Bài 19 : Hợp kim – Giải Bài tập Sách Giáo khoa Hóa học 12

Đang tải...

Bài 19 : Hợp kim

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Khái niệm

Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

Ví dụ: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác. Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.

2. Tính chất của hợp kim

Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thế của hợp kim. Nhìn chung, hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự như của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim, nhưng tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác rất nhiều so với tính chất các đơn chất.

Ví dụ:

– Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Mn (thép inoc),…

– Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,…

– Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn nóng chảy ở 210°C), có hợp kim gồm Bi-Pb-Sn nóng chảy ở 65°C.

– Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg.

3. Ứng dụng

– Ngày nay, con người có thể chế tạo ra được nhiều hợp kim có những tính chất hóa học, vật lí và cơ học rất quý, nên hợp kim được sử dụng rỗng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân.

– Ngành công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ cần những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn. Ngành công nghiệp dầu mỏ, công nghiệp hóa chất cần những họp kim có tính bền hóa học và cơ học cao. Thép được dùng rộng rãi trong xây dựng và chế tạo máy. Các đồ dùng gia đình thường được dùng bằng các hợp kim không gỉ, vẻ sáng đẹp và không độc hại,…

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP (SGK)

Bài 1 (Trang 91, SGK)

Khi chuyển dịch sang hợp kim, tính chất vật lí của kim loại tinh khiết khác nhiều so với kim loại ban đầu:

– Không bị ăn mòn;

– Rất cứng;

– Có nhiệt độ nóng chảy thấp, dẫn điện dẫn nhiệt kém hơn;

– Nhẹ và bền.

Bài 2 (Trang 91, SGK)

Phương trình hóa học:


Bài 3 (Trang 91, SGK)

Bài 4 (Trang 91, SGK)

>> Xem thêm Bài 20 : Sự ăn mòn kim loại tại đây.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận