Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9 Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

Đang tải...

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

(Nguyễn Khoa Điềm)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được viết dưới dạng lời ru em bé được người mẹ Tà-ôi địu trên lưng khi làm việc, qua đó thể hiện hình ảnh người mẹ với tình yêu con tha thiết hoà làm một với tình yêu thương bộ đội, tình yêu đất nước đồng thời thể hiện ý chí chiến đấu và niềm tin vào ngày chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

– Bài thơ có ba đoạn, cũng là ba khúc hát ru có cấu trúc lặp lại ở các đoạn: mở đầu là lời của tác giả: “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi”, tiếp đó là lời ru trực tiếp của người mẹ được bắt đầu bằng điệp khúc: “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi”. Ba đoạn thơ không phải là sự lặp lại đơn giản mà có sự mở rộng, phát triển của hình tượng và tư tưởng, cảm xúc mặc dù rất thống nhất. Mỗi đoạn lại thể hiện hình ảnh người mẹ trong một công việc, đồng thời tình cảm và ước mong, khát vọng của người mẹ cũng được thể hiện ngày càng sâu rộng. Hình ảnh nổi bật trong bài thơ chính là hình ảnh người mẹ dân tộc Tà-ôi: công việc lao động vất vả, tình yêu thương con thắm thiết, tình yêu thương bộ đội, dân làng, sự gắn bó với cách mạng và niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Các khía cạnh ấy không tách rời mà được biểu hiện thống nhất trong mỗi việc làm, mỗi lời ru của người mẹ ở cả ba đoạn của bài thơ.

– Đặc sắc nghệ thuật:

+ Kết cấu bài thơ mô phỏng theo kết cấu khúc ru. Phù hợp với điệu hát ru, bài thơ có giọng điệu tha thiết, được tạo nên bởi nhiều từ gọi, từ xung hô trìu mến (ơi, hỡi) và nhịp thơ chậm, sử dụng nhiều câu thơ lặp lại.

+ Kết họp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm. Nhiều hình ảnh thơ, đặc biệt là hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong công việc và hoạt động được miêu tả bằng bút pháp hiện thực, thể hiện chân thực cuộc sống lao động và chiến đấu vất vả, gian khổ của đồng bào dàn tộc ở vùng chiến khu. Phương thức biểu cảm không chỉ biểu hiện trực tiếp qua lời tác giả và lời ru của mẹ mà còn được biểu hiện ngay trong những hình ảnh miêu tả về người mẹ với cồng việc lao động vất vả và tình yêu thương con thắm thiết.

II – LUYỆN TẬP

1. Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi (công việc, sự phát triển tình cảm và ước vọng qua ba khúc ru).

2. Em hiểu như thế nào vể hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”?

3. Nhận xét về tác dụng của lối kết cấu theo điệu hát ru và giọng điệu của bài thơ.

Gợi ý

1. Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi ở ba phương diện: công việc lao động và phục vụ chiến đấu; tình yêu thương con; tình yêu thương bộ đội, dân làng và sự gắn bó với cách mạng. Cần chú ý sự phát triển tình cảm, ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru.

– Hình ảnh người mẹ trong công việc lao động và phục vụ chiến đấu:

+ Ớ đoạn 1 và đoạn 2, người mẹ hiện ra trong những công việc lao động vất vả: giã gạo, tỉa bắp trên nương (Sự gian khổ, vất vả được miêu tả ở những chi tiết, hình ảnh nào?). Sự vất vả của người mẹ trong công việc còn tăng gấp đôi, bởi lúc nào và làm gì thì trên lưng mẹ cũng mang thêm đứa con nhỏ. Nhưng phải chăng chính đứa con ấy lại là nguồn sức mạnh cho người mẹ vượt lên mọi gian khổ, vất vả?

+ Trong đoạn 3, người mẹ lại xuất hiện trong công việc cũng vất vả không kém: “Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng” bởi: “Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối”.

Hình ảnh người mẹ Tà-ôi với những công việc vất vả đã cho thấy cuộc sống gian khổ, thiếu thốn và rất khẩn trương của đồng bào ở vùng chiến khu trong những năm chiến tranh chống Mĩ.

– Tình yêu thương con tha thiết:

+ Tình yêu thương con thể hiện trước hết ở hình ảnh đứa con lúc nào cũng gắn liền với người mẹ, dù ở đâu, làm việc gì thì người mẹ Tà-ôi cũng địu con trên lưng: “Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối – Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”.

+ Tinh yêu con thắm thiết của người mẹ được bộc lộ trực tiếp qua những lời ru, thể hiện những mong ước của người mẹ về đứa con, được cất lên từ trái tim người mẹ, với bao yêu thương và hi vọng, được thể hiện trong điệp khúc: “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hõi… – Con mơ cho mẹ…”. Ước mơ của người mẹ về đứa con gắn liền với từng công việc cụ thể mà người mẹ đang làm, đồng thời lại có sự phát triển theo từng đoạn thơ (HS tìm những câu thể hiện ước vọng của người mẹ trong ba đoạn, chỉ ra sự phát triển của những ước vọng ấy).

– Tinh yêu con ở người mẹ gắn liên với tình yêu đất nước, cách mạng:

+ Trong hình ảnh người mẹ Tà-ôi, điểu nổi bật là sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu thương dân làng, yêu thương bộ đội, rộng ra là đất nước, cách mạng. Sự thống nhất không thể tách rời của tình cảm ấy đã được thể hiện trong những lời ru:

– Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ dội

– Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói

– Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước.

+ Sự thống nhất còn được thể hiện trong những mơ ước của người mẹ: ước mơ vẽ sự trưởng thành của đứa con gắn liền với những mơ ước về thành quả của công việc: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần”, “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đểu”. Thành quả ấy cũng dành cho dân lang, cho bộ đội: “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”. Còn mong ước “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ” là điểu ước ao của tất cả mọi người trong lúc này, ở chiến trường miền Nam thì đó cũng là ước mong về ngày chiến thắng, về độc lập tự do.

Xem thêm: Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9 Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

2. Nếu như mặt trời đem lại sự sống cho cây bắp trên nương, cho muôn loài thì đứa con là niềm vui, là nguồn sống, là niềm hi vọng, nguồn sinh lực cho cuộc đời người mẹ nên cũng là “mặt trời của mẹ”. Hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” đã nói được một cách sâu sắc tình cảm của mẹ với con và ý nghĩa lớn lao của đứa con đối với người mẹ. Thông thường, trong tình mẫu tử, người ta hay ví người mẹ và tình mẹ với những gì lớn lao, vô tận còn đứa con là những gì nhỏ bé, cần được nâng niu, che chở. Cách hình dung ấy là đúng với sự thật trong đời sống và quy luật của tình cảm. Nhưng hình ảnh ẩn dụ của Nguyễn Khoa Điềm còn cho thấy một quy luật khác ở bề sâu của tâm lí, của tình mẫu tử: đứa con đôi với người mẹ là nguồn sống, là niềm hi vọng và hạnh phúc.

3, Tham khảo phần Kiến thức cơ bản ờ trên đê làm bài tập này.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận