Bài 2 – TỰ THUẬT – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Bài tự thuật để học tốt Tiếng Việt lớp 2

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Đọc đúng và chuẩn xác những tiếng có âm đầu và vần sau:

“tự thuật, ngày sinh, quê quán, huyện, Hàn Thuyên, quận, Hoàn Kiếm, trường.”

2. Hướng dẫn đọc

Đây là một văn bản tự thuật – tự kể về bản thân mình, vì vậy cần phải đọc rõ ràng, rành mạch. Tốc độ vừa phải không nhanh không chậm, ngắt nghĩ hơi đúng chỗ. Mỗi dòng đều có hai vế. vế mang tính chất hỏi đứng trước, vế mang tính chất trả lời đứng sau. Giữa hai vế có dấu hai chấm, đó là chỗ ngừng nghỉ khi đọc. Ngoài chỗ ngừng nghĩ trên cần chú ý các dòng ở vế trả lời, phải ngừng nghỉ ỗ chỗ có dấu phẩy, dấu ngang nôi.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

– “tự thuật”: tự kể về mình – tự giới thiệu về mình.

– “quê quán”: nơi gia đình sống nhiều đời.

2. Tìm hiểu nội dung bài

* Câu hỏi 1: Em biết những gì về bạn Thanh Hà?

– Gợi ý:

+ Họ và tên của ban: “……………………………………..”
+ Ban là nam hay nữ: “…………………………………….”
+ Ban sinh ngày: “…………………………………………..”
+ Nơi sinh: “………………………………………………….”
+ Quê quán của ban: “…………………………………..”
+ Nơi ở (chỗ ở) hiên nay: “……………………………….”
+ Hoc sinh lớp: “……………………………………………”
+ Trường: “……………………………………………………”

* Câu hỏi 2: Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy?

– Gợi ý: Em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy là nhờ bản……………. của bạn.

* Câu hỏi 3: Hãy cho biết:

+ Họ và tên em.

+ Em là nam hay nữ.

+ Ngày sinh của em.

+ Nơi sinh của em.

– Gợi ý:

+ Họ và tên em: “………………………….. ”

+ Em là nam hay nữ: “Nếu nữ thì trả lời: “…………………..”

                                    Nếu nam thì trả lời: “………………… ”

+ Ngày sinh của em: “…………………………. ”

+ Nơi sinh của em: “……………………………. ”

* Câu hỏi 4: Hãy cho biết tên địa phương em ở:

+ Xã (hoặc phường)

+ Huyện (hoặc quận, thị xã)

– Gợi ý: Dựa vào bản tự .thuật của bạn Thanh Hà trong sách giáo khoa, em hắy lần lượt trả lời hai nội dung: (hoặc phường) nơi gia đình em đang ở, huyện (hoặc quận, thị xã) nơi gia đình em đang ở.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được thể hiện qua mỗi hình vẽ ở trang 3 “Vở bài tập Tiếng Việt” đã được đánh số thứ tự từ 1 đến 8.

1-1. Gợi ý:

Em quan sát kỹ các hình vẽ, rồi dựa vào các từ đã cho, để điền vào chỗ trống trước các từ đó chữ số mà hình vẽ đã ghi.

1-2. Thực hành:

1: Trường, 2: học sinh, 6: nhà, 7: xe đạp, 5: hoa hồng, 8: múa, 3: chạy, 4: cô giáo.

2. Viết vào chỗ trống các từ:

* Chỉ đồ dùng học tập:………………………………………….

* Chỉ hoạt động của học sinh:…………………………………

* Chỉ tính nết của học sinh:……………………………………

2-1. Gợi ý:

Em đọc kỹ từng nội dung, xác định yêu cầu của từng nội dung, suy nghĩ tìm những từ ngữ biểu đạt tên đồ dùng học tập, những hoạt động và những tính nết của học sinh mà em biết dược hoặc nghe, thấy được, để điền vào chỗ trống của từng nội dung cho thích hợp.

2-2. Thực hành:

* Chỉ đồ dùng học tập: hộp bút, bút mực, bút chì, thước kẻ, gôm (tẩy)…

* Chỉ hoạt động của học sinh: đọc bài, làm bài, thảo luận, phát biểu…

* Chỉ tính nết của học sinh: chăm chỉ, ngoan ngoãn, chịu khó, siêng năng, ham học…

3. Viết một câu nói với người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh ở bài tập 3, trang 3 “Vở bài tập Tiếng Việt”.

Mẫu: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa.

* Tranh 1: Sáng nay, Yến Ngọc cùng Phương Chi rủ các bạn trong lớp đến vườn hoa dạo chơi.

* Tranh 2: Yến Ngọc định đưa tay ngắt một đóa hồng thì Phương Chi ngăn lại.

Xem thêm Bài 3. NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận