Bài 41. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ – Giải bài tập SBT Vật Lý 9

Đang tải...

Bài tập vật lý 9 góc tới góc khúc xạ

40-41.9 (SBT, trang 85)

Có một chiếc ca hình trụ, bằng nhựa không trong suốt, gọi ABCD là mặt cắt thẳng đứng của chiếc ca (hình 40-41.3). Một người đặt mắt theo phương BD, nhìn vào trong ca, vừa vặn không thấy được đáy ca. Đổ nước vào trong ca. Người ấy sẽ nhìn thấy gì?

Bài tập vật lý 9 góc tới góc khúc xạ

A. Người ấy vẫn không nhìn thấy đáy ca.

B. Người ấy nhìn thấy một phần của đáy ca.

C. Người ấy nhìn thấy toàn bộ đáy ca.

D. Người ấy còn không nhìn thấy cả một phần dưới của thành bên AB.

Đáp án:

Chọn B. Người ấy nhìn thấy một phần của đáy ca.

40-41.10 (SBT, trang 85)

Có một tia sáng chiếu từ không khí xiên góc vào mặt nước thì:

A. góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.

B. góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.

C. góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.

D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Đáp án:

Chọn C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.

40-41.11 (SBT, trang 85)

Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xuyên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:

A. góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.

B. góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.

C. góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.

D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Đáp án:

Chọn A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.

40-41.12 (SBT, trang 85)

Chiếu một tia sáng từ không khí vào thuỷ tinh, với góc tới bằng 600 thì:

A. góc khúc xạ lớn hơn 60°.

B. góc khúc xạ bằng 60°.

C. góc khúc xạ nhỏ hơn 60°.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Đáp án:

Chọn C. Góc khúc xạ nhỏ hon 60°.

40-41.13 (SBT, trang 85)

Chiếu một tia sáng từ trong nước ra không khí, với góc tới bằng 300 thì:

A. góc khúc xạ lớn hơn 30°.

B. góc khúc xạ bằng 30°.

C. góc khúc xạ nhỏ hơn 30°.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Đáp án:

Chọn A. Góc khúc xạ lớn hơn 30°.

40-41.14 (SBT, trang 86)

Viết chữ “Đ” vào ô đứng trước câu đúng, và chữ “S” vào ô đứng trước câu sai.

a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng chỉ xảy ra tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

b. Có thể nói mặt phẳng tạo bởi tia tới và tia khúc xạ cũng là mặt phẳng tới.

c. Góc tới là góc tạo bởi tia tới và mặt phân cách.

d. Góc khúc xạ là góc tạo bởi tia khúc xạ và tia tới.

đ. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

e. Khi tia sáng chiếu xuyên góc từ không khí vào nước thì góc tới bao giờ cũng lớn hơn góc khúc xạ.

g. Góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00.

h. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.

i. Góc khúc xạ tăng tỉ lệ thuận với góc tới.

k. Khi tia sáng chiếu vuông góc vào mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì nó sẽ truyền thẳng.

Đáp án:

a) Đ;  b) S;  c) Đ;  d) S;  đ) S;  e) Đ;  g) Đ;  h) Đ;  i) S;  k) Đ.

40-41.15 (SBT, trang 86)

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Một tia sáng chiếu chếch từ không khí vào mặt một chất trong suốt. Tia sáng đó bị gãy khúc.
 
b. Tia khúc xạ và tia tới luôn luôn cùng nằm trong mặt phẳng tới. Mặt phẳng tới là
 
c. Góc tới là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến qua điểm tới; Còn góc khúc xạ là
 
d. Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì
1. góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến qua điểm tới.
 
 
2. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
 
 
3. mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến của mặt phân cách qua điểm tới.
 
4. ngay tại bề mặt, khi bắt đầu truyền vào chất trong suốt đó. Đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Đáp án:

Cách ghép đúng: a – 4; b – 3; c – i; d – 2.

Xem thêm Bài 41. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ – Giải bài tập SGK Vật Lý 9 tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận