Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Đang tải...

Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

A. KIẾN THỨC CẨN NHỚ

1. Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.

2. Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

* Bài văn “ĐỪNG SỢ VẤP NGÔ

a) Luận điểm cơ bản của bài văn : thể hiện ngay ở nhan đề “Đừng sợ vấp ngã”. Luận điểm đó còn nhắc lại ở câu kết : “Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại”.

b) Lập luận của bài văn :

– Trong đời người, chuyện vấp ngã là thường (dùng những ví dụ quen thuộc mà ai cũng đã trải qua để chứng minh).

– Những người nổi tiếng cũng đã từng vấp ngã, nhưng thất bại không ngăn cản họ trở thành nổi tiếng (dùng 5 tấm gương danh nhân ai cũng phải thừa nhận để chứng minh).

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Mục đích và phương pháp chứng minh

Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin cậy.

Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận.

Mục đích của phép lập luận chứng minh là làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

Phép lập luận chứng minh dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

II. Đọc – hiểu

1. Trong đời sống, để không bị hoài nghi về một việc nào đó, người ta cần phải chứng minh để làm rõ sự thật.

Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của mình là thật như:

– Để kiểm tra bằng chứng vể ngày, tháng, năm sinh, cần đưa ra giấy khai sinh…

– Để kiểm tra kết quả học kì I vừa qua, cần đưa ra sổ học bạ và sổ liên lạc…

Như vậy, chứng minh là đưa ra những bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (hoặc vấn đề) nào đó là sự thật.

2. Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ sử dụng lời văn không được cùng nhân chứng, vật chứng, có thể sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy.

3. Trong bài văn Đừng sợ vấp ngã.

– Luận điểm cơ bản của bài văn này Đừng sợ vấp ngã.

Những câu văn mang luận điểm trên là:

+ Nhan đề của văn bản: Đừng sợ vấp ngã.

+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thát bại.

– Để khuyên người ta Đừng sợ vấp ngã. Bài văn đã lập luận theo trình tự:

+ Vấp ngã là chuyện bình thường (qua việc lấy các ví dụ cụ thể).

+ Nhiều người nổi tiếng đã từng vấp ngã nhưng họ vẫn trở thành nổi tiếng như: Oan Đi-xnây, Lu-i Pa-xtơ, Lép Tôn-xtôi, Hen-ri Pho. En-ri-cô Ca-ru-xô.

+ Điều đáng sợ là sau khi vấp ngã là thiếu sự cố gắng.

Các sự thật được dẫn ra trong bài rất đáng tin bởi đó là những bằng chứng sống:

+ Lép Tôn-xtôi: nhà văn Nga vĩ đại, cha đẻ của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”.

+ Lu-i Pa-xtơ: Nhà văn khoa học Pháp, người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại.

+ Oan Đi-xnây: Nhà làm phim hoạt hình Mỹ nổi tiêng, người sáng lập ra công viên giải trí khổng lồ Đi-xnây-len.

+ Hen-ri Pho: Nhà tư bản, người sáng lập một tập đoàn kinh tê lớn ở Mỹ.

+ En-ri-cô Ca-ru-xô: Danh ca I-ta-li-a.

Như vậy, phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Bài văn: Không sợ sai lầm

a) Bài văn nêu lên luận điểm: Không sợ sai lầm.

Những câu mang luận điểm đó là:

+ Nhan đề của bài viết: Không sợ sai lầm.

+ Câu kết của bài: Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b) Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ sau:

+ Nếu muốn suốt đời không phạm sai lầm thì hoặc là ảo tưởng hoặc là hèn nhát.

+ Người sợ sai lầm là người sợ hãi thực tế, không bao giờ có thể tự lập.

+ Nếu muốn suốt đời không phạm sai lầm thì hoặc là ảo tưởng hoặc là hèn nhát.

+ Người sợ sai lầm là người sợ hãi thực tế, không bao giò có thể tự lập.

+ Không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

+ Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến những bài học cho đời.

+ Người khác bảo sai chưa chắc sai vì tiêu chuẩn đánh giá đúng sai ở mỗi người khác nhau.

+ Thất bại là mẹ thành công.

Những luận cứ trên là hiển nhiên và có sức thuyết phục.

Cách lập luận chứng minh của bài này có khác so với bài Đừng sợ vấp ngã là: ở bài Đừng sợ vấp ngã, người viết dùng những lí lẽ và bằng chứng chân thật đã được thừa nhận để chứng minh; còn ở bài Không sợ sai lầm, người viết dùng những lí lẽ và sự phân tích lí lẽ để chứng minh.

Xem thêm Thêm trạng ngữ cho câu tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận