóc. Thảm thực vật cực kì phong phú với 138 họ cây. Có nhiều cây hàng trăm năm tuổi. Ở đây, hiện còn có loài trúc hiếm quý. Giữa lòng hồ số một nổi lên một hòn đảo nhỏ tên gọi là Pò Giả Mải (đảo Bà Goá). Đây chính là tâm điểm của câu chuyện huyền thoại về sự tích hồ Ba Bể. Chuyện kể rằng : ngày xưa, khi vùng này còn là một mảnh đất trù phú, dân cư đông đúc, chẳng hiểu dân làng đã phạm phải điều cấm kị gì mà một ngày kia Ngọc Hoàng nổi giận, quyết định giáng tội. Trên thiên đình, một vị Tiên giàu lòng nhân hậu, khi biết chuyện, động lòng thương dân làng lén trốn xuống trần gian báo tin. Tới nơi, để thử lòng dân làng, vị Tiên giả làm một kẻ ăn mày lam lũ, rách rưới, đến gõ cửa từng nhà xin ăn. Không những không cho ăn, mọi nhà còn ra sức xua đuổi. Đến ngôi nhà cuối cùng ở rìa làng – một căn nhà bé nhỏ, lụp xụp – là nơi tá túc của hai mẹ con người đàn bà goá nghèo khổ nhất làng. Vì người mẹ luôn đau ốm, đứa con còn nhỏ nên trong nhà hai mẹ con quanh năm thiếu ăn. Khi người ăn mày (vị Tiên giả dạng) đến nhà hai mẹ con bà goá, họ đã nhường miếng cơm, mẩu sắn cuối cùng của mình cho ăn. Cảm động trước tấm lòng của hai mẹ con, vị Tiên đã báo tin cho biết về tai hoạ sắp tới và dặn họ đem tro bếp rắc quanh nhà sẽ được bình yên, rồi biến mất. Hai mẹ con đem tin này báo cho dân làng, chẳng ai tin họ, còn buông lời chế giễu. Mấy ngày sau, sấm chớp dông bão nổi lên. Mưa như trút nước, cả vùng bị nhấn chìm trong biển nước mênh mông. Duy nhất túp lều của hai mẹ con bà goá nước càng dâng đến đâu, vườn cao đến đấy. Cho tới tận bây giờ hòn đảo vẫn đó, nhỏ nhoi trước mênh mông biển nước, như ngôi nhà bé tẹo của mẹ con bà goá thuở nào…

Đã có người dự báo với mức độ khai thác tự do, bừa bãi, không có tổ chức như hiện nay, mà lại không đầu tư hợp lí cho việc bảo vệ hồ, thì chỉ 90 năm sau, hồ Ba Bể sẽ biến mất vì đất và rác. Nếu cứ để những danh thắng có tiềm năng ở nước ta trong tình trạng như hồ Ba Bể, thì quả là một sự lãng phí lớn.

(Theo Dương Huyền, báo Hà Nội mới, 7-9-2003)

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Lập luận

D. Thuyết minh

E. Miêu tả

G. Không phải A, B, c, D, E.

2. Chọn, đặt đầu đề cho văn bản sao cho đúng và hay

A. Hồ Ba Bể

B. Cấp cứu hồ Ba Bể

C. Tiềm năng du lịch tỉnh Bắc Kạn

D. Một sự lãng phí lớn

E. Hồ Ba Bể – “nàng công chúa ngủ trong rừng”.

3. Những tri thức nào chứng tỏ cho phương thức thuyết minh ? Những chi tiết nào chứng tỏ cho phương thức tự sự ? Phương thức nào là chính ? Tại sao ?.

4. Vậy muốn làm văn thuyết minh hay, cần chú ý những gì ? Phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản trên.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận