Bài 1 – CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Tiếng Việt có công mài sắt có ngày nên kim

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Đọc đúng, chuẩn xác những từ ngữ sau: “mài sắt, ngày, mau chán, quyển sách, ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, đã, bỏ dở”.

2. Hướng dẫn đọc

Bài văn được viết theo thể truyện kể, gồm bốn đoạn. Cách đọc các đoạn như sau:

a) Đoạn 1: Là lời dẫn chuyện, giọng đọc bình thường, tốc độ chậm rãi, thong thả. Ngừng nghỉ theo đúng dấu phẩy, dấu chấm có trong đoạn văn. Câu cuối đoạn nhấn giọng ở những từ ngữ sau: “cũng chỉ nắn nót, nguệch ngoạc, rất xấu”.

b) Đoạn 2: Gồm các lời dẫn chuyện, lời cậu bé và lời bà cụ.

+ Lời dẫn chuyện đọc với âm điệu bình thường.

+ Lời cậu bé, giọng đọc thể hiện sự ngạc nhiên, lạ lẫm trước việc làm của bà cụ. Chú ý lên giọng ở cuối câu hỏi.

+ Lời bà cụ: Giọng đọc thể hiện thái độ trìu mến, nhã nhặn, ôn tồn tình, cảm theo âm điệu người bà nói với cháu.

c) Đoạn 3: Là lời bà cụ đang giảng giải cho cậu bé hiểu công việc mình đang làm và khuyên bảo cậu phải cần cù, kiên nhẫn trong học tập sẽ có ngày thành tài. Đọc với giọng điệu ôn tồn, trìu mến.

d) Đoạn 4: Lời dẫn chuyện, đọc với âm điệu bình thường.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Tìm hiểu đoạn 1, đoạn 2

a) Giải nghĩa từ ngữ khó:

– “ngáp ngắn ngáp dài”: ngáp nhiều do uể oải, mệt nhọc, chán nản.

– “nắn nót”: cẩn thận, tỉ mỉ khi đưa từng nẻt bút trong lúc viết.

– “nguệch ngoạc”: cẩu thả, thiếu cẩn thận trong lúc viết.

– “mải miết”: tập trung, chú ý vào làm việc liên tục không nghỉ tay.

b) Tìm hiểu nội dung:

* Câu hỏi 1: “Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?”

– Hướng dẫn cách trả lời: Đọc thầm đoạn 1 trong sách giáo khoa, tìm hành động của cậu bé khi cầm sách đọc và khi tập viết, em sẽ tìm được nội dung trả lời cho câu hỏi trên.

Gợi ý: “Mỗi khi cầm………………………… Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ………………………………………… ”

* Câu hỏi 2: “Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?”

Hướng dẫn cách trả lời: Đọc thầm câu dầu của đoạn 2 trong sách, tìm xem bà cụ tay cầm cái gì và đang mải miết làm gì, em sẽ tìm được nội dung cho câu trả lời.

Gợi ý: “Bà cụ tay cầm……………. …”

* Câu hỏi 3: “Bà cụ mài thỏi sắt để làm gì?”

Hướng dẫn cách trả lời: Đọc thầm câu bà cụ trả lời cho cậu bé, em sẽ tìm được nội dung cho câu trả lời.

Gợi ý: “Bà mài……………. kim khâu………….. ”

* Câu hỏi 4: Thái độ của cậu bé ra sao sau câu trả lời của bà cụ?

Hướng dẫn cách trả lời: Đọc thầm hai câu cuối của đoạn 2, em sẽ tìm được nội dung cho câu trả lời trên.

Gợi ý: “Cậu bé …………… nghi ngờ, tỏ vẻ không tin lời……………….. ”

2. Tìm hiểu đoạn 3, đoạn 4

a) Giải nghĩa từ ngữ khó:

– “ôn tồn”: thái độ, lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng.

– “thành tài”: trở thành người tài giỏi, thành đạt.

b) Tìm hiểu nội dung:

* Câu hỏi 5: Bà cụ giảng giải như thế nào?

Hướng dẫn cách trả lời: Đọc thầm những câu giảng giải của bà cụ cho cậu bé, em sẽ có nội dung trả lời cho câu hỏi trên.

Gợi ý: Bà cụ giảng giải: “Mỗi ngày………………. cháu thành tài.”

* Câu hỏi 6: Câu chuyện này khuyên em điều gì?

Hướng dẫn cách trả lời: Đọc thầm lại toàn bài một lượt, chú ý những câu giảng giải của bà cụ ở đoạn 3. Từ đó, em suy nghĩ xem “Muốn học giỏi, làm việc giỏi cần những đức tính gì?” Trả lời được câu hỏi đó là em đã tìm được nội dung cho câu trả lời trên.

Gợi ý: Câu chuyện này khuyên em phải có đức tính kiên nhẫn

……… chịu………….. kiên………………. chăm………………. thì làm việc gì

cũng thành…………..

Ví dụ như: Muốn đọc bài văn hay, trôi chảy, lưu loát, diễn cảm

em phải………… Muốn viết chữ đẹp, em phải chịu khó tập………………….

Tóm lại: “Có công…………….. nên kim”.

CHÍNH TẢ

1. Điền “c” hoặc “k” vào chỗ trống.

             ……. …im khâu

             …………. ậu bé

             ……. iên nhẫn

             bà………. ụ

1-1. Gợi ý:

Để điền “c” hay “k” vào chỗ trống cho đúng, em cần biết quy tắc sau đây:

Đi liền,với “k” là những nguyên âm i, e, ê, iê.

Đi liền với “c” là những nguyên âm còn lại như: o, ô, u, uô, ươ, a, ă, â… Từ quy tắc trên, em có thể chọn “c” hay “k” để điền vào chỗ trống cho thích hợp.

1-2. Thực hành:

* Kim khâu

* Cậu bé

* Kiên nhẫn

* Bà cụ

2. Viết những chữ còn thiếu trong bảng sau:

Tiếng Việt có công mài sắt có ngày nên kim

1-1. Gợi ý:

Em đọc lại bảng chữ cái theo thứ tự “a, b, c, d… cho đến e”, gồm có 9 chữ cái.

Trong đó có hai chữ cái a – số thứ tự (1) và c – số thứ (5) đã cho. Còn lại 7 chữ cái, em cần phải điền đúng vào các ô cho đúng theo thứ tự. Để điền đúng, em cần lưu ý: Cột chữ cái ghi cách viết – âm chữ cái. Cách phát âm chữ cái có khi trùng với tên chữ cậi, và cũng có khi không trùng với tên chữ cái.

Ví dụ:

* Trường hợp trùng:

– Chữ cái “a” phát âm là “a” tên chữ cái là “a”.

* Trường hợp không trùng:

– Chữ cái “c”, phát âm là “cờ”, tên chữ cái là “xê”.

1-2. Thực hành:

Tiếng Việt có công mài sắt có ngày nên kim

Xem thêm Bài 2 – TỰ THUẬT – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận