Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Thêm trạng ngữ cho câu

Đang tải...

Thêm trạng ngữ cho câu

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, chuyên bổ sung các thông tin về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, điều kiện, … cho sự việc được nói đến trong câu. Có thể có hơn một trạng ngữ trong một câu.

Ví dụ : phần I, trang 39 SGK

– Dưới bóng tre xanh -> trạng ngữ bổ sung thông tin về địa điểm.

– đã từ lâu đời —> trạng ngữ  bổ sung thông tin về thời gian 

– đời đời, kiếp kiếp ->  trạng ngữ  bổ sung thông tin về thời gian               

– từ nghìn đời nay -> trạng ngữ  bổ sung thông tin về thời gian 

2. Về hình thức :

– Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu,  cuối câu hay giữa câu ;

– Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

Ví dụ : Trạng ngữ trong các câu trên có thể chuyển sang những vị trí khác nhau trong câu :

+ * Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

+ Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.

+ * Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.

+ Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.

+ * Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc.

+ Cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ:

– Về ý nghĩa:

+ Là thành phần phụ của câu.

+ Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính làm nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, điều kiện…

– Về hình thức:

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu;

+ Giữa trạng ngữ vổi chủ ngữ và vị ngữ thưòng có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy (,) khi viết.

Ví dụ 1:

Một ngày chủ nhật, mẹ đưa Minh đi thăm làng hoa Ngọc Hà.

(Dương Thu Hương)

Một ngày chủ nhật là thành phần trạng ngữ của câu.

Trạng ngữ Một ngày chủ nhật bổ sung ý nghĩa về thời gian cho câu mẹ đưa Minh đi thăm làng hoa Ngọc Hà.

Ví dụ 2:

– Trạng ngữ đứng đầu câu.

Bữa trưa ấy, Mèo con lại lún dim mắt sưởi ấm trên thềm nhà.

(Nguyễn Đình Thi)

– Trạng ngữ đứng cuối câu.

Chiến sĩ Việt Nam (…) hi sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tư do độc lập?

(Hồ Chí Minh)

– Trạng ngữ đứng giữa câu.

Hồ Chủ Tịch, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt đông cách mang của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.

(Võ Nguyên Giáp)

II. Các loại trạng ngữ

Các loại trạng ngữ thường gặp trong câu là:

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn (không gian) (trả lời cho câu hỏi: ở đâu?)

Ví dụ:

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến (…).

(Thi Sảnh)

Trên trời mây trắng như bông,

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

(Ngô Văn Phú)

– Trạng ngữ chỉ thời gian (trả lời cho câu hỏi: Khi nào?)

Ví dụ:

+ Mấy năm ở Sài Gòn, y đã cố tạo cho y một cá tính khác hẳn cá tính của y.

(Nam Cao)

+ Mọi ngày, bây giờ tôi đã cày được ba sào ruộng rồi.

(Ngô Tất Tố)

+ Bỗng cuối mùa chiêm, quân giặc tới Ngõ Chùa cháy đỏ những thân cau.

(Vũ Cao)

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân (trả lời cho câu hỏi: Vì sao?)

+                Con gà  tốt mã vì lông

Răng đen vi thuốc, rượu nồng vì men.

(Ca dao)

+    

 

(…)   Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tụổị thơ (…)

(Xuân Quỳnh)

– Trạng ngữ chí mục đích (trả lời cho câu hỏi: để làm gì?)

+ Để mở rộng việc tuyên truyền ông Nguyễn và những đồng chí khác của ông ra tờ báo Người cùng khổ.

(Trần Dân Tiên)

+ Một đời người nhân hậu phải như một đời ong. Ong cần mẫn tích lũy, bay hết rừng nọ đến rừng kia tìm hoa để dâng hương thơm mật ngọt cho đời.

(Nguyễn Ngọc Hoa)

– Trạng ngữ chi phương tiện (trả lời cho câu hỏi: Bằng gì?).

+ Theo nghi quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân, tôi cùng đoàn đại biểu sẽ đi Pháp (…).

(Hồ Chí Minh)

+ Nhờ cái thần thế ấy, hắn mới chửi rõ, thét mắng khắp cho oai.

(Ngô Tất Tố)

– Trạng ngữ chỉ cách thức (trả lời cho câu hỏi: như thế nào?)

+ Cốp, cóp, cốp, cốp, bộ đội chạy trên đường goòng (…)

(Nguyễn Đình Thi)

+ Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

(Hàn Mặc Tử)

 Đoạn trích dẫn trong SGK, trang 39 và trả lời câu hỏi;

1. Các trạng ngữ:

– Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cậy Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

– Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp (…)

– Cối xay tre nặng nề quay,.từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

2. Các trạng ngữ trên bổ sung cho câu những nội dung sau:

– Trạng ngữ Dưới bóng tre xanh bổ sung cho câu nội dung về nơi chốn.

– Trạng ngữ Đã từ lâu đời, bổ sung cho câu nội dung về thời gian.

– Trạng ngữ Đời đời, kiếp kiếp bổ sung cho câu nội dung về thời gian.

– Trạng ngữ Từ nghìn đời nay bổ sung cho câu nội dung về thời gian.

3. Có thể chuyển những trạng ngữ nói trên sang những vị trí sau của câu:

– Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.

– Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.

Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.

– Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc.

Cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này có hai yêu cầu:

– Xác định cụm từ mùa xuân trong câu nào là trạng ngữ?

– Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?

Để làm được bài tập này, các em cần hiểu:

– Thế nào là trạng ngữ của câu?

– Trong câu, trạng ngữ thường đứng ở vị trí nào?

– Giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu thường được tách biệt bởi dấu hiệu gì?

a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân của mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.

(Vũ Bằng)

Mùa xuân trong câu trên nằm trong thành phần chủ ngữ của câu.

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

Mùa xuân trong câu trên là trạng ngữ.

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(Vũ Bằng)

Mùa xuân trong câu trên là phụ ngữ.

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.

(Võ Quảng)

Mùa xuân trong câu trên là câu đặc biệt.

2. Bài tập này yêu cầu các em xác định trạng ngữ trong các trích dẫn ở SGK trang 40.

a) Các trạng ngữ có trong đoạn trích của Thạch Lam:

– Khi đi qua những cánh đồng xanh.

– Trong cái vỏ xanh kia.

– Dưới ánh nắng.

– Vì cái chất quý trong sạch của Trời.

b) Trạng ngữ có trong đoạn trích của Đặng Thai Mai:

Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.

3. Bài tập này có hai yêu cầu:

– Phân loại trạng ngữ vừa tìm được trong bài tập 2;

– Kể thêm những loại trạng ngữ khác. Cho ví dụ.

a) Phân loại trạng ngữ:

– Khi đi qua những cánh đồng xanh: trạng ngữ chỉ thời gian.

– Trong cái vỏ xanh kia: trạng ngữ chỉ nơi chốn.

– Dưới ánh nắng :  trạng ngữ chỉ nơi chốn.

– Vì cái chất quý trong sạch của trời: trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

– Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây: trạng ngữ chỉ điều kiện.

b) Kể thêm những loại trạng ngữ khác.

Các em xem lại mục A, II.

Xem thêm Sự giàu đẹp của Tiếng Việt tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận