Bài 10 Hy Lạp và La Mã cổ đại – Lịch Sử 6 Kết nối tri thức

Đang tải...

Không có cơ sở của văn minh Hy Lạp và La Mã thì không có châu Âu hiện đại (theo Ăng-ghen). Tìm hiểu Bài 10 Hy Lạp và La Mã cổ đại để hiểu tại sao lại vậy. Dưới đây là bài soạn chi tiết Bài 10 của sách Lịch sử và địa lí 6 bộ Kết nối tri thức.

Bài 10

HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI

Học xong bài này, em sẽ:

  • Giới thiệu và nhận xét được tác động của điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã.
  • Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã.
  • Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã.

Không có cơ sở của văn minh Hy Lạp và La Mã thì không có châu Âu hiện đại (theo Ăng-ghen). Theo em, điều gì khiến cho nền văn minh cổ đại này được đánh giá cao như vậy? Văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ đại có điểm gì nổi bật?

Hình 1

Hy Lạp cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên

a)  Hy Lạp cổ đại

Lược đồ Hy Lạp thời cổ đại

Vùng đất của Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều với trung tâm nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng. Địa hình ở đây bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi thấp chạy dài ra biển. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ, chỉ thích hợp trồng các cây lâu năm như nho, ô liu,… Bù lại, Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng, ở đây còn có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, bạc,…

Cảng Pi-rêCảng Pi-rê là trung tâm xuất- nhập khẩu và buôn bán nô lệ sầm uất nhất của thế giới cổ đại. Từ cảng Pi-rê, A-ten xuất khẩu sang các quốc gia lân bang những sản phẩm nổi tiếng như rượu nho, dầu ô liu, đồ gốm màu, đá cẩm thạch, thiếc, chi, vải, …và nhập về các mặt hàng thiết yếu như ngũ cốc từ Hắc Hải, Bắc Phi, hạt tiêu từ Ấn Độ, chà là và lúa mì của vùng Lưỡng Hà,…

(Theo Lịch sử thế giới cổ đại, Sđd, tr.178- 179)

 

 

 

Câu hỏi:

  1. Quan sát lược đồ, hãy cho biết vị trí địa lí của Hy Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật.
  2. Theo em, với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế để phát triển các ngành kinh tế nào?

b) La Mã cổ đại

Cũng giống như Hy Lạp, bán đảo l-ta-li-a – nơi hình thành Nhà nước La Mã cổ đại, nằm ở Nam Âu, xung quanh được biển bao bọc.

Bờ biển ở phía nam có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè ra vào trú đậu. Đến thời kì đế quốc La Mã, lãnh thổ được mở rộng ra cả ba châu lục với nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn. Nhờ đó, trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển. Lòng đất chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim.

La Mã cổ đại

Câu hỏi: Dựa vào nội dung ở trên và quan sát lược đồ, em hãy cho biết vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại.

2. Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp

Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IV TCN, ở Hy Lạp đã hình thành hàng trăm nhà nước nhỏ được gọi là nhà nước thành bang (hay thị quốc).

Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là bến cảng.

A-ten là thành bang quan trọng nhất, tiêu biểu cho chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ đại. Để bảo vệ nền dân chủ và ngăn chặn những âm mưu đảo chính, “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò” đã được thực hiện. Đến thế kỉ I TCN, Hy Lạp bị đế quốc La Mã thôn tính.

La Mã cổ đại

 

Em có biết?

“Chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò” là gì?

Nếu công dân nào bị nghi ngờ có âm mưu, hành vi đe doạ tới nền dân chủ thì Đại hội nhân dân sẽ tiến hành bỏ phiếu kín, bằng cách ghi tên người đó lên các mảnh vỏ sò hoặc mảnh gốm. Nếu có 6 000 phiếu cùng ghi tên một người thì người đó buộc phải rời khỏi A-ten trong thời hạn 10 năm.

 

Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp. Những ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang là gì?

3. Nhà nước đế chế La Mã cổ đại

Tượng Ốc-ta-vi-út Từ một thành bang nhỏ bé ở miền Trung bán đảo l-ta-li-a, Nhà nước La Mã đã dần mở rộng lãnh thổ, trở thành đế quốc rộng lớn vào thế kỉ I TCN. Năm 27 TCN, Ốc-ta-vi-út được tôn lên thành Đấng tối cao, có quyền lực như hoàng đế, mở đầu thời kì đế chế.

Sơ đồ tổ chức Nhà nước đế chế ở La Mã

4. Một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã

Bảng chữ cổ Hy Lạp và La-tinh

Tượng Lực sĩ ném đĩa

Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A, B, c,…) và chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.

Văn học Hy Lạp, La Mã cổ đại phong phú về thể loại (thần thoại, kịch và thơ). Một số tác giả tiêu biểu là Hô-me với tác phẩm l-li-át và Ồ-đi-xê (Hy Lạp), nhà soạn kịch Xô-phốc với vở Ơ-đíp làm vua (Hy Lạp),…

Hy Lạp là quê hương của các nhà khoa học nổi tiếng như: Pi-ta-go, Ta-lét, Ác-si-mét,…

Người Hy Lạp và La Mã sáng tạo ra dương lịch.

Các nhà sử học tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã thời cổ đại là Hê-rô-đốt, Tuy-xi-dít, Pô-li-bi-út với nhiều bộ sử đồ sộ.

Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Hy Lạp, La Mã cổ đại là các bức tượng: Thần Vệ nữ Mi-lô, Lực sĩ ném đĩa, Nữ thần A-tê-na,…

Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng. Trong đó, nhiều công trình còn được bảo tồn đến ngày nay.

Đấu trường Cô-li-dê (La Mã)

Câu hỏi: Hãy kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Luyện tập và Vận dụng

  1. Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã?
  2. Có ý kiến cho rằng: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ là do tiếp thu những thành tựu của người phương Đông cổ đại. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
  3. Theo em, thành tựu văn hoá nào của Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay?

>> Xem thêm: Soạn Bài 9 Trung Quốc thời cổ đại đến thế kỉ VII – Lịch sử 6

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận