Bài tập Tuần 10 (Ôn tập giữa HK I) – Bài Tập Tiếng Việt 4 tập một trang 66

Đang tải...

TUẦN 10

ỒN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Đề 1

1. Điền thông tin còn thiếu vể những bài Tập đọc đã học vào bảng

Bài tập tiếng việt tuần 10 lớp 4

2. Gạch chân tên riêng viết sai quy tắc trong mỗi dòng .

a. Nguyễn Công Hoàng, Phạm Nhật Minh, Đỗ thanh thu, Trần Thị Hạ

b. Cao Lãnh, Bình Dương, Hà nội, cần Thơ

c. Bắc Kinh, Thượng Hải, Băng Cốc, Tô Ki Ô

d. An-đéc-xen, An-đrây-ca, Mao-Trạch-Đông, sếch-xpia

3. Dùng dấu // để phân cách các từ trong đoạn văn.

       Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ.

( Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)

4. Dựa vào bài thơ, hãy kể lại câu chuyện Người làm vườn và các con

Người làm vườn sắp quy tiên

Trong khi hấp hối lặng nhìn các con :

“Sau khi cha khuất đỉnh non

Trong vườn nho đó cha chôn vật gì

Các con hãy cố tìm đi !

Nghề nhà trồng trọt nhiều khi rất cần”

Khi người cha đã từ trần

Các con đào bói đất cằn vườn nho

Ngỡ tìm được của cha cho

Ra công cày xới thăm dò khắp nơi

Bừa đi bừa lại đất tơi

Nho càng xanh tốt bời bời hơn xưa

Công lao động thật chẳng thừa

Tất nhiên nho được một mùa bội thu

Cả nhà từ đó giàu to.                       

( Lép Tôn-xtôi)

Đề 2

1. Nối tên từ ngữ phù hợp với chủ

Bài tập tiếng việt tuần 10 lớp 4

2. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong các trường hợp sau.

a. Thổi cơm, nấu nước, bế em

Mẹ về khen bé : “Cô Tiên xuống trần” (Lê Hồng Thiện)

b. Một nhà hiền triết Nga đã từng nói : “Điểu duy nhất phân biệt con người và động vật là tiếng cười.”

c. Mẹ đì làm rồi, bé bỗng thấy việc “trực nhà” không có gì là nghiêm trọng cả.

(a)………………………………………………………………………………………

(b)…………………………………………………………………………………………………………….

(c)……………………………………………………………………………………….

Đề 3

1. Đọc đoạn văn sau :

      Bên vệ đường sừng sững một cây sồi. Dó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ và đầy sẹo. Với những cánh tay xù xì không cân đối, những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

( Theo Lép Tôn-xtôi)

2. Tìm trong đoạn văn những tiếng có mô hình cấu tạo như sau (mỗi mô hình, tìm 1 tiếng) :

a. Tiếng chỉ có vần và thanh : …………………

b. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh :………………………..

c. Gạch chân các từ láy trong đoạn văn. .

3. Tìm trong đoạn văn :

a. 2 danh từ :……………………………………………………………………………………………….

b. 2 động từ :……………………………………………………………………………………………….

4. Một lần nhận được món quà bất ngờ, em rất ngạc nhiên và xúc động. Hãy kể lại câu chuyện đó.

………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

Đề 4 

1. Đọc bài văn và thực hiện yêu cầu sau :

Rừng tràm Cà Mau

       Không rõ kiến tạo địa chất thế nào mà đất Cà Mau sinh sôi hai loại rừng cây tách bạch, rõ ràng : từ phía bắc sông Đốc đổ lên Rạch Giá, Hà Tiên, bát ngát những dãy rừng tràm, từ phía nam đổ xuống mảnh đất cuối trời rừng đước bao la thẳng đứng.

       Cây tràm có lẽ cùng họ với bạch đàn, khuynh diệp, vỏ tràm trắng mốc, những làng xa dừa nước, người ta bóc vỏ tràm lợp nhà thay lá. Lá tràm xum xuê xanh xám. Những nhà pha chế thuốc miền Nam dùng lá tràm chế tinh dầu khuynh diệp.

       Hoa tràm trắng nhạt màu ngà. Tháng ba, hoa trổ trắng cành như cành hoa ban Tây Bắc, thoảng thơm vị mật, nở rộ vào những tháng mùa khô. Lúc ấy, nhìn bóng cây tràm um tùm, ta có cảm giác màu trắng nhạt của hoa và màu xanh của lá đang đua nhau bành trướng cái sắc của mình. Hoa tràm còn là hoa hấp dẫn loài ong. Mùa nắng đi vào trong rừng, tưởng như ta đang đi trong một làng quê đang mùa kéo mật.

      Gỗ tràm nhẹ và chắc tương tự gỗ bằng lăng. Cây tràm ngã chìm dưới nước nhiều năm, thành “tràm lụt” thì không loại mối, mọt nào gặm nổi.

(Theo Mai Văn Tạo,)

a. Cây tràm sinh sống ở vùng nào nhiều nhất ?

[…] Phía bắc sông Đốc đổ lên Rạch Giá, Hà Tiên.

[…]  Phía nam sông Đốc đổ xuống mảnh đất cuối trời.

[…] Vùng Tây Bắc.

b. Dòng nào kể đúng và đủ các từ láy trong câu “Không rõ kiến tạo địa chất thế nào mà đất Cà Mau sinh sôi hai loại rừng cây tách bạch, rõ ràng : từ phía bắc sông Dốc đổ lên Rạch Giá, Hà Tiên bát ngát những dãy rừng tràm, từ phía nam đổ xuống mảnh đất cuối trời rừng đước bao la thẳng đứng. ”

[…]  Tách bạch, rõ ràng, bát ngát, bao la

[…]  Sinh sôi, tách bạch, rõ ràng, bát ngát

[…]  Kiến tạo, rừng cây, thẳng đứng

c. Từ nào cho thấy rừng tràm rất rộng lớn ?

[…]  bát ngát

[…]  xum xuê                                 

[…] um tùm

d. Dấu ngoặc kép trong câu Cây tràm ngã chìm dưới nước nhiều năm, thành “tràm lụt” thì không loại mối, mọt nào gặm nổi có tác dụng gì ?

[…]  Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.

[…]  Dùng để đánh dấu từ ngữ mượn của người khác.

[…]  Dùng để đánh dấu từ ngữ dùng theo nghĩa đặc biệt.

e. Tiếng ong gồm những bộ phận cấu tạo nào ?

[…]  Chỉ có vần

[…]  Chỉ có vần và thanh

[…]  Chỉ có âm đầu và vần

g. Viết 3 danh từ riêng được nhắc đến trong bài :

……………………………………………………………………………………………………………………..

2. Viết thư cho một nhân vật mà em yêu thích trong truyện mà em đã đọc (hoặc đã học) nói về ước mơ của mình.

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………….. 

Xem thêm : Bài tập Tuần 11 (Có chí thì nên) – Bài Tập Tiếng Việt 4 tập một trang 71 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận