Giúp em học tốt Ngữ văn 7 – Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Đang tải...

Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Văn 7

A. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Đặng Thai Mai (1902 – 1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng giàu lòng yêu nưổc. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm (những năm 30), và suốt cuộc đời, trỏ thành nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Ồng đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, được vinh dự nhận nhiều giải thưởng của Nhà nước cho những đóng góp to lớn cho cả hai lĩnh vực này: Huân chương Hồ Chí Minh (1982); Giải A giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1986); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1, 1996). Đặng Thai Mai là một trong những Hội viên lớp đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Các tác phẩm chính: “Văn học khái luận” (nghiên cứu, 1994); ‘Triết học phổ thông ” (nghiên cứu, 1949); “Giảng vần Chinh phụ ngâm” (chú giải, bình giảng, 1950); ‘Văn thơ Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX” (nghiên cứu, 1961); “Trên đường học tập và nghiên cứu” (nghiên cứu, phê bình, 3 tập, 1959; 1969; 1970); ‘Hồi ký” (1985)… Ngoài ra, ông còn dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm nước ngoài.

Trong các công trình nghiên cứu cũng như lí luận, Đặng Thai Mai đã hấp dẫn người đọc bằhg một vốn kiến thức sâu rộng và tiên tiến, một nghệ thuật diễn đạt tinh tế và uyển chuyển, một ngòi bút chiến đâu sắc sảo và giàu sức thuyết phục, đôi khi pha chất hài hước, châm biếm một cách thâm thúy…” (Trích Từ điển văn học, tập I, NXB Khoa học Xã hội, 1983).

2. Tác phẩm

Bài “Sự giàu đẹp của tiêng Việt ” là đoạn trích từ phần đầu của bài nghiên cứu ‘Tiếng Việt, một biêu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”của Đặng Thai Mai.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 37)

a) Hướng dẫn tìm hiếu

Đây là một câu hỏi khá quen thuộc. Nên tham khảo phần Gợi ý trả lời trong các bài trước, chú ý bố cục chung của một bài văn nghị luận để thực hiện thao tác này.

b) Gợi ý trả lời

Bài văn chia làm 2 đoạn:

– Đoạn một: Từ “Người Việt Nam ngày nay… qua các thời kì lịch sử”. Trọng phần này, tác giả nêu lên luận điểm: “Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay ” và bước đầu giải thích, triển khai nhận định ấy.

– Đoạn hai: Phần còn lại, chứng minh cái đẹp, cái hay, sự phong phú của tiếng Việt trên cơ sở phân tích các khía cạnh ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, đồng thời khẳng định chính sự giàu đẹp ấy tạo nên sức sống của tiếng Việt.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 37)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Yêu cầu đọc lại đoạn đầu: “Người Việt Nam… thời kì lịch sử”. Chú ý những cụm từ hàm nghĩa giải-thích (có nghĩa là…). Trong cấu trúc câu như thế, phần sau dấu ( : ) sẽ là nội dung giải thích.

b) Gợi ý trả lời

Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích một cách ngắn gọn nhưng cụ thể và đầy đủ. Tác giả nêu lên hai luặn chứng tiêu biểu và diễn đạt bằng hai câu song song. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất uyển chuyển, tế nhị trong cách đặt câu; tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của ngưòi Việt Nam và thỏa mãn cho nhu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

Cách diễn đạt của nhà văn rất gãy gọn, dễ hiểu bởi cấu trúc câu giải thích: “Nói thế củng có nghĩa là nói rằng…”. Với cách giải thích ấy, Đặng Thai Mai đã biến phần mở đầu (nêu luận điểm) trở thành một đoạn nghị luận đầy đủ và khoa học.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 37)

a) Hướng dẫn tìm hiếu

Đọc phần văn bản “Tiếng Việt… sức sống của nó”. Có thể dùng giấy liệt kê ra từng bằng chứng mà tác giả đưa ra. Sau đó nhóm chúng thành từng nhóm trên cơ sở những điểm chung để giải thích tại sao nhà văn lại đưa những chứng cứ đó theo trình tự như vậy.

b) Gợi ý trả lời

Đặng Thai Mai đưa ra rất nhiều chứng cứ để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt trên ba bình diện:

Đầu tiên, đó là mặt ngữ âm. Tác giả đưa ra nhận xét của người nước ngoài, những người không hiểu nghĩa, chỉ nghe phát âm và của những giáo sư phương Tây rất am hiểu tiếng Việt. Không phải ngẫu nhiên ông chọn dẫn chứng này. Đây là những nhận xét của người ngoại quốc, vì thế rất khách quan. Hơn thế nữa, nhà văn đưa ra hai trường hợp: những người không hiểu tiếng Việt và những ngưòi từng nghiên cứu sâu về tiếng Việt, sự thống nhất quan điểm giữa họ khiến lập luận của nhà văn có một điểm tựa vô cùng vững chắc.

Sau đó, tác giả đi vào phân tích vẻ đẹp cụ thể của tiếng Việt thể hiện qua hệ thống nguyên âm, phụ âm, thanh điệu vô cùng phong phú. Về mặt từ ngữ, Đặng Thai Mai nhấn mạnh vào giá trị thơ, nhạc, họa ẩn chứa trong vốn từ vựng tiếng Việt, vào số lượng từ, vào hiện từ mượn phong phú và sáng tạo.

Về mặt ngữ pháp, tác giả nêu lên dẫn chứng là sự uyển chuyển, chính xác trong cách diễn đạt.

Điều quan trọng nhất ở chỗ, tác giả không đơn thuần chỉ dừng ở việc liệt kê các chứng cứ mà có định hướng, tập trung vào ba phương diện cơ bản, chọn những ý tiêu biểu, không hề tản mạn hay dàn trải. Trên ba bình diện đó, nhà văn cũng đồng thời khẳng định ý nghĩa về sự giàu đẹp của tiếng Việt: phản ánh, diễn tả tình cảm, tư tưởng phong phú của người Việt Nam một cách phong phú và tinh tế. Chính quan điểm này là bước đệm để ông đi tối kết luận: Chính sự hay, sự đẹp ấy làm nên sức sổng của tiếng Việt.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 37)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Xem lại phần gợi ý trả lòi của câu trên.

b) Gợi ý trả lời

Như trên ta đã nói, những chứng cứ được nhà văn đưa ra được hệ thông trên ba bình diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

Mặc dù tác giả không đưa ra những ví dụ cụ thể nhưng cách diễn đạt sáng rõ, dễ hiểu của ông khiến người đọc dễ dàng liên tưởng đến các trường hợp cụ thể trong văn học cũng như trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Về mặt ngữ âm, có thể lấy câu thơ của Tố Hữu làm ví dụ:

                            Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan

                           Đường bạch dương sương trắng, nắng tràn

                               Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

                               Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca.

Nếu vần “an” (Lan – tan – tràn); “ương” (dương – sương), “ăng” (trắng – nắng), được hiệp với nhau liên tiếp qua hai câu thơ trên tạo cảm giác mở, tha thiết với giọng điệu đu dương thì âm “ô” (lô, ô); âm “at” (hát – dạt) nôi nhau ở hai câu thơ dưới lại khiến bài thơ cất lên như một tiếng reo vui. Sự điêu luyện trong việc sử dụng ngữ âm tiếng Việt của nhà thơ đã tạo cho tác phẩm sức biểu cảm lớn gấp bội. Cũng chính sự một cách đặc biệt các thanh điệu (toàn thanh trắc hoặc toàn thanh bằng) trong câu thơ của Tản Đà khiến người đọc có cảm giác rõ rệt về tâm thế người viết:

                                              Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc

                                              Giang hồ mê chơi quên quê hương

Có thể coi từ mượn là một phần quan trọng đặc sắc trong vốn từ vựng tiếng Việt. Bộ phận này chiếm một sô” lượng khá lớn do yêu cầu về sự chuyển tải những kiến thức chuyên ngành trong một số lĩnh vực như kinh tế hay khoa học kĩ thuật. Những từ ngữ này được “mượn” một cách sáng tạo và linh hoạt, phù hợp với đặc điểm ngữ âm và thói quen sử dụng của người Việt, vì thế nhanh chóng được phổ biến rộng rãi: vi tính, In-tơ-nét, thương mại điện tử, thị trường chứng khoán…

Về cấu tạo ngữ pháp, có thể lấy ví dụ trong các tác phẩm của một số nhà văn như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng… những cây bút mà sự hài hòa, cân xứng trong cấu trúc ngữ pháp có thể được coi là chuẩn mực.

“Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân của mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng chống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”.

(Vũ Bằng)

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 37)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại văn bản, xem lại phần Gợi ý trả lời của các câu trên tổng kết lại cách đưa dẫn chứng, bô” cục, lập luận… so sánh với những bài nghị luận đã học (lòng yêu nước của nhân dân ta…) để tìm ra nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này.

b) Gợi ý trả lời

Hoàn toàn có thể khẳng định rằng đây là một bài văn nghị luận mẫu mực. Bên cạnh sự trong sáng, khoa học, chặt chẽ… những tính chất cần có của một bài văn nghị luận, “Sự giàu đẹp của tiếng Việt ” còn có những nét đặc sắc riêng.

Ở đây, tác giả rất khéo léo giải thích với chứng minh, bình luận. Ngay ở phần mở bài, Đặng Thai Mai không chỉ nêu lên luận điểm mà còn giải thích, triển khai bước đầu luận điểm đó. Nhờ vậy, người đọc hầu như đã được định hướng, dẫn dắt ngay từ đầu.

Các dẫn chứng được nêu ra trên ba bình diện rất rõ ràng. Tuy tác giả không đưa ví dụ cụ thể nhưng lại diễn giải rất chi tiết, dễ hiểu; do vậy, khơi gợi được sự liên tưởng của người đọc. Người đọc sẽ tự chứng minh luận điểm một cách tự nhiên theo vốn hiểu biết của mình mà không có cảm giác bị áp đặt. Sức thuyết phục của bài văn nhò thê thêm mạnh mẽ.

D. TƯ LIỆU THAM KHẢO

Dưới đây là một số bài viết và thơ ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt:

1. “Tôi xin lấy một câu ca dao làm ví dụ:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Và một ví dụ nữa lấy trong Truyện Kiều:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

Đó là những câu rất hay, là hai hòn ngọc. Một hòn ngọc vẫn còn mộc mạc của dân gian, và một hòn ngọc đã qua tay người thợ thiên tài. Rõ ràng, tiếng nói của chúng ta phản ánh đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào, phong phú của dân tộc, dồi dào, phong phú về hình ảnh, màu sắc và âm điệu. Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh thần đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt, nhiều câu thơ vừa là hoạ lại vừa là nhạc, ví dụ thơ Nguyễn Du tả Từ Hải:

Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo

Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp. Giàu và đẹp là như vậy. Ở đây tôi nhấn mạnh cái giàu của tiếng Việt chúng ta. Tiếng Việt hiện nay có khả năng rất lớn, phải nói là khả năng không bờ bến để diễn tả đời sống tư tưởng và tình cảm ngày càng phong phú, đẹp đẽ của dân tộc ta. Bản thân nó đã giàu, nó lại còn có khả năng biến hóa vô cùng, nếu chúng ta biết giữ nó, dùng nó, phát triển nó.

Chúng ta có thể lấy rất nhiều ví dụ. Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta”. (Phạm Văn Đồng, Tuyển tập văn học, NXB Văn học, Hà Nội, 1996).

2.

Tiếng Việt

(Lưu Quang Vũ) 

 

... Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý thâm trầm rực rõ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ

Buồm lộng gió sóng xô, mai về trúc nhớ

Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

Xem thêm Luyện tập phương pháp lập luận Nghị luận tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận