Bài tập chuyên đề Từ loại – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

Từ loại

II – BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO

          1. Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống sau. Thử diễn đạt lại ý nghĩa của các câu đó, không dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết đại từ ngoài tác dụng thay thế còn có tác dụng gì.

          a) Tất cả các quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó,… muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

          b) Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và… thấy trời bẻ tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn… thì oai ghê lắm, vì… mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ.

          2. Đọc đoạn hội thoại sau :

          A – Em để nó lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa ? Anh hứa đi.

          B – Anh xin hứa.  

          a) Tìm các từ dùng để xưng hô (ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai) trong đoạn hội thoại trên.

          b) Viết lại đoạn hội thoại trên bằng cách dùng các từ xưng hô chân thực. Nhận xét cách diễn đạt của hai cách hội thoại.

          3. Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.

          Trong câu trên, em tôi chỉ ngôi thứ mấy ? Đại từ nào có thể thay thế cho em tôi ? Em có nhận xét gì nếu thay em tôi bằng đại từ ?

          4. Qua bài tập 2, 3, cần rút ra kết luận gì về cách dùng các từ xưng hô trong tiếng Việt 7

          5. Điền các đại từ để hỏi vào chỗ trống sau :

          Đại từ dùng để:

          – hỏi về người, sự vật ……………………………………………………………..

          – hỏi về số lượng ……………………………………………………………………

          – hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc ………………………………………..

          6. Chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng đại từ trong các câu sau : .

          a) – Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li cố thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

(Cổng trường mở ra)

          – Ai làm cho bể kia đầy/ Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?

(Ca dao)

          b) – Hắn nghĩ bụng : “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu. ”

(Thạch Sanh)

          – Theo các bạn, hoa cúc có bao nhiêu cánh ?

          – Phật nói thêm : “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm. ”

          7. Hai từ cho sau đây, từ cho nào là quan hệ từ ?

          – Ông cho cháu quyển sách này nhé.

          – Ừ, ông mua cho cháu đấy.

          8. Giải thích ý nghĩa của các quan hệ từ in đậm trong các câu sau :

          – Để tôi nói cho nó một trận.

          – Để tôi nói với nó.

          – Để tôi nói về nó cho mà nghe.

          Đặt các tình huống để sử dụng các câu trên (có thể biến đổi các từ xưng hô trong câu cho phù hợp).

          9. Điền các quan hệ mà các cặp quan hệ từ sau có thể biểu thị.

          Cặp quan hệ từ  :

          nếu… thì…  

          Quan hệ …………………………………………

          vì… nên…   

          Quan hệ …………………………………………

          tuy… nhưng…      

          Quan hệ …………………………………………

          để… thì…    

          Quan hệ …………………………………………

 

          10. Cặp quan hệ từ nếu… thì trong câu sau biểu thị quan hệ gì  Thay cặp quan hệ từ đó bằng một quan hệ từ khác (mà vẫn giữ được quan hệ ý nghĩa trong câu).

          (…) Nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ là kẻ hùng mạnh.

          11. Viết thêm câu vào chỗ trống để chỉ rõ sự khác nhau về ý nghĩa giữa hai câu cho dưới đây :

          a) Cái xe đạp này tốt nhưng đắt…

          b) Cái xe đạp này đắt nhưng tốt…

          12. Chọn các quan hệ từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau :

          a) Chiến lược… sự phát triển của phụ nữ

          b) Tặng quà… trẻ em nghèo vượt khó

          c) Xây dựng nếp sống văn hoá… thanh thiếu niên.

          13. Tìm các lỗi sai về quan hệ từ trong các câu sau. Hãy chữa lại các câu đó cho đúng.

          a) Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến.

          b) Với nghệ thuật so sánh của tấc giả đã làm nổi bật sự hi sinh to lớn của những người mẹ Việt Nam.

          c) Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phong trào nông dân khởi nghĩa.

          d) Qua “Truyện Kiều” kể lại cuộc đời đau khổ của người con gái có tài sắc.

          đ) Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những bài học quý báu.

          14. Trong hai cách diễn đạt sau, cách nào là đúng ? Tại sao ?

          a) Em tôi thông minh và lười.

          b) Em tôi thông minh nhưng lười.

          15. Chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng các cặp quan hệ từ : nếu…    thì…, giá… thì… Cho ví dụ minh hoạ sự khác nhau đó.

 
 
 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận