Bài tập chuyên đề Một số quan hệ trong hệ thống từ vựng – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

MỘT SỐ QUAN HỆ

TRONG HỆ THỐNG TỪ VỰNG

II – BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO

          1. Tìm các từ đồng nghĩa với những từ sau : phi cơ, tàu hoả, sân bay, ngoại quốc, phụ nữ, phu nhân.

          2. Tìm các từ có thể thay thế cho những từ ngữ in đậm trong các câu sau (về cơ bản vẫn giữ nguyên nghĩa của câu):

          – Mời bác xơi nước.

          – Lớp trưởng lớp mình thật tuyệt vời.

          – Nó mới nghĩ ra một chuyện không thể tin được.

          Hãy chỉ ra trường hợp nào các từ được chọn để thay thế là đồng nghĩa với từ in đậm, từ nào không đồng nghĩa với từ in đậm nhưng vẫn thay thế được cho từ đó.

          3. Giải nghĩa các từ sau. Đặt với mỗi từ một câu.

          a) ngoan cường – ngoan cố

          b) tình báo – gián điệp

          c) dự định – âm mưu

          4. Hai cách nói : “Nó đi học chậm 10 phút.” và “Nó đi học muộn 10 phút.” là hai cách nói đồng nghĩa vì chậm và muộn là hai từ đồng nghĩa với nhau.

          Chậm đồng nghĩa với chậm chạp, còn muộn đồng nghĩa với muộn màng. Hãy cho biết : chậm chạpmuộn màng có đồng nghĩa với nhau không. Tại sao ? Tìm các từ đồng nghĩa với : muộn màng, chậm chạp.

          5. Cho hai từ : lạnh, rét.

          Tìm các từ có thể kết hợp được với cả hai từ, các từ chỉ kết hợp được với lạnh, các từ chỉ kết hợp được với rét.

          6. Tìm các từ trái nghĩa trong các cầu sau :

a)

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.

(Ca dao)

 

b)

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí,

Sống, chẳng cúi đầu ; chết, vẫn ung dung,

Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng,

Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.

(Tố Hữu)

 

c)

Gặp em anh nắm cổ tay

Khi xưa em trắng, sao rày em đen.

(Ca dao)

 

d)

Khúc sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

(Ca dao)

 

 

          7. Mộtba trong câu sau có thể coi là trái nghĩa với nhau được không ? Tại sao ?

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

          8. Tìm cách lí giải cho các từ ngữ được coi là trái nghĩa với nhau sau : trời – đất, thần thánh – ma quỷ, voi – chuột.

          9. Tìm các từ trái nghĩa với các từ in đậm trong các cụm từ sau :

          a) người già – rau già

          b) khăn khô – hoa khô

          c) nói thật – hàng thật

          10. Viết một đoạn văn ngắn về các mùa trong năm, có sử dụng các từ trái nghĩa.

          11. Trong các trường hợp sau (đối với các từ in đậm), trường hợp nào thuộc hiện tượng đồng âm, trường hợp nào thuộc hiện tượng nhiều nghĩa ? Tại sao ?

          a) – Mỗi bữa nó ăn 3 bát cơm.

          – Xe này ăn xăng quá.

          b) Con kiến đĩa thịt bò.

          c) Con ruồi đậu mâm xôi đậu.

          d) – Câu

          – Câu thơ

          đ) – Chạy từ nhà đến trường.

          – Chạy tiền.

          12. Cho các câu sau :

(1)

Con cua tám cẳng hai càng.

(2)

Càng về khuya trời càng rét.

(3)

Cơm dẻo canh ngọt.

(4)

Một canh, hai canh lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành.

(Hồ Chí Minh)

 

(5)

Sương in mặt, tuyết pha thân

Sen vàng lãng đãng như gần như xa.

(Nguyễn Du)

 

(6)

Người quốc sắc, kẻ thiên tài

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

(Nguyễn Du)

 

(7)

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

(Nguyễn Du)

 

 

          – Tìm hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm trong các câu trên.

          – Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa vói       hiện tượng đồng âm.

          13. Đặt 3 câu với 3 từ đồng âm : là.

          14. Giải thích ý nghĩa của các từ đồng âm sau và đặt với mỗi từ một câu.

          – hầm (danh từ) – hầm (động từ)

          – kiện (danh từ) – kiện (động từ)

          – cộc (động từ) – cộc (tính từ)

          15. Sưu tầm một số câu văn thơ có sử dụng các từ đồng âm. Giải nghĩa các từ đồng âm đó.

 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận