Soạn bài 13 Phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn

Đang tải...

Giáo án môn Đạo đức lớp 1 Bài 13 Phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn giúp các em học sinh nhận biết được những vật sắc nhọn và hành động, việc làm có thể làm trẻ em bị thương… Đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy môn Đạo đức.

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1

BÀI 13: PHÒNG TRÁNH BỊ THƯƠNG DO CÁC VẬT SẮC NHỌN (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng

Học xong bài này học sinh cần đạt những yêu cầu sau:

– Nhận biết được những vật sắc nhọn và hành động, việc làm có thể làm trẻ em bị thương do các vật sắc nhọn.

– Thực hiện được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn và cách sơ cứu vết thương bị chảy máu.

2. Phẩm chất, năng lực

* Phẩm chất

– Trung thực, trách nhiệm

* Năng lực

– Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

– Năng lực đặc thù: Năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

– Giáo án, SGK, VBT Đạo đức 1

– Tranh ảnh, video clip về các tình huống trẻ chơi đùa với các vật sắc nhọn.

– Một số đồ dùng để đóng vai ứng xử khi đang chơi với đồ vật sắc nhọn.

– Dao, kéo, tuốc nơ vít, bút chì, … để khởi động.

– Một bản sơ đồ ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 66 được phòng to trên tờ A0 hoặc A1 đẻ chơi trò “Mê cung- Tìm đường đi an toàn”.

– Đồ dung để sơ cứu vết thương khi bị chảy máu.

– Một số đồ dùng phục vụ đóng vai.

2. Học sinh

– Dụng cụ học tập: SGK, VBT Đạo đức 1, vở ghi chép

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập của HS

2. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu

– HS nhận biết được những nơi mình đã từng bị ngã .

– HS nêu được những nơi nguy hiểm mà chúng ta dễ bị ngã

* Cách tiến hành

– GV cho HS chơi trò chơi “Gọi tên đồ vật”

– GV giới thiệu cách chơi: cô dơ lần lượt từng đồ vật sắc nhọn, yêu cầu học sinh phải gọi đúng tên đồ vật đó. HS nào nêu sai tên sẽ bị đứng ra ngoài, quan sát các bạn khác chơi.

– GV tổ chức trò chơi cho các HS trong vòng 3p.

– GV kết thúc trò chơi và nhận xét.

– GV hỏi: Các đồ vật các em vừa gọi tên có đặc điểm gì chung?

– GV kết luận: Những đồ vật này đều sắc nhọn phải không nào, có thể gây thương tích cho chúng ta nếu không cẩn thận. Để phòng tránh bị thương do các vật trên gây ra thì chúng ta phải làm gì? Chúng mình cùng đi tìm hiểu bài ngày hôm nay nhé!

Bài 12 “Phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn”. Các con dở sách giáo khoa trang 60 ra chúng ta cùng học bài nhé!

– GV viết tên bài lên bảng

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

 

– HS chơi trò chơi

– HS lắng nghe

– HS trả lời: Các đồ vật trên đều sắc nhọn, có thể gây thương tích.

– HS lắng nghe.

 

 

 

– HS viết tên bài vào vở

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm có liên quan đến vấn sắc nhọn

* Mục tiêu:

– HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm có liên quan đến các vật sắc nhọn.

– HS phát triển năng lực tư duy phê phán và sang tạo.

* Cách tiến hành

– Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân quan sát các tranh ở mục a sách giáo khoa đạo đức 1 trang 64 và cho biết

+ Bạn trong mỗi tranh đang làm gì?

+ Việc làm đó có thể dẫn đến điều gì/ hậu quả như thế nào?

– GV gọi HS trả lời 2 câu hỏi trên:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– GV gọi các nhóm khác nhận xét và  bổ sung.

– GV nhận xét và chốt ý đúng.

– GV hỏi: Ngoài những hành động, việc làm trên, còn có những hành động, việc làm nào khác khiến chúng ta bị thương do các vật sắc nhọn gây ra?

– GV gọi HS nhận xét.

– GV nhận xét và đưa ra thêm tranh ảnh, video clip về những tình huống mà trẻ bị thương do các vật sắc nhọn

– GV kết luận: Các con ạ, trong thực tế của chúng ta có rất nhiều hành động, việc làm  có thể khiến chúng ta bị thương do các vật sắc nhọn gây ra. Bởi vậy, chúng ta cần phải hết sức cẩn thận khi chơi hay làm một việc gì đó các con nhé.

– HS quan sát

– HS trả lời:

+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ giằng nhau chieeucs kéo  có đầu nhọn. Việc làm này có thể khiến hai bạn bị mũi kéo đâm phải và bị thương.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngậm đầu nhọn của chiếc bút vào miệng. Việc làm đó có thể khiến bạn bị đầu nhọn của bút đâm vào họng khi vấp ngã, rất nguy hiểm.

+ Tranh 3: Một bạn nhỏ đang chĩa đầu nhọn của chiếc tuốc nơ vít vào người của một bạn đứng đối diện để dọa, trêu bạn. Việc làm này có thể khiến bạn đứng đối diện bị tuốc nơ vít đâm vào gây thương tích, rất nguy hiểm.

– HS nhận xét và bổ sung.

– HS lắng nghe.

– HS trả lời: cầm compa chơi đùa với các bạn…

 

– HS nhận xét và bổ sung.

– HS quan sát

 

 

– HS lắng nghe và chủ động nhớ

Hoạt động 2: Thảo luận về phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn

* Mục tiêu:

– HS nêu được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn.

– HS được phát triển năng lực hợp tác.

* Cách tiến hành:

– GV đặt vấn đề: Ở hoạt động trước, chúng ta vừa chỉ ra được một số hành động, việc làm nguy hiểm, có thể làm các em bị thương do các vật sắc nhọn. vật để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn, chúng ta cần phải làm gì?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm cách để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn.

– GV mời một nhóm trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Ngoài những biện pháp các con vừa nêu ra thì bạn nào còn có biện pháp khác để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn gây ra không?

– GV nhận xét và đưa ra thêm một vài biện pháp khác.

– HS lắng nghe.

 

 

– HS thực hiện thảo luận nhóm đôi

 

– HS trình bày:

+ Không dùng các vật sắc nhọn để chơi, nghịch.

+ Không chơi đùa, chạy nhảy gần những đồ đạc có cạnh sắc nhọn.

+ Không ngậm các vật sắc nhọn trong miệng.

+ Không chơi đùa trên sàn có các mảnh sành, sư, thủy tinh vỡ.

+ Không dùng tay để nhặt mảnh sành, sứ, thủy tinh vỡ.

– HS nhận xét và bổ sung.

– HS lắng nghe và trả lời.

 

– HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sơ cứu khi bị thương chảy máu.

* Mục tiêu:

– HS nêu được các bước sơ cứu vết thương chảy máu.

– HS được phát triển năng lực hợp tác.

* Cách tiến hành:

– GV nói: Các vật sắc nhọn có thể làm chúng ta bị thương, chảy máu. Vậy chúng ta có thể sơ cứu các vết thương chảy máu như thế nào?

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 trong vòng 3p dựa vào 4 tranh ở mục c) trang 65 và nêu các bước sơ cứu vết thương chảy máu.

– GV gọi các nhóm trình bày.

– GV gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

– GV nhận xét và đưa ra kết quả chính xác nhất.

– GV chiếu video về cách sơ cứu vết thương ưng với 4 tranh.

– GV nói: vừa rồi chúng ta đã được xem video về cách sơ cứu vết thương chảy máu đúng k nào? Giờ cô giáo sẽ liệt kê lại cho chúng mình cùng quan sát nhét!

+ Bước 1: Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu chảy máu.

+ Bước 2: Rửa vết thương bằng nước sạch, có thể rửa dưới vòi nước máy.

+ Bước 3: Đặt miếng gạc lên vết thương.

+ Bước 4: Băng lại hoặc dùng băng keo băng kín.

– GV nói: Các con cần lưu ý.

+ Nếu vết thương chỉ bị xước da, rớm máu thì không cần băng mà để hở cho dễ khô.

+ Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy nhiều máu sau khi đã bang thì phải đến cơ sở y tế để khám và xử lý.

* GV nói: Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu các vật sắc nhọn dễ gây thương tích, cách phòng tránh bị thương do các vật đó gây ra và các con còn được học 4 bước sơ cứu khi bị thương chảy máu đúng không nào? Vậy để xem các con đã ghi nhớ thật tốt những kiến thức đó chưa thì chúng ta cùng nhau chuyển qua phần luyện tập và vận dụng nhé.

– HS lắng nghe,

 

 

– HS thực hành thảo luận nhóm.

 

 

 

– HS trình bày.

– HS nhận xét và bổ sung.

 

– HS lắng nghe.

 

– HS quan sát và xem video.

 

– HS lắng nghe.

 

 

 

– HS lắng nghe.

 

– HS lắng nghe

 

 

TIẾT 2

LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Chơi trò “mê cung –Tìm đường đi an toàn”

* Mục tiêu:

– HS biết tìm đường đi an toàn, tránh những quãng đường có vật sắc nhọn.

– HS được phát triển óc quan sát và năng lượng sang tạo

* Cách tiến hành:

– GV treo bản sơ đồ phóng to lên trên bảng và giới thiệu cách trơi và luật chơi trò “Mê cung –Tìm đường an toàn”

– GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm được đường đi an toàn.

– Mời một số nhóm lên trình bày đường đi của nhóm.

– GV yêu cầu cả lớp bình chọn nhóm tìm được đường đi an toàn và nhanh nhất .

– GV khen thưởng cho nhóm được bình chọn và nhắc nhở HS cần cẩn thận, tránh đi trên những nơi có các vật sắc nhọn để tránh bị thương, chảy máu.

– HS quan sát và thảo luận nhóm đôi

 

– HS lắng nghe.

– HS trình bày.

– HS bình chọn.

 

– HS lắng nghe

Hoạt động 2: Xử lí tình huống.

* Mục tiêu:

– HS lựa chọn được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống đề phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn.

– HS được phát triển năng lực giải quyết vẫn đề và sáng tạo.

* Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục b SGK đạo đức 1, trang 66 và nêu nội dung tình huống xảy ra trong mỗi tranh.

– GV giải thích rõ nội dung từng tình huống :

+ Tình huống 1: các bạn chơi trò trốn tìm. Bạn Linh rủ bạn Tâm trốn sau bụi tre. Theo em Tâm lên làm gì? vì sao?

+ Tình huống 2: Huy rủ Chính dùng đũa nấu ăn để chơi đấu kiếm. Theo em, Chính nên làm gì? Vì sao?

– GV phân công mỗi nhóm HS thảo luận và xử lý một tình huống.

– GV gọi các nhóm trình bày ý kiến xử lý tình huống của mình.

– GV gọi các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.

– GV nhận xét và chốt ý đúng:

+ Tình huống 1: Tâm nên bảo bạn đừng trốn sau bụi trẻ để tránh bi gai tre đâm vào người, gây thương tích.

+ Tình huống 2: Chính nên từ chối và khuyên Huy khong nên dùng đũa nấu ăn đẻ chơi đấu kiếm vì rất nguy hiểm, dễ làm hai bạn bị thương, nhất là khi vô tình chọc phải mắt hoặc người nhau.

– HS quan sát và nêu nội dung.

 

 

– HS lắng nghe.

 

 

 

– HS thảo luận nhóm.

 

– HS trình bày ý kiến.

 

– HS theo dõi và nhận xét.

– HS lắng nghe.

Hoạt động 3: Thực hành sơ cứu vết thương bị chảy máu.

* Mục tiêu:

– HS có kĩ năng sơ cứu vết thương chảy máu.

* Cách tiến hành:

– GV yêu cầu 2 HS nhắc lại các bước sơ cứu vết thương chảy máu.

 

 

 

 

 

 

 

– GV yêu cầu HS bỏ đồ dùng đã chuẩn bị sẵn ở nhà bỏ lên bàn.

– GV cho HS thực hành theo nhóm bốn bước sơ cứu vết thương chảy máu đã được học.

– GV gọi 2 nhóm lên bảng thực hành trước lớp.

– GV gọi HS các nhóm còn lại nhận xét.

– GV nhận xét, khen ngợi những cá nhân, nhóm đã thực hành tốt.

– HS nhắc lại:

+ Bước 1: Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu chảy máu.

+ Bước 2: Rửa vết thương bằng nước sạch, có thể rửa dưới vòi nước máy.

+ Bước 3: Đặt miếng gạc lên vết thương.

+ Bước 4: Băng lại hoặc dùng băng keo băng kín.

– HS thực hiện yêu cầu.

 

– HS thực hành.

– HS lên bảng thực hành trước lớp.

– HS các nhóm nhận xét.

– HS lắng nghe.

VẬN DỤNG

* Vận dụng trong giờ học:

– Cùng bạn xác định những bàn, ghế, đồ dùng trong lớp học có góc, cạnh sắc nhọn cần cẩn thận khi di chuyển hoặc sử dụng.

* Vận dụng sau giờ học:

– Nhờ cha mẹ hướng dẫn cách sử dụng dao, kéo an toàn.,.

– Cùng cha mẹ bọc lại các góc nhọn, sắc ở kệ, bàn, trong gia đình.

– Thực hiện: Không dùng vật sắc nhọn để chơi, nghịch; không chạy nhảy, chơi đùa gần những vật sắc nhọn; không đi lại khi trên sàn nhà có những mảnh thủy tinh, sành, sứ vỡ.

3. Củng cố, dặn dò

– GV hỏi: Sau giờ học, em rút ra được diều gì?

– GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Các vật sắc nhọn dễ làm em bị thương, chảy máu. Vì vậy, em cần cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày và học cách sử dụng dao kéo an toàn.

– GV gọi HS đọc lời khuyên trong sách trang 67.

– GV nhận xét tiết học và đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học.

>> Xem thêm: Bài 12 Phòng tránh bị ngã – Giáo án Đạo đức 1 (Cánh Diều)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận