Bài tập Tuần 14 (Tiếng sáo diều) – Bài Tập Tiếng Việt 4 tập một trang 92

Đang tải...

TUẦN 14.

Tập đọc

Chú Đất Nung

1. Đánh dấu x vào [….] trước ý trả lời đúng.

a. Tại sao chàng kị sĩ bằng bột không hài lòng với chú bé Đất ?

[….] Vì chú bé Đất vụng về, không biết nói chuyện.

[….] Vì chú bé Đất làm bẩn hết quấn áo đẹp của chàng ta.

[….] Vì chú bé Đất làm chàng ta khó chịu.

b. Câu nói của bác Hòn Rấm khiến chú bé Đất quyết định nung mình :

[….] Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà !

[….] Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

[….] Nào, nung thì nung !

2. Các chi tiết cho thấy sự thay đổi tính cách của chú Đất Nung :

a. Ban đầu :

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

b. Sau đó :

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Chính tả

1. Gạch chân những từ viết sai chính tả trong đoạn văn.

     Cuối vụ gặt. Nước lấp sấp, đổng chiều trơ gốc rạ. Thỉnh thoảng xót lại một vài đám ruộng nhà ai đó chưa gặt, lúa trĩu bông vàng xuộm. Muồm muỗm, cào cào, châu chấu nhiều vô kể, đậu súm xít hai bên bờ cỏ, có con soè áo khoác xanh, áo cánh đỏ làm dáng. Bước chân trâu đánh động những xinh vật nhỏ nhoi của cánh đồng bay rào rào lên thành muôn nghìn chẩm nhỏ trên không trung.

2. Chọn từ viết sai chính tả, đánh dấu x vào ô [….]

a. [….] trái đất [….] bảo vật [….] giất mơ [….] giờ giấc
b. [….] gió bấc [….] phảng phấc [….] cung bậc [….] cấc giấu
c. [….] nất thang [….] bí mật [….] bệnh tật [….] ngây ngấc

Luyện từ và câu

Luyện tập về câu hỏi

1. Gạch chân từ nghi vấn trong các câu hỏi.

a. Cu Chắt có những đồ chơi gì ?

b. Những đồ chơi của cu Chắt khác nhau như thế nào ?

c. Ai đã bảo chú bé Đất là người nhút nhát ?

d. Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung ?

2. Thay các từ in đậm bằng từ nghi vấn để chuyển câu kể thành câu hỏi.

a. Cây đậu biếc leo khắp bức tường.

………………………………………………………………………………………………………….

b. Cô gái cất giọng hát khe khẽ.

………………………………………………………………………………………………………….

c. Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc.

………………………………………………………………………………………………………….

3. Đặt câu hỏi cho những từ gạch chân trong các câu trả lời.

Cứ đến dip hè. bố mẹ lại cho em đi chơi biển.

a…………………………………………………………………………………………………..

Hàng dừa rung rinh, nhè nhe cùng gió.

b………………………………………………………………………………………………………

Những con trâu thung thăng gặm cỏ trên cánh đổng bao la.

c…………………………………………………………………………………………………..

Trước cổng trường, các bạn học sinh đang chờ ba mẹ đón.

d…………………………………………………………………………………………………

Tập đọc

Chú Đất Nung (Tiếp theo)

1. Đánh dấu x vào […] trước ý trả lời đúng,

a. Sau khi chú Đất Nung đi, cuộc sống của hai người bột trong lọ thế nào ?

[…] Tự do và thoải mái.

[…] Buồn chán, đơn điệu. 

[…]  Vui vẻ, thú vị.

b. Chú Đất Nung tỏ ra tự hào trước hai người bạn, vì :

[…] đã có công cứu hai người bạn từng có lúc dè bỉu, chê trách chú.

[…] đã rộng lượng, không chấp nhặt chuyện cũ.

[…] dã từng được nung qua lửa, có thể phơi nắng, phơi mưa hàng đời.

c. Chi tiết “hai người bột trong lọ thuỷ tinh” tượng trưng cho điều gì ?

[…] Cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.

[…] Cuộc sống được bao bọc, thiếu xông pha, dạn dày sương gió.

[…] Cuộc sống ngọt ngào, lãng mạn.

2. Hành trình của chú Đất Nung, từ một chú bé nhút nhát thành một người tự tin, dũng cảm cho em bài học gì ?

……………………………………………………………………………………………………

Tập làm văn

Thế nào là miêu tả ?

1. Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu sau :

        Cứ khoảng đầu tháng mười một là gió đông “rục rịch” kéo về. Gió thổi qua cánh đồng lúa vàng. Lúa nghiêng vào nhau như để tạo hơi ấm chống lại cái rét mùa đông.

         Gió thôi qua khu vườn, xào xạc lá khô, như tiếng bước chân mùa đông đang lướt đi vội vã. Gió đông cuốn những chiếc lá vàng còn cuộn trên cây, tạo thành cơn mưa lá thật đẹp.

         Những chiếc lá vàng uốn lượn trước khi đáp nhẹ xuống đất mẹ, dịu dàng như tà áo thiếu nữ trong tranh…

          Những bông hoa bàng bay trắng trời như những bông hoa tuyết cùng cánh chim vỗ canh trú đông…  (Theo Nguyễn Thanh Duy)

1a. Gạch chân các sự vật được miêu tả trong đoạn văn.

a. gió đông

b. tranh tố nữ                           

c. những chiếc lá

d. lúa

e. hoa tuyết                  

g. những bông hoa bàng

1 b. Gạch chân các giác quan được sử dụng khi quan sát các sự vật.

a. thính giác

b. vị giác

c. khứu .giác

d. xúc giác

e. thị giác

2. Ghi vào bảng các nội dung miêu tả trong bài văn trên.


Luyện từ và câu

Dùng câu hỏi vào mục đích khác

1. Xếp các câu hỏi sau vào bảng cho phù hợp.

a. Có phải hai người là anh em sinh đôi ?

b. Cậu có thể chăm chỉ hơn được không ?

c. Sao bạn vẽ đẹp thế ?

d. Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

e. Cậu bẻ cành cây thế này thì cây lớn làm sao được ?

g. Cậu bớt phàn nàn đi được không ?

h. Cô ấy có phải là giáo viên chủ nhiệm của lớp 4/6 không ?

Bài tập tiếng việt tuần 14 lớp 4

2. Dùng hình thức câu hỏi để nói trong các tình huống sau :

a. Một nhóm bạn sau khi liên hoan quên thu gom rác trên bãi cỏ. Em đề nghị các bạn dọn dẹp vệ sinh.

………………………………………………………………………………………………………………..

b. Trong lúc nóng giận, em đã nói những lời không hay, làm bạn thân của em giận. Em tự trách mình.

………………………………………………………………………………………………………………..

c. Em bắt gặp một bạn đang dùng dao khắc tên mình lên bàn. Em tỏ thái độ không đồng tình.

………………………………………………………………………………………………………………..

d. Bạn em có năng khiếu hát nhưng lại chọn lớp học vẽ. Em khuyên bạn nên lựa chọn lớp học hát.

………………………………………………………………………………………………………………..

Tập làm văn

Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật

1. Đọc bài văn và thực hiện yêu cầu sau :

          Cái ra-đi-ô của ông tôi cũ lắm rồi. Nó hình chữ nhật, to chừng bằng quả dưa hấu. Cái vỏ của nó được sơn màu đen, nhiều chỗ xây XƯỚC để lộ ra lớp thép cứng màu bạc xỉn. Hai bên mặt trước có tấm lưới thép che hai cái loa nhỏ bằng nắm tay. Đây chính là nơi âm thanh phát ra với muôn ngàn cung bậc khác nhau : giọng sang sảng của người dẫn chương trình thời sự, những bản nhạc êm dịu hay sôi nổi, tươi vui… Ở chính giữa mặt trước, trên cùng có bảng ghi các kênh để tiện cho việc dò tìm chương trình, phía dưới còn có dòng chữ nổi ghi tên hãng sản xuất Hi-ta-chi. Mặt sau của đài có gắn ăng-ten thu phát sóng, có thể điều chỉnh ngắn dài, trông như hai cái râu kiến khổng lồ vểnh lên. Những nút điều khiển mạ ¡-nốc sáng bóng nằm ở phía trên, mỗi khi bấm lại kêu lách tách rất vui tai.

a. Tìm câu văn tả bao quát chiếc đài của ông.

………………………………………………………………………………………………………………..

b. Tìm những chi tiết miêu tả chiếc đài.

+ Hình dáng :……………………………………………………………………………………………….   

+ Vỏ :………………………………………………………………………………………………………..

+ Mặt trước :……………………………………………………………………………………………….            

+ Mặt sau :………………………………………………………………….

+ Phía trên : ………………………………………………………………………………………………..

2. Viết phần mở bài và phần kết bài cho bài văn trên.

– Mở bài :

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

Kết bài :

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

Xem thêm : Bài tập Tuần 15 (Tiếng sáo diều) – Bài Tập Tiếng Việt 4 tập một trang 98 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận