Bài 12. MÍT LÀM THƠ – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Bài 12 MÍT LÀM THƠ để học tốt Tiếng Việt

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Phát âm đúng và chuẩn xác các tiếng, từ sau: Biết Tuốt, Nhanh Nhảu, Ngộ Nhỡ, thoạt tiên, vần, sai, sự, mỡ, chế giễu, dọa.

2. Hướng dẫn đọc

Bài văn gồm có cả văn xuôi và văn vần, có cả lời đôi thoại của các nhân vật. Vì vậy khi đọc, em cần chú ý phân biệt cách đọc từng loại văn, phân biệt giọng điệu của các nhân vật. Biết ngừng nghỉ, lên giọng, xuống giọng phù hợp với các dấu câu có trong bài. Toàn bài đọc với một âm điệu vui vẻ pha lẫn sự hài hước, ngộ nghĩnh, hồn nhiên.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

– “thoạt tiên”: lúc mới đầu.

– “cá chuối”: tức là cá quả, cá tràu, cá lóc. Đây là loại cá sống ở đồng, đầm, hồ sông có nước ngọt.

– “nuốt chửng”: nuốt gọn cả miếng một lần mà không nhai.

–  “hét toáng”: phát ra những tiếng rất to làm ầm ĩ lên cho nhiều người biết, không chút giữ gìn.

– “chế giễu”: đem ra làm trò cười nhằm chỉ trích phê phán, cợt nhã trêu đùa.

2. Tìm hiểu nội dung

* Câu hỏi 1. Mít tặng Biết Tuốt, Nhanh Nhảu, Ngộ Nhỡ những câu thơ như thế náo?

– Gợi ý: Mít tặng cho các bạn những câu thơ rất vui, rất ngộ nghĩnh lại có vần, đọc trôi chảy nhưng thật buồn cười vì không đúng sự thật. Mít chỉ chú ý về cách gieo vần mà không chú ý đến nội dung.

* Câu hỏi 2. Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi với Mít?

– Gợi ý: Các bạn tỏ thái dộ giận đối với Mít là vì: “Họ cho là………………họ”.

* Câu hỏi 3. Hãy nói vài câu bênh vực cho Mít?

– Gợi ý: Mít là một người bạn đáng yêu, tính tình hồn nhiên, tươi trẻ và cũng rất ngộ nghĩnh, hài hước. Mít làm thơ tặng các bạn để khoe với bạn rằng mình đã biết làm thơ chứ không có ý định … bạn. Chỉ vì Mít mới học … Nghe người ta nói làm thơ chỉ cần… nên mới bị các bạn hiểu lầm.

CHÍNH TẢ

1. Ghi vào chỗ trống trong bảng 3 chữ có “iê”, 3 chữ có “yê”.

1-1. Gợi ý:

Theo quy tắc chính tả tiếng Việt:

* Trường hợp viết “iê” (nguyên âm đôi) là bộ phận vần và đằng sau còn có âm cuối.

* Trường hợp “yê” khi đằng sau “yê” còn có âm cuối là một tiếng (ví dụ: yết kiến, yến tiệc) hoặc đằng trước “yê” có âm đệm “u” đằng sau “yê” còn có âm cuối (ví dụ: tiểu thuyết, quyển sách, khuyến mãi v.v…).

1-2. Thực hành

* 3 chữ có “iê”: sai khiến, tiên tiến, kiến nghị.

* 3 chữ có “yê”: tuyên dương, khuyên bảo, quyền hạn.

2. Điền tiếp vào chỗ trống để phân biệt cách viết.

a) “dỗ” và “giỗ”, “dòng” và “ròng”.

b) “vần” và “vầng”, “dân” và “’’dâng.

2-1. Gợi ý

Để viết đúng các từ “dỗ”, “giỗ”; “dòng”, “ròng”; “vần”, “vầng” em cần hiểu nghĩa các từ đó. Từ việc hiểu nghĩa từ, em có thể dễ dàng dùng nó kết hợp với các từ khác để tạo nên một ngữ, một câu diễn đạt một ý nào đó tương đối rõ ràng.

2-2. Thực hành

– dỗ: dùng lời nói và hành động, tình cảm khéo léo làm cho người khác nghe theo, làm theo.

– giỗ: lễ tưởng nhớ người đã chết (thường cúng theo phong tục cổ truyền) vào dịp kỷ niệm ngày chết hàng năm.

– dòng: khối chất lỏng di chuyển liên tục.

– ròng: liên tục trong một thời gian dài (mưa ròng rã mấy ngày liền) hoặc là một khối nguyên chất không pha tạp (vàng ròng).

vần: bộ phận trong âm tiết tiếng Việt (trừ phụ âm đầu và thanh điệu). Hoặc hai, ba… âm tiết giống nhau bộ phận vần. Hoặc vần là sự di chuyển vật nặng bằng cách lăn, xoay…

– vầng: từ dùng để chỉ từng đơn vị một số vật thể hình tròn.

Cụ thể em viết như sau:

* dỗ dành, dỗ em nín, giỗ tổ Hùng Vương, đám giỗ ông ngoại…

* dòng sông, dòng nước, dòng chảy…

* vàng ròng, mưa ròng rã mấy ngày liền…

* gieo vần, đánh vần, vần cái cối đá…

* nhân dân, dân dã, dân lành, mọi người dân…

* kính dâng, hiến dâng, thủy triều dâng cao…

TẬP LÀM VĂN

1. Viết lời cảm ơn của em trong các trường hợp:

* Khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa:

– Cảm ơn bạn nhiều lắm!

* Khi cô cho em mượn quyển sách:

– Em cảm ơn cô ạ!

* Khi em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi:

– Chị (anh) cảm ơn em. Em thật là ngoan!

2. Viết lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau:

* Khi em lỡ bước, giẫm vào chân bạn:

– Cho mình xin lỗi.

* Khi em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn:

– Con xin lỗi mẹ. Lần sau con sẽ không thế nữa.

* Khi em đùa nghịch, va phải một cụ già:

– Cụ có sao không ạ? Cháu vô ý quá! Cháu xin lỗi cụ.

3. Viết vào chỗ trông 3, 4 câu nói về nội dung bức tranh ở “Vở bài tập tiếng Việt” trang 17, có lời cảm ơn, xin lỗi thích hợp.

* Bức tranh 1: Bích Duyên rất thích những con thú nhồi bông. Sáng nay đi chợ, mẹ mua cho Duyên một con gấu nhồi bông rất đẹp. Duyên mừng lắm. Cô bé đưa hai tay nhận món quà mẹ tặng và nói:

– Con gấu đẹp quá mẹ nhỉ, con thích lắm, con cảm ơn mẹ!

* Bức tranh 2: Dũng là một cậu bé rất nghịch. Hôm ấy, nghe bạn gọi ngoài ngõ, cậu lật đật phóng ra, đụng phải bàn làm lọ hoa pha lê – vật kỉ niệm, thời sinh viên mà mẹ cậu rất quý – rơi xuống nền nhà vỡ tan. Mẹ cậu từ dưới nhà đi lên. Dũng sợ quá, vội chạy đến trước mặt mẹ, vòng tay nói nhỏ:

– Con vô ý làm lọ hoa của mẹ bị vỡ. Con xin lỗi mẹ, lần sau con sẽ cẩn thận hơn ạ!

Xem thêm Bài 13. CHIẾC BÚT MỰC – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận