Bài 11. TRÊN CHIẾC BÈ – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Bài trên chiếc bè học tốt Tiếng Việt lớp 2

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Đọc đúng và chuẩn xác những tiếng, từ sau: “Dế Trũi, ngao du, ngày, nhau, say, bèo sen, trôi, trong vắt, trắng tinh, đáy, nghênh kềnh, săn sắt, lăng xăng, hoan nghênh, vắng”.

2. Hướng dẫn đọc

Bài văn được viết theo’thể văn tả cảnh. Giọng đọc phải thể hiện được niềm vui của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi trong một chuyến ngao du khắp thiên hạ, đầy thú vị trước vẻ đẹp đáng yêu của mùa thu. Tốc độ đọc thong thả, ngắt nghỉ đúng dấu phẩy, dấu chấm có trong bài. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hành động, trạng thái, màu sắc của cảnh và vật.

Bài văn được chia ra làm ba đoạn. Đoạn 1, đoạn 2 âm điệu đọc như người kể chuyện. Đoạn 3 đọc với một tâm trạng phấn khởi tươi vui, bộc lộ niềm cảm xúc thú vị trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

– “ngao du”: đi dạo chơi khắp đó đây.

– “bèo sen”: (bèo Nhật Bản, bèo lục bình) là loại bèo có cuống lá phồng lên thành phao nổi, hoa màu tím hồng, mọc thành chùm ở ngọn, có thể ủ làm phân hoặc làm thức ăn cho lợn (heo).

– “trôi băng băng”: di chuyển thẳng một mạch theo đà, không có gì trở ngại với tốc độ nhanh.

– “trong vắt”: rất trong, không một chút vẩn đục.

– “trắng tinh”: rất trắng và đều một màu.

– “đen sạm”: đen có màu tối, xám xịt.

– “bái phục”: phục hết sức.

– “lăng xăng”: làm ra vẻ bận rộn, vội vã.

– “váng”: (kêu, hét, gào…) vang to lên đến mức làm chói tai.

2. Tim hiểu nội dung

* Câu hỏi 1. Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách nào?

– Gợi ý: Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách “ghép…………………… ”

* Câu hỏi 2. Trên đường di, đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao?

– Gợi ý: Trên đường đi, dôi bạn đã nhìn thây cảnh vật rất đẹp và rất vui. Đó là những cảnh: “nước thì ……………………………….  cỏ cây hai bên ………. làng ………………. Những anh …………………… ”.

* Câu hỏi 3. Tìm những từ ngữ tả thái độ của gọng vó, cua kềnh, săn sắt, thầu dầu đối với hai chú dô”.

– Gợi ý: Những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế là:

+ Gọng vó thì “……………………… nhìn………………………… ”.           

+ Cua kềnh thì “âu………………………… ”.

+ Săn sắt và thầu dầu thì “lăng…………………………………… ”.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Điền từ thích hợp vào bảng sau:

2. Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về:

a) Ngày, tháng, năm.

b) Tuần, ngày trong tuần (thứ).

2-1. Gợi ý:

Dựa vào mẫu đã cho, em suy nghĩ dể đặt câu hỏi rồi tự trả lời các câu đặt ra theo các nội dung a, b cho trước.

2-2. Thực hành:

a) * Câu hỏi: Tháng này là tháng mấy?

– Trả lời: Tháng này là tháng hai.

* Câu hỏi: Một năm có bao nhiêu tháng?

– Trả lời: Một năm có mười hai tháng. (…)

b) * Câu hỏi: Hôm qua là thứ mấy?

– Trả lời: Hôm qua là thứ hai.

* Câu hỏi: Bạn thích nhất ngày nào trong tuần?

– Trả lời: Mình thích ngày thứ sáu trong tuần?

* Câu hỏi: Lớp ta học tiết thể dục vào ngày thứ mấy?

– Trả lời: Lớp ta học thể dục vào ngày thứ hai và thứ tư.

3. Ngắt đoạn sau thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.

“Trời mưa to Hòa quên mang áo mưa Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình đôi bạn vui vẻ ra về”.

3-1. Gợi ý:

Em đọc lại đoạn trên, suy nghĩ nên ngắt thành 4 câu như thế nào cho đúng? Để ngắt câu đúng, em nên nhớ: “Câu là một đơn vị lời nói mang một thông báo tương đối hoàn chỉnh”. Vì vậy, khi đọc đoạn văn, cứ có được thông báo là em có thể chấm câu được.

3-2. Thực hành:

Em có thể ngắt thành 4 câu như sau:

“Trời mưa to./ Hòa quên mang áo mưa./ Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình./ Đôi bạn vui vẻ ra về”.

Xem thêm Bài 12. MÍT LÀM THƠ – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận