Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Mục đích của bài học giúp học sinh biết cách viết một đoạn văn thuyết minh.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn. Trong mỗi đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.

Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).

I. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh

Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định.

Đọc các đoạn văn thuyết minh, nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn (câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ sung).

Trong đoạn trích (a), câu chủ đề đứng ở đầu đoạn: Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Trong đó, từ ngữ chủ đề là: nước sạch. Từ chủ đề này có ở các câu còn lại của văn bản với nhiệm vụ duy trì đề tài trong văn bản.

Sau câu chủ đề lằ câu giải thích bổ sung:

  • Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất.
  • Lượng nước đó đang bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp.
  • Ở các nước nghèo, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm.
  • Đến 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.

Trong đoạn trích (b), câu chủ đề đứng ở đầu đoạn: Phạm Văn Đồng (1906 – 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, từ ngữ chủ đề là Phạm Văn Đồng. Từ chủ đề này ở các câu còn lại của văn bản được thế bằng đại từ nhân xưng ông có nhiệm vụ duy trì đề tài trong văn bản.

Sau câu chủ đề là các câu giải thích, bổ sung:

  • Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm.
  • Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn

Đọc các đoạn văn trong SGK (trang 14), nêu nhược điểm và cách sửa.

a. Đoạn văn (a) thuyết minh về bút bi nhưng lộn xộn và chưa mạch lạc.

Có thể sửa lại như sau: Trước tiên, giới thiệu cấu tạo, vỏ bút, các loại bút (bút có nắp đậy và bút không có nắp đậy). Sau đó, giới thiệu cách sử dụng bút bi không có nắp đậy: khi viết cần làm gì, khi thôi viết cần làm gì.

b. Đoạn văn (b) thuyêt minh về chiếc đèn bàn nhưng lộn xộn và cũng thiếu mạch lạc.

Có thể sửa lại như sau: Giới thiệu đèn có ba phần: (1) đế đèn; (2) phần thân đèn gồm có ống thép, dây điện, công tắc, đui đèn, bóng đèn; (3) chao đèn gồm khung sắt và vải lụa.

Xem thêm Quê hương – Ngữ văn lớp 8 tập 2 tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêụ cầu các em viết đoạn Mở bài và Kết bài cho đề bài: Giới thiệu trường em.

Gợi ý:

  • Mở bài: cần nêu khái quát về ngôi trường em đang học: yị trí, đặc điểm bên ngoài, cấu trúc phòng học.
  • Kết bài: cảm xúc về ngôi trường.

2. Bài tập này yêu cầu các em viết đoạn văn thuyết minh với chủ đề: Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

Gợi ý: Các vấn đề cần trình bày: giới thiệu tóm tắt quê quán Hồ Chí Minh, năm Bác ra đi tìm đường cứu nước, sự lãnh đạo tài tình của Người trong hai cuộc kháng chiến đã đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, những chức vụ quan trọng mà Người đã giữ…

3. Bài tập này yêu cầu các em viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8, tập một.

Gợi ý:

Sách Ngữ văn 8, tập một gồm 17 bài học. Mỗi bài thường gồm có ba phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên không phải bài nào cũng có đủ ba phần, có bài chỉ có hai phần, có bài lại thêm cả phần Ôn tập và Kiểm tra. Trong đó, mỗi phần lại có cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng:

  • Phần Văn, thưòng có các mục: văn bản, chú thích, đọc – hiểu văn bản, ghi nhớ, luyện tập.
  • Phần Tiếng Việt, thưòng có các mục: bài tập hướng dẫn, ghi nhớ, luyện tập.
  • Phần Tập làm văn thường có các mục: bài tập hướng dẫn, ghi nhớ, luyện tập.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận