Bài 89: LÁ CỜ – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 2

Đang tải...

Bài 89 Lá cờ để học tốt Tiếng Việt

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc: Đọc đúng, chuẩn xác những tiếng, từ ngữ sau: “chạy ra, sao vàng, ngõ’ ngàng, rực rỡ, bay phấp phới, san sát, bập bềnh”.

2. Hướng dẫn đọc:

Văn bản là một bài văn miêu tả quang cảnh sôi động buổi mít tinh đầu tiên mừng Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945. Giọng đọc phải toát lên không khí náo nức, nhộn nhịp, tưng bừng của ngày hội. Ngừng nghỉ đúng chỗ các dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người và cảnh vật.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó:

– “bót”: đồn nhỏ hay trạm canh gác của binh lính hay cảnh sát dưới chế độ cũ.

– “ngỡ ngàng”: bàng hoàng ngạc nhiên do không ngờ tới.

– “phấp phới”: bay lật qua lật lại trước gió một cách nhẹ nhàng (dùng chỉ những vật hình tấm mỏng).

– “ũ lượt”: thành từng đoàn nối tiếp nhau không ngớt.

– “san sát”: rất nhiều và liền sát vào nhau như không còn có khe hở.

– “bập bềnh”: từ gợi tả dáng chuyển động lên xuống nhấp nhô theo làn sóng, làn gió.

– “mít tinh”: cuộc tụ tập quần chúng đông đảo để biểu thị thái độ chính trị đối YỚi những vấn đề quan trọng.

– “cách mạng tháng Tám”: cuộc cách mạng diễn ra vào tháng 8 năm 1945 giành nền độc lập cho nước Việt Nam.

2. Tìm hiểu bài:

* Câu hỏi 1: Thoạt tiên bạn nhỏ nhìn thấy lá cờ ở đâu?

– Hướng dẫn: Em đọc kĩ phần đối thoại ỏ’ đầu văn bản, tìm xem vị trí của bạn nhỏ thấy lá cò’ ở đâu. Tìm được vị trí ấy, đó chính là câu trả lời.

* Câu hỏi 2: Hình ảnh lá cờ đẹp như thế nào?

– Hướng dẫn: Em đọc tiếp đoạn từ “Tôi thấy rồi” cho đến “mênh mông buổi sáng”, tìm những từ ngữ mô tả vẻ đẹp của lá cờ. Đó chính là nội dung câu trả lời.

– Gợi ý: Hình ảnh lá cờ rất đẹp: “cờ rực rỡ…. buổi sáng”.

* Câu hỏi 3: Cờ đỏ sao vàng mọc lên ỏ’ những nơi nào?

– Hướng dẫn: Em đọc thầm đoạn từ “Cỏ mọc trước cửa” đến “bập bềnh trên sóng”. Tìm xem những vị trí mà lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện. Tìm được những vị trí ấy là em đã có được câu trả lời.

* Câu hỏi 4: Mọi người mang cờ đi đâu?

– Hướng dẫn: Em đọc kĩ câu cuối của bài, suy nghĩ sẽ tìm được câu trả lời.

– Gợi ý: Mọi người mang cờ đi dự “buổi…………. thành công”.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Ghi từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong các tranh ở vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2 trang 64.

1-1: Gợi ý:

Em quan sát kĩ các bức tranh, tìm những dấu hiệu về nghề nghiệp được thể hiện trên trang phục hoặc những cảnh vật xung quanh đế’ xác định nghề nghiệp của họ. Ghi vào vỏ’ bài tập của mình.

1-2: Thực hành:

– Bức tranh 1:         Công nhân.

– Bức tranh 2:         Công an.

– Bức tranh 3:         Nông dân.

– Bức tranh 4:         Bác sĩ.

– Bức tranh 5:         Lái xe.

– Bức tranh 6:         Người bán hàng.

2. Viết thêm một số từ ngữ khác mà em biết.

Mẫu: Thợ may

– Bộ đội thợ điện, giáo viên, kĩ sư, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà doanh nghiệp, diễn viên sân khấu…

3. Gạch dưới những từ nói về phẩm chất của nhân dân Việt Nam:

* Anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết, vui mừng, anh dũng.

4. Đặt một câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 3

– Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.

– Người Việt Nam rất thông minh và sáng tạo.

– Nhân dân ta cần cù, chịu khó đó là một truyền thông quý báu.

– Bác Hồ nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”.

III. CHÍNH TẢ

1. Điền chữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống:

a. – (sen, xen): hoa sen, xen kẽ

    – (sưa, xưa): ngày xưa, say sưa

    – (sử, xử): cư xử, lịch sử

b. – (kín, kiến): con kiến, kín mít

    – (chín, chiến): cơm chín, chiến đấu

    – (tim, tiêm): kim tiêm, trái tim

2. Viết vào chỗ trống những tiếng:

a. Chỉ khác nhau âm đầu “s” hoặc “x”

Mẫu: nước sôi – đĩa xôi, ngôi sao – xao xác.

* Đó là những cặp từ:

– se se lạnh – xe chỉ, sạ lúa – xạ hương, sá gì – phố xá,  dầu sả – xả rác, sương muối – xương gà, sinh nở – xinh đẹp, sơ suất –  xơ mướp…

b. Chỉ khác nhau ở âm giữa vần i hoặc iê

– Lúa chiêm – con chim, tìm kiếm – tiềm năng, biếm họa – bím tóc, kín mít – kiến nghị…

IV. TẬP LÀM VĂN

1. Ghi lời đáp của em trong các trường hợp sau:

a. Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn

Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt”.

– Em đáp: “Thưa cô! Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa ạ!”

b. Em rất tiếc vì mất con chó. Bạn em nói: “Mình chia buồn với bạn”.

– Em đáp: “Cảm ơn cậu đã chia sẻ cùng mình”.

c. Em rất lo khi con mèo nhà em lạc đã hai ngày không về. Bà em an ủi: “Đừng buồn. Có thể ngày mai mèo lại về đấy cháu ạ!”

– Em đáp: “Cháu cảm ơn bà! Cháu cũng hi vọng như thế”.

2. Hãy viết một đoạn văn ngắn 3-4 câu, kể một việc tốt của em (hoặc của bạn em)

– Săn sóc mẹ khi mẹ ốm.

– Cho bạn đi chung áo mưa.

Đoạn văn: Vừa mới ăn cơm xong, mẹ bảo: “Mẹ cảm thấy nhức đầu, mẹ vào nằm đây. Con dọn bát đũa hộ mẹ”. Chỉ mấy phút sau, em đã dọn xong chén bát, rửa ráy sạch sẽ để vào gạc măng giê rồi và với mẹ.

– Mẹ ơi, con lấy dầu đánh gió cho mẹ nhé!

– Ừ, giúp mẹ một tí.

Em lấy lọ dầu gió kim xoa cho mẹ ở trán, ở thái dương, gáy, mũi rồi dùng hai bàn tay đánh gió cho mẹ. Mẹ nhìn em nói:

– Con gái mẹ ngoan lắm! Mẹ cảm ơn con nhiều.

Xem thêm Bài 90: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 2 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận