Bài 13. CHIẾC BÚT MỰC – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Bài 13 CHIẾC BÚT MỰC Để học tốt Tiếng Việt

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Đọc đúng và chuẩn xác những tiếng, từ sau: “bắt đầu, viết, bút, buồn, gục, nức nở, nước mắt, quên, loay hoay, mãi, rất vui, ngoan, mượn”.

2. Hướng dẫn đọc

Bài văn được sáng tác theo thể kể và tả xen lẫn những câu đối thoại của các nhân vật. Đoạn 1, đoạn 3 đọc thong thả, chậm rãi như lời của một người kể chuyện. Ngừng nghỉ theo dấu phẩy, dấu chấm có trong 2 đoạn văn. Đoạn 3, đoạn 4 cần phân biệt giọng nói của các nhân vật.

+ Giọng của cô giáo nhẹ nhàng, tình cảm.

+ Giọng của Lan: buồn buồn đầy vẻ xúc động.

+ Giọng của Mai: thân mật, thể hiện tình cảm của một người bạn biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

– “hồi hộp”: ở trạng thái lòng xao xuyến, không yên trước cái gì sắp đến mà mình rất quan tâm.

– “khóc nức nở”: khóc nức lên từng cơn, không thể kìm lại được do quá xúc động.

– “ngạc nhiên”: rất lấy làm lạ vì bất ngờ.

– “loay hoay”: xoay qua, xoay lại mãi mà không biết nên xử trí như thế nào cho phải.

2. Tìm hiểu nội dung

* Câu hỏi 1. Những từ ngữ cho biết Mai mong được viết bút mực?

– Gợi ý: Đó chính là “từ ……………………………. nhìn cô. Mai cảm thấy …………… lắm.”

* Câu hỏi 2. Chuyện gì đã xảy ra với Lan?

– Gợi ý: Khi được cô giáo cho phép viết bút mực nhưng Lan lại không có ………… để viết vì …………………nên Lan gục …………………”

* Câu hỏi 3. Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?

– Gợi ý: Mai loay hoay mãi với cái hộp bút vì một nửa thì muôn cho bạn mượn một nửa thì cảm thấy và…

* Câu hỏi 4. Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?

– Gợi ý: Khi biết mình được phép cô giáo cho viết bút mực “Mai thấy

…………………… ,…………….. rồi Mai nói: ………………….”

* Câu hỏi 5. Vì sao cô giáo khen Mai?

– Gợi ý: Cô giáo khen Mai là vì: Mai đã cho Lan………………………….. với một tình cảm bạn bè …………………..  chân tình, biết nhường………………….. giúp …………… trong lúc bạn gặp khó khăn.

CHÍNH TẢ

1. Điền “ia” hoặc “ya” vào chỗ trống.

1-1. Gợi ý:

Để điền “ia” hoặc “ya” vào chỗ trống em cần nhớ lại luật viết chính tả tiếng Việt quy định: nguyên âm đôi “iê” khi là vần của một âm tiết, nếu đằng sau “iê” không có âm cuối thì “iê” được viết là “ia”, trước “yê” có âm đệm “u” và sau “yê” không có âm cuối thì viết “ya”.

1-2. Thực hành

Em điền vào chỗ trống theo luật nêu trên như sau:

* tia nắng, đêm khuya, cây mía.

2. Ghi vào chỗ trống từ chứa tiếng có âm đầu “l” hoặc “n”.

2-1. Gợi ý

Đây là loại bài tập dành cho học sinh khu vực phía Bắc – nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ, do không phân biệt hoặc phát âm thường hay lẫn lộn T với “n”.

2-2. Thực hành

a) Em có thể thực hiện như sau:

– Chỉ vật đội trên đầu đế che mưa nắng: nón.

– Chỉ con vật kêu ủn ỉn: lợn.

– Trái nghĩa với “già”: non.

b) Ghi vào chỗ trông từ chứa tiêng có vần “en” hoặc “eng”.

– Chỉ đồ dùng để xúc đất: cái xẻng.

– Chỉ vật dùng để chiếu sáng: đèn.

– Trái nghĩa với “chê”: khen.

– Cùng nghĩa với “xấu hổ” (mắc cỡ): thẹn.

Xem thêm Bài 14. MỤC LỤC SÁCH – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận