Bài 43 : Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế – Giải Bài tập Sách Giáo khoa Hóa học 12

Đang tải...

Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Vấn đề năng lượng và nhiên liệu

– Hiện nay, nguồn năng lượng và nhiên liệu đang bị cạn kiệt. Việc sử dụng năng lượng, nhiên liệu gây nên ô nhiễm môi trường và làm thay đổi khí hậu toàn cầu.

– Hóa học đã nghiên cứu góp phần sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu, năng lượng nhân tạo; năng lượng được sản sinh trong các lò phản ứng hạt nhân đã được sử dụng cho mục đích hòa bình; hóa học cũng góp phần vào việc chế tạo pin mặt trời, tạo nguồn năng lượng điện hóa;…

2. Vấn đề vật liệu

– Cùng với sự phát triển của kinh tế và khoa học kĩ thuật, nhu cầu về những vật liệu mới ngày càng cao.

– Hóa học đã và đang góp phần tạo nên các loại vật liệu cơ bản để phục vụ cho các ngành kinh tế, y học, công nghệ sinh học,…

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP (SGK)

Bài 1 (Trang 186, SGK)

Các dạng năng lượng cơ bản trên Trái Đất:

– Năng lượng mặt trời (quang năng);

– Năng lượng thủy điện (điện năng);

– Năng lượng gió;

– Năng lượng hạt nhân (hóa năng).

Bài 2 (Trang 186, SGK)

Xu thế phát triển:

– Nhiên liệu sạch (khí hiđro) đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gâv ô nhiễm môi trường. 

– Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò Biogaz.

– Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo lớn sử dụng cho mục đích hòa bình: năng lượng hạt nhân.

Ví dụ:

Pin mặt trời, xe chạy bằng nàng lượng mặt trời, xe đạp điện, xe hơi chạy bằng khí H_2 hoặc cồn.

Bài 3 (Trang 186, SGK)

Ngành sản xuất vật liệu quan trọng: sắt thép, cao su, giấy, nhiên liệu,…

Bài 4 (Trang 186, SGK)

Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là khí thiên nhiên.

Vì vậy, chúng ta chọn D.

Bài 5 (Trang 187, SGK)

1 năm có 365 ngày (năm không nhuận), lượng nhiên liệu tiêu thụ là:

1,5/365 = 0,004 (triệu tấn dầu)

1 năm có 365 ngày (năm không nhuận), lượng khí CO_2 thải vào môi trường là: 

113700/365 =311,506 ≈ 311 (tấn) .

Vì vậy, chúng ta chọn B.

Bài 6 (Trang 187, SGK)

Công thức một mắt xích của polime:

Công thức tổng quát của polime:

>> Xem thêm Bài 44 : Hóa học và vấn đề xã hội tại đây.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận