Bài tập Tuần 15 (Tiếng sáo diều) – Bài Tập Tiếng Việt 4 tập một trang 98

Đang tải...

TUẦN 15

Tập đọc

Cánh diều tuổi thơ

1. Đánh dấu x vào […]  trước ý trả lời đúng.

a. Cánh diều tuổi thơ được tác giả so sánh với :

[…]  cánh bướm mềm mại 

[…]  nàng tiên áo xanh. 

[…]  những vì sao.

b. Tác giả muốn nói điều gì qua câu văn “Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi” ?

[…]  Tình thương mến bè bạn, tình yêu cuộc sống.

[…]  Nỗi nhớ một tuổi thơ rong chơi.

[…]  Ước mơ, khát vọng tuổi thơ.

2. Tìm những câu văn trong bài miêu tả :

a. Dáng vẻ của cánh diều :…………………………………………………………………………..

b. Âm thanh tiếng sáo diều :………………………………………………………………………….

c. Không gian nơi cánh diều bay lượn :………………………………………………………….

3. Theo em, bài Cánh diều tuổi thơ nói về :

………………………………………………………………………………………………………..

Chính tả

1. Đánh dấu x vào […]  trước ý trả lời đúng và viết đúng chính tả.

a. Áo đơn áo kép. Đứng nép bờ ao (Là cây gì ?)

[…]  chuối                         

[…]   cau     

[…] truối

b.

Thuở bé em có hai sừng

Đến tuổi nửa chừng, mặt đẹp như hoa

Ngoài hai mươi tuổi đã già

Quá ba mươi tuổi, mọc ra hai sừng  

(Là    gì ?)

[…]  Mặt Trăng         

[…]  Mặt Trời     

[…]    con trâu

c.

Ruột dài từ mũi đến chân

Mũi mòn ruột cũng mòn dần đúng phân               

 (Là cái gì ?)

[…]  bút trì 

[…]  bút chì                                   

[…]   viên phấn

d.

Thịt da nhẹ xốp / Mùa đông mới ra

Gan ruột trắng ngà / Mùa hè ẩn kín (Là cái gì ?)

[…]  chăn 

[…]  trăn                                             

[…]  quạt

2. Tìm tiếng chứa thanh hỏi hay thanh ngã điền  vào chỗ trống.

          Lạ lắm, thấy người nhà đi xa về bao giờ chó……………….. đuôi mừng        cuống quýt. Nào có ai cho cái gì đâu ? Tôi chưa thấy ai  đi đâu lại………… đến chuyện đem quà cho chó bao giờ.

           Đêm, dù rét mấy nó cũng ra……………….. nằm. Chẳng bao giờ nó “chào” nhầm đã đành. Nhưng cũng chưa bao giờ nó  …. sai. Nhà có con mèo. Người ta nói………… nhau như chó với mèo”. Trong cuộc………………….. nhau thường thường là chó thắng. Nhưng tôi chưa thấy Vện gây sự với mèo lần nào.

(Theo Duy Khán)

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi

1. Ghép tên trò chơi với những bức tranh phù hợp. (Rồng rắn lên mây, đấu vật, đánh đu, kéo co, chơi chuyền, nu na nu nống)

Bài tập tiếng việt tuần 15 lớp 4

Bài tập tiếng việt tuần 15 lớp 4

2. Điền vào chỗ trống đúng tên đồ chơi, trò chơi.

a. Hai người đứng đối diện, mỗi người cầm hai đoạn tre, một ngắn, một dài. Đào một hố nhỏ, đặt đoạn tre ngắn trên miệng hố, iấy đoạn tre dài hất đoạn tre ngắn lên cao. Hồi đánh thật mạnh ra xa. Nếu người kia bắt được, sẽ vào chơi thay.

…………………………………………………………………………………………………………

b. Con quay bằng gỗ hay sừng, hình nón, có chân. Dùng một sợi dây quấn từ dưới lên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít.Con quay của ai quay lâu nhất thì thắng cuộc.

…………………………………………………………………………………………………………

c. Đồ chơi làm bằng một khung tre dán giấy kín, buộc dây dài, khi cầm dây kéo ngược chiều gió thì bay lên cao.

………………………………………………………………………………………………………… 

d. Đồ chơi gồm một đế nhỏ hình tròn, trên mặt cắm lông chim hoặc túm giấy mỏng… dùng để đá chuyền qua lại cho nhau.

…………………………………………………………………………………………………………

3. Gạch chân những từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của người tham gia trò chơi trong đoạn văn sau :

           Ở bãi cỏ, trò đá bóng diễn ra hấp dẫn, sôi nổi. Bên cột gôn rộng, thủ thành đang đứng lom khom, mặt mày nhễ nhại mồ hôi và cặp mắt nhìn theo trái banh một cách chăm chú, căng thẳng. Những cầu thủ nhí chạy trên sân không biết mệt mỏi. Ai cũng tập trung như đang tham gia một trận đấu chuyên nghiệp. Xung quanh đó khán giả cũng cổ vũ rất nhiệt tình : “Hiếu cố lên / Thắng cố lên”.

Tập đọc

Tuổi Ngựa

1. Đánh dấu x vào […] trước ý trả lời đúng.

a. Ngựa con đã gặp những gì trên hành trình rong chơi của mình ?

[…] Những ngọn gió từ khắp các vùng miền.

[…] Những con sông, triền núi, cánh rừng, cánh đồng hoa.

[…] Những cánh đồng hoa cúc dại.

b. Bài thơ Tuổi Ngựa cho thấy em bé là người như thế nào ?

[…] Giàu trí tưởng tượng, thích khám phá.

[…] Tình cảm, yêu thương mẹ.

[…] Thích tự lập.

2. Chọn và miêu tả những hình ảnh em thích trong hành trình rong chơi tưởng tượng của em bé tuổi Ngựa.

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Tập làm văn

Luyện tập miêu tả đồ vật

1. Đọc bài văn và thực hiện yêu cầu sau :

Con búp bê của mẹ tôi

        Một buổi sáng, tôi thức dậy, dụi mắt nhìn, ô kìa, bên cạnh tôi là một con búp bê bằng vải nhồi bông được may rất khéo. Tôi ôm món quà bất ngờ của mẹ lên ngắm nghía.

        Đó là một con búp bê được làm từ lụa tơ tằm mềm, mịn. Nó có cái đầu tròn như quả bóng nhỏ. Nửa phía sau là mái tóc được sơn đen. Nửa trước là khuôn mặt được vẽ một cách tỉ mỉ. Dôi mắt tròn to dưới cặp chân mày cong xinh đẹp. Chiếc mũi chỉ là một nét vẽ nhẹ nhàng, còn chiếc miệng là cặp môi hồng tươi xinh xắn. Hai tay nó dang ra như đòi bế. Búp bê diện một chiếc áo đầm nhỏ xíu, cài khuy bấm phía sau lưng.

       Tôi băn khoăn, suy nghĩ tìm một cái tên thật đẹp để đặt cho búp bê. Tôi âu yếm hôn lên má búp bê và kể cho búp bê nghe chuyện ở trường. Tối tối, tôi ru búp bê ngủ và chia một phần giường của tôi.

       Đối với tôi, búp bê không chỉ là một đồ chơi. Búp bê là một người bạn thực sự, chia sẻ với tôi mọi buồn vui trong cuộc sống.

a. Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên.

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

b. Ở phần thân bài, con búp bê được miêu tả heo trình tự nào ?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

c. Lời kể xen lẫn với lời miêu tả trong bài, nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ dành cho búp bê ?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Lập dàn ý cho bài văn Tả chiếc quạt điện nhà em bằng cách trả lời những câu hỏi.

a. Mở bài :

Chiếc quạt điện nhà em có từ khi nào ? Ai mua ?

…………………………………………………………………………………………………………

b. Thân bài :

– Quạt của hãng sản xuất nào ? Kiểu dáng như thế nào ?

+ Hãng sản xuất :………………………………………………………………….

+ Kiểu dáng :…………………………………………………………………………  

– Cấu tạo của quạt như thế nào ?

+ Cánh quạt :……………………………………………………………………………..

+ Lồng quạt : ……………………………………………………………………………..

+ Trục quạt : ……………………………………………………………………………..

+ Hàng nút điều chỉnh :………………………………………………………………..

+ Đế quạt :…………………………………………………………………………………

– Quạt hoạt động như thế nào ?

…………………………………………………………………………………………………………

c. Kết bài :

Tình cảm của em đối với chiếc quạt điện như thế nào ?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Luyện từ và câu

Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

1. Khoanh vào chữ cái trước câu hỏi thể hiện sự lễ phép, lịch sự.

a.1. Bác ơi, bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ ?
a.2. Bưu điện ởđâu thế ?
a.3. Bác có biết đường đến bưu điện không ?
b.1. Ốm à ?
b.2. Bà ơi, bà ốm à ?
b.3. Bà ốm à ?
C.1. Bút này mượn được chứ ?
C.2. Mai ơi, tớ mượn bút của cậu được không ?
C.3. Mượn bút tí được không ?

2. Trong mỗi tình huống, em hãy đặt câu hỏi thể hiện phép lịch sự.

a. Em muốn xin phép mẹ đi chơi một lát.

………………………………………………………………………………………………………………………

b. Em hỏi bác đưa thư xem nhà em có thư không.

………………………………………………………………………………………………………………………

Tập làm văn

Quan sát đồ vật

1. Lập dàn ý cho bài văn sau :

       Ba đi công tác về, quà cho em là một con lật đật.

              Con lật đật to ơi là to, tròn ơi là tròn, trông thật giống “con số 8″. Cái đầu tròn xoe như quả cam sành. Lật đật có hàng mi cong vút và đôi mắt đen láy tròn xoe. Dường như nó không bao giờ ngủ, đêm nào củng thức canh giấc ngủ của em. Cái miệng lật đật đỏ tươi, chúm chím cười. Dôi má hồng hồng phúng phình thơm tho, “thơm hơn cả Nhím cơ đấy”     – mẹ vẫn trêu vậy. Cái bụng lật đật tròn tròn, lắc lư tạo nên những   tiếng “kính… coong… kính… coong”. Điều đặc biệt nhất là lật đật không bao giờ ngã. Dù bị co kéo, xô đẩy… thế nào thì sau đó nó vẫn bật dậy ngay lập tức với nụ cười trên môi, không bao giờ trách móc điều gì.

             Lật đật như một người bạn nhắc nhở em luôn cười và vững vàng trước mọi thử thách. “Kính… coong… kính… coong”, lời nhắc nhở của lật đật theo em vào cả trong những giấc mơ.

a. Mở bài :

………………………………………………………………………………………………………………………

b. Thân bài :

– Tả bao quát :

………………………………………………………………………………………………………………………

– Tả từng bộ phận :

+ Đầu : ………………….

+ Mắt : ………………….

+ Miệng : ………………

+ Má : ………….

+ Bụng : ………

+ Hoạt động :

c. Kết bài 

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

2. Chọn một đồ chơi và ghi các đặc điểm của vật mà em quan sát.

Xem thêm : Bài tập Tuần 16  (Tiếng sáo diều) – Bài Tập Tiếng Việt 4 tập một trang 105 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận