Bài 13. Liên kết cộng hóa trị – Chương III – Sách Bài tập Hóa học 10

Đang tải...

Bài 13 Liên kết cộng hóa trị

13.1. Hợp chất có liên kết cộng hoá trị là

A. NaF. 

B. KBr.

C. CaF_2 .

D. CCl_4 .

13.2. Hợp chất có liên kết ion là

A. H_2O .

B. NH_3 .

C. CCI_4 .

D. CsF.

13.3. Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo đúng của hợp chất C_3H_6 ?

13.4. Công thức electron đúng của hợp chất PH_3

13.5. Cho độ âm điện của các nguyên tố:

O = 3,44 ; Cl = 3,16 ; N = 3,04 ;Cc = 2,55 ; H = 2,20.

Trong các hợp chất: H_2O, NH_3, HCl, CH_4 . Số hợp chất chứa liên kết cộng hoá trị có cực là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

13.6. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là

A. O_2, H_2O, NH_3 .

B. H_2O, HF, H_2S .

c. HCl, O_2, H_2S .

D. HF, Cl_2, H_2O .

13.7. Dãy gồm các chất mà phân tử không phân cực là

A. HBr, CO_2, CH_4

B. NH_3, Br_2, C_2H_4 .

c. HCl, C_2H_2, Br_2 .

D. Cl_2, CO_2, C_2H_2 .

13.8. Cho các phân tử : HCl, HBr, HI, HF. Phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất là

A. HBr.

B. HI.

C. HCl.

D. HF.

13.9. Liên kết hoá học được hình thành do sự di chuyển những electron lớp ngoài cùng của nguyên tử để tạo thành cặp electron liên kết là kiểu

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hoá trị.

C. liên kết kim loại.

D. liên kết hiđro.

13.10. Nguyên tố oxi có cấu hình electron là 1s^22s^22p^4 . Sau liên kết, nó có cấu hình electron là

A. 1s^22s^22p^42p^2 .

B. 1s^22s^22p^43s^2 .

C. 1s^22s^22p^6 .

D. 1s^22s^22p^63s^2 .

13.11. Cấu hình electron nào sau đây là bền nhất ?

A. 1s^22s^22p^2 .

B. 1s^22s^23s^2 .

C. 1s^22s^22p^3 .

D. 1s^22s^22p^6 .

13.12.

a) Hãy giải thích sự liên kết giữa hai nguyên tử H tạo thành phân tử H_2 , giữa hai nguyên tử Cl tạo thành phân tử Cl_2 .

b) Thế nào là liên kết cộng hoá trị ?

13.13.

a) Hãy biểu diễn các liên kết trong các phân tử H_2, Cl_2, N_2 bằng công thức electron và bằng công thức cấu tạo.

b) Hãy cho biết thế nào là liên kết đơn, thế nào là liên kết ba, cho thí dụ.

13.14.

a) Thế nào là liên kết cộng hoá trị không phân cực (không cực) ?

b) Thế nào là liên kết cộng hoá trị phân cực (có cực) ? Mỗi trường hợp hãy cho hai thí dụ và biểu diễn các liên kết bằng công thức electron.

13.15. Hãy giải thích sự hình thành phân tử khí cacbonic (CO_2 ).

13.16. Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử H_2O , NH_3 (không cần chú ý đến cấu trúc không gian).

13.17. Hãy cho biết tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.

13.18. Hãy cho biết quan hệ giữa độ âm điện và sự hình thành liên kết ion, liên kết cộng hoá trị.

13.19. Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau :

Br_2, CH_4, H_2O, NH_3, C_2H_6 .

13.20. Các nguyên tố thuộc nhóm VIIA gồm những nguyên tố nào ?

Nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm này có bao nhiêu electron hoá trị ?

Khi hai nguyên tử của cùng một nguyên tố thuộc nhóm này liên kết với nhau tạo thành phân tử thì mỗi nguyên tử phải góp bao nhiêu electron, tạo thành mấy liên kết, tại sao ? Cho thí dụ.

13.21. Hãy viết công thức cấu tạo của các hợp chất:

CH_4, CO_2, C_2H_6, C_2H_2, C_2H_4 .

Trong các hợp chất trên, cacbon có thể tham gia mấy liên kết cộng hoá trị ? Tại sao ?

13.22. Hãy viết công thức cấu tạo của các chất:

H_2, HCl, HBr, NH_3 .

Trong các chất trên, hiđro có thể tham gia mấy liên kết cộng hoá trị ? Tại sao ?

13.23. Trong số các chất sau đây :

Cl_2, CaO, CsF, H_2O, HCl,

chất nào có liên kết ion, chất nào có liên kết cộng hoá trị ?

⇒ Xem thêm Đáp án Bài 13 tại đây.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận