Bài tập chuyên đề Chuẩn mực sử dụng từ – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ

II – BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO

          1. Tìm lỗi về dùng từ trong các câu sau. Cho biết đó là những lỗi gì và chữa lại các lỗi đó.

          a) Ông linh cảm có điều bất chắc sắp xảy ra.

          b) Sau những ngày làm việc vất vả, mẹ Nam đi ăn dưỡng ở Vũng Tàu.

          c) Trong rừng có rất nhiều muôn thú.

          d) Đã thương thì thương cho chót.

          đ) Đây là một bộ phim trưởng rất hay.

          2. Do hiểu sai nghĩa của từ nên có bạn viết như sau :

          a) Những đôi mắt ngây ngô, trong sáng chăm chú nhìn vào nét phấn của cô giáo.

          b) Con luôn ghi nhớ những điều mẹ dặn trong suốt hành trang của mình.

          c) Muốn có bài văn hay, phải thường xuyên xâm nhập đời sống thực tế của xã hội.

          d) Dưới danh nghĩa phục hồi văn hoá truyền thống, nhiều nơi đã vô tình làm sống lại những thủ tục thời phong kiến.

          đ) Không chịu được gian khổ là yếu điểm duy nhất của anh ta.

          Hãy tìm các từ bị dùng sai nghĩa trong những câu trên. Tìm các từ thích hợp thay thế cho các từ dùng sai đó.

          3. Đặt với mỗi từ sau một câu : ngây ngô, hành trang, xâm nhập, yếu điểm.

          4. Tìm các từ bị dùng sai trong các câu sau và chữa lại các câu đó cho đúng.

          a) Giải được bài tập này, tôi thấy nhẹ nhàng cả người.

          b) Đây là lĩnh vực kinh doanh béo bổ.

          c) Rừng cây rậm rạp, không nhìn thấy một khoảng trống vắng nào.

          5. Từ đẹp có thể kết hợp với những từ ngữ : đẹp kinh khủng, đẹp chết người.

          Các cách kết hợp như thế có được chấp nhận không ?

          6. Chọn từ cho trong ngoặc đơn cho thích hợp :

          a) Nhìn hai cánh tay (cỏm rỏm, gầy còm, còm cõi, rũ rượi) của người phụ nữ, anh thấy động lòng thương.

          b) Ở nơi đây đã từng (diễn biến, diễn ra, trình diễn) những trận quyết chiến chiến lược.

          c) Trước đây tôi qua lại con sông này (thường trực, thường thường, thường xuyên) nên biết rất rõ các luồng lạch của nó.

          d) Đó là những (dẫn chứng, chứng minh, chứng cớ) sinh động vê tình đoàn kết quân dân.

          đ) Các bạn lớp tôi (luân lưu, luân chuyển, luân phiên) trực nhật.

          7. Tìm các từ bị dùng sai trong các câu sau. Chữa lại chúng.

          a) Tên sĩ quan bắt đầu thấy trong con người yếu ớt ấy một nghị lực phi thường.

          b) Mẹ đã đỡ đần con bước đi những bước đầu tiên.

          c) Các bạn nhất trí cười vui vẻ và đua nhau mượn quyển sách ấy.

          d) Anh cứ giữ cái thái độ lạnh lẽo ấy nên mọi người không gần anh là phải.

          đ) Tôi giả vờ không hiểu câu hỏi, tôi nói bơ vơ chỗ ấy chắc còn xa.

          e) Tình hình ở đây rất yên tâm.

 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận