Quê hương – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Quê hương ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Tế Hanh (1921 – 2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh ra tại một làng chài ven biển Quảng Ngãi.

Tế Hanh thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của phong trào Thơ mới. Đề tài quen thuộc của ông trước cách mạng là tình yêu và cảnh sắc làng quê. Tình yêu được thần thánh hoá và không thoát ra khỏi nẻo đường nhỏ hẹp chán nản. Nhưng phần sâu đậm trong thơ ông lại dành cho quê hương đất nước. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996),

Tác phẩm chính: các tập thơ “Hoa niên” (1945), “Gửi miền Bắc” (1955), “Tiếng sóng” (1960),…

Tế Hanh tâm sự: “… Tôi nghĩ người làm thơ phải xuất phát từ thực tế của cuộc đời và sự sống, phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Tôi không tin vào những trường phái cho thơ là huyền bí, viết được là do những thần linh mộng ảo bên ngoài. Thơ phải gắn liền với dân tộc và đất nước. Trái tim của nhà thơ rung động theo những chuyển biến quan trọng của lịch sử. Nhưng nhà thơ không nên chạy theo thời sự hàng ngày và biến sáng tác của mình thành những bài báo thông thường

2. Tác phẩm

Quê hương là nguồn cảm hứng lón trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài “Quê hương” là sự mở đầu. Bài thơ rút ra từ tập “Nghẹn ngào” (1939), sau được in lại trong tập “Hoa niên”, xuất bản năm 1945.

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HlỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 18)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn thơ từ “Khi trời trong… ” đến “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ Đoạn thơ này miêu tả về những cảnh tượng gì? Thông qua những hình ảnh và chi tiết nào? Cách lựa chọn chi tiết và cách sử dụng ngôn ngữ miêu tả đặc sắc à chỗ nào. cần chú ý đến những tính từ miêu tả con thuyền, cá, ngưòi dân đánh cá…

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ “Quê hương” là một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê ven biển miền Trung. Trong bức tranh ấy, nổi bật lên khung cảnh người dân tấp nập ra khơi đánh cá và đón thuyền trở về mang theo những khoang “cá đầy ghe

Khung cảnh ra khơi đánh cá của dân làng chài được mở ra bằng một “buổi sớm mai hồng”. Câu thơ đó có cái bao la của “trời trong” và dịu mát của gió nhẹ. Đó là một buổi bình minh thật đẹp, trời yên bể lặng mở ra một ngày mới đầy hứa hẹn. Các tính từ rất chọn lọc, tạo nên hình ảnh rất đẹp sáng trong và dịu mát. Giọng thơ nhỏ nhẹ, tâm tình như có tiếng reo vui:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Trong khung cảnh đó, những chàng trai cường tráng, khoẻ mạnh dong buồm ra khơi trong niềm vui phơi phới. Niềm vui đi chinh phục biển cả và khí thế ra khơi của bà con dân chài được thể hiện qua những hình ảnh so sánh rất mối mẻ và đầy ấn tượng. Chiếc thuyền bình dị trở thành “con tuấn mã ” lướt sóng ra khơi. Câu thơ tạo nên một hình ảnh đẹp, khoẻ khoắn, trẻ trung diễn tả được khí thế hăng hái, phấn khỏi trong lúc lên đưòng. Một loạt động từ được nhà thơ sử dụng rất xác đáng: “hảng, phăng, vượt… ” tạo thành vẻ đẹp của sự khoẻ khoắn, mạnh mẽ, hăng say, khiến ta liên tưởng mái chèo như những lưỡi kiếm khổng lồ chìm xuống nước dứt “khoát và đầy dũng khí, đưa con thuyền “vượt trường giang”. Dù nhà thơ không nói, không “tự khoe” nhưng chỉ thê thôi cũng đủ cho ngưòi đọc cảm nhận được vẻ đẹp khoẻ khoắn, tinh thần phấn khởi, khí thế hào hứng lao động của những chàng trai dân biển. Khi con thuyền đã ra khơi thì hình ảnh nổi bật giữa bao la biển cả chính là “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm ấy là thành quả lao động sáng tạo của người dân chài và cũng là biểu tượng của hồn quê dạt dào sức sống. Và cánh buồm ấy vẫn rướn thân mình để đón gió của biển cả bao la, tạo nên sức mạnh phi thưòng đưa con thuyền lướt sóng ra khơi xa. Trong câu thơ như có tiếng reo vui, đầy tự hào, con mắt ngưỡng mộ của nhà thơ trước khung cảnh ra khơi của dân làng.

Nhưng với Tế Hanh, nhớ nhất và yêu nhất chính là cảnh “dân làng tấp nập đón ghe về”’.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

(…) Những con cá tươi ngon thẫn bạc trắng.

Nghe trong câu thơ có tiếng reo vui rộn rã của những ngưòi dân chài đón thành, quả của một ngày đêm vất vả với sóng gió. Niềm vui sướng ấy như đang tràn ngập trong lòng người, lan toả cả không gian, cảnh “đón ghe về” thực sự trở thành ngày hội lao động của bà con ngư dân. Sự vất vả trong suốt mọt ngày chinh phục biển cả của những chàng trai khoẻ khoắn và dũng cảm đã được đền đáp một cách xứng đáng bằng “những con cá tươi ngon thẫn bạc trắng” xếp đầy ghe. Được mùa cá, vui sướng trong niềm vui ấm no, hạnh phúc, bà con làng chài khẽ thốt lên lời cảm tạ trời đất đã cho biển lặng, sóng êm, đoàn thuyền ra khơi trong yên bình và trở về đầy ắp cá. Sự cầu mong và niềm tin thánh thiện vào trời đất ấy đã biểu lộ tấm lòng mộc mạc, hồn hậu của những con ngưòi suốt đời gắn bó, thuỷ chung, vui sưống, hoạn nạn cùng với biển. Nhưng để có được thành quả ấy là sự lao động cần cù của những con người “làn da ngầm rám nắng, cả thân hình nồng thở vị xa xăm Câu thơ mộc mạc như một nét vẽ đơn sơ về hình ảnh những người dân chài khoẻ khoắn và can trưòng. Trong cơ thể, trong tâm hồn của họ như mang cả hương vị của biển đậm đà và dân dã biết bao. Nghe trong câu thơ như có hơi thở nhẹ nhàng, khoan khoái, khi hoàn thành công việc trong niềm vui chiến thắng. Đến con thuyền mới hôm qua phải vươn mình ra với sóng cả hôm nay cũng trở về nghỉ ngơi trên bến:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Tâm hồn nhà thơ thật tinh tế, nhạy cảm khi lắng “nghe” được sự gian lao, mệt mỏi của con thuyền sau một chuyến ra khơi. Chiếc thuyền được nhân hoá trở nên thân thương, gần gũi biết bao. Nhưng tài tình nhất là Tê Hanh “nghe ” thấy cả “chất muối thấm dần trong thớ vỏ ” của những con thuyền đang nghỉ ngơi trên bãi. Một sự chuyển đổi cảm giác đầy thi vị! Chắc chỉ Tế Hanh mới có! Bởi bến quê, cuộc sốhg lao động, vật lộn với sóng cả để mưu sinh của con người nơi đây đã trở thành một mảnh tâm hồn của ngưòi con ly hương, vần thơ giản dị mà giàu cảm xúc, mang tính triết lí về lao động trong thanh bình.

Chỉ bằng một vài chi tiết chọn lọc, qua kí ức của nhà thơ, hình ảnh về làng chài với chiếc thuyền, cánh buồm, người dân khoẻ khoắn đã được tái hiện một cách sinh động và nồng ấm bởi cái vị mặn mòi của biển và cái nồng nàn trong trái tim nhà thơ.

Xem thêm Khi con tu hú – Ngữ văn lớp 8 tập 2 tại đây.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 18)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đây là yêu cầu phân tích các câu thơ cụ thể nên trước hết cần đọc kĩ những câu thơ đó. Tìm ra những cái hay trong ngôn từ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của câu thơ. Liên hệ với những câu khác để thấy được sự sáng tạo của tác giả trong các câu thơ này. Bằng chính cảm xúc của mình hãy lắng nghe dư vị đằng sau câu chữ.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ được mở ra với khung cảnh rất đẹp của buổi ra khơi trong gió nhẹ, nắng hềng. Có cảm tưởng nhà thơ đang lặng ngắm đoàn thuyền hăng hái ra khơi và ánh mắt ấy như dõi theo mãi:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Hai câu thơ miêu tả rất cụ thể hình ảnh cánh .buồm có màu sắc (trắng), có hình khối (to) và hoạt động (rướn). Cánh buồm là một vật hữu hình nhưng đã được nhà thơ ví với “mảnh hồn làng” là một khái niệm vô hình, trừu tượng thì quả là độc đáo. Câu thơ đã thể hiện nét tinh tế, sâu sắc trong hồn thơ Tế Hanh. Bởi với những cư dân làm nông nghiệp thì mái đình cổ kính, cây đa, rặng tre xanh hay những cánh đồng thẳng cánh cò bay chất chứa hồn quê, hồn làng của họ. Còn với những ngư dân của một vùng biển Trung Bộ, cuộc đời gắn với biển cả thì cánh buồm, con thuyền chính là nơi gửi gắm hồn quê, tình ngưòi. Ớ đây, Tế Hanh đã cảm nhận rất rõ con thuyền ra khơi như mang theo tâm hồn của dân làng với những nỗi lo toan, niềm tin yêu và hi vọng. Động từ “rướn” được sự dụng rất đắc địa. Bởi đó là hoạt động chỉ có thể có ở con người hay động vật sống, và diễn tả sự cố gắng, sự phấn đấu để tiến lên. Với nghệ thuật so sánh và nhân hoá độc đáo đã khiến cánh buồm ấy trở nên có hồn hơn, gần gũi hơn với đời sống của người dân làng chài. Ân chứa đằng sau hình ảnh chính là sức sống, khí thế lao động và khát vọng về ấm no hạnh phúc, gợi lên một hình ảnh rất đẹp về một cánh buồm lớn như ôm trọn cả bầu trời bao la, căng gió biển khơi. Cánh buồm như thâu góp vào trong nó bao sức sống, tâm hồn của con ngươi và sinh khí của biển cả bao la. Nó như mang theo tất cả niềm tin của người dân vào công cuộc chinh phục biển cả, luôn vươn mình về phía trước.

Tế Hanh yêu quê là yêu “mảnh hồn làng ” thân thương ấy và yêu cả những con người ngày đêm vật lộn với gió to sóng cả trong công cuộc mưu sinh:

Dân chài lưới làn da ngầm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Nghe trong câu thơ có gì đó bình dị mà thân thương vô cùng. Một nét vẽ rất chân thực mà nồng nàn tình yêu quê của Tế Hanh về những chàng trai của làng chài với “làn da ngầm rám nắng”. Tế Hanh không cô tình ngợi khen nhưng người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp của sự khoẻ mạnh, cưòng tráng của những con ngưòi đã được tôi luyện trong sóng gió đại dương, trong mưa nắng dãi dầu. Thì ra, đằng sau làn da rám màu thời gian của sương gió biển khơi ấy là cả sức sống, khí thê lao động của những người dân bình dị. Vị mặn mòi của biển cả như đã thấm cả vào làn da, thớ thịt, vào tâm hồn họ. Hai chữ “nồng thở” chân phương mà có sức gợi cảm biết bao về tình yêu, sự gắn bó của người và biển.

Trong hồn thơ của thi nhân thuộc lớp cuối cùng của phong trào Thơ mới đã có cái bình dị, mộc mạc của cuộc sống lao động nhưng cũng không thể thiếu nét lãng mạn, bay bổng. Những câu thơ trên là minh chứng hết sức cụ thể.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 18)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại bài thơ và chú ý đến cách miêu tả của tác giả về cảnh dân làng dong thuyền ra khơi, cảnh đón ghe về, về những con người chài lưới. Nhưng nói lên cụ thể tình cảm tha thiết của nhà thơ với quê hương là đoạn cuối. Có thể liên hệ với những kiến thức về hoàn cảnh sáng tác để hiểu đoạn thơ và tâm sự của tác giả.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ không hấp dẫn người đọc ở vẻ đẹp tân kì của những ngôn từ lấp lánh mà ở sự nồng nàn, đằm thắm của tình quê. Những câu thơ mới đọc nghe như lời giới thiệu đơn thuần về cuộc sống của một làng chài ven biển Trung Bộ nhưng thắm đượm trong đó là tình yêu, sự gắn bó của người con với “đất mẹ” thân yêu. Không có tình yêu, nỗi tự hào thì làm sao Tế Hanh có thể vẽ nên những hình ảnh đẹp, lãng mạn như thế về cuộc sống lao động và con người nơi đây. Và không gắn bó thì làm sao nhà thơ có thể cảm nhận được gian lao, mệt mỏi của cuộc sống lao động và tinh tế lắng nghe được chất muôi mặn đang ngấm dần vào từng thớ vỏ.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Và tình yêu ấy như cứ đẩy lên mãi khiến nhà thơ phải cất lên thành những lòi thơ da diết:

Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Đang say sưa trong bức tranh quê về cuộc sống của dân làng chài, người đọc bỗng giật mình khi đọc câu thơ này. Thì ra, đây chỉ là hình ảnh được gợi tả qua trí nhớ của nhà thơ mà sao sinh động, cụ thể đến thế. Một làng quê, một vạn chài mộc mạc mà sao lại có sức hút, sức gợi kì diệu khiến người con ly hương ở một nơi nào đó, thời gian xa cách, không gian mênh mông không định, mà hễ gặp một cánh buồm, màu nước xanh là hình ảnh quê lại dội về, thao thức. Điệp từ “nhớ”, làm cho giọng thơ thiết tha, bồi hồi, sâu lắng. Khi xa quê nhà thơ nhớ về những gì thân thương, gần gũi nhất vối cuộc sống của người dân miền biển: màu nước xanh của biển, những con cá bạc xếp đầy ghe. Thấp thoáng trong hoài niệm là hình ảnh con thuyền rẽ sóng ra khơi đánh cá… Nhưng Tế Hanh còn nhớ cả đến “cái mùi nồng mặn” của biển, của quê hương thì thực sự làm người đọc bất ngờ. Bởi ông không chỉ nhớ về quê hương bằng tâm trí, mà mở rộng cả giác quan để cảm nhận, để thấm thìa vị quê, hồn quê. Bởi không yêu, nhớ đến da diết, nồng nàn thì làm sao ông có thể cảm được cái vị quê dân dã mà đằm thắm ấy. Nỗi nhớ, tình cảm với quê hương của Tế Hanh dường như đã lan toả, thấm vào từng câu, từng chữ. Chợt nhớ đến hai câu thơ của Chế Lan Viên, ta bỗng thấy sao thấm thìa:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn.

Có lẽ đối với Tế Hanh, quê hương không chỉ là tên đất, tên làng mà đã trở thành “mảnh hồn” sâu kín, đằm thắm và nồng đượm nhất.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 18)

а.  Hướng dẫn tìm hiểu

Để trả lời được câu hỏi này, cần chú ý vào những yếu tố tạo nên nghệ thuật của bài thơ: ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, biện pháp tu từ… Hãy chú ý đây là nhà thơ thuộc thế hệ cuối cùng của phong trào Thơ mới, nên có thể vận dụng những kiến thức về các nhà thơ khác để so sánh.

b.  Gợi ý trả lời

Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ. Thể thơ này đến với Tế Hanh đã khá ổn định, cách bắt nhịp biến hoá, nhịp nhàng, âm thanh giàu sắc độ. Cách gieo vần cuối mỗi câu thơ làm cho nhịp thơ uyển chuyển (sông – hồng; cá – mã; giang – làng; gió – đỗ…), câu thơ như kéo dài mãi ra theo dòng cảm xúc. Cung bậc của âm thanh trong thơ hay cũng là cung bậc của tâm trạng: có lúc reo vui, phấn khởi trong buổi ra khơi và tấp nập đón ghe về, có khi lại trầm lắng, yên tĩnh, thẳm sâu trong dáng nghỉ ngơi của con thuyền trên bãi.

Là một thành viên của “làng Thơ mới” trong thơ ông vẫn có cái lãng mạn trong một số nét vẽ, nhưng cái đẹp nhất ở thơ ông chính là sự giản dị, mộc mạc trong câu chữ. Từ lối vào đề giản dị như lời tâm sự “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới… ” đến cách nói như mang hương vị của ca dao, dân ca: “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe Ta bắt gặp đâu đó trong ca dao Việt Nam niềm tin thánh thiện đó:

Ơn trời mưa nắng phải thì,

Nơi thi bừa cạn, nơi thì cày sâu.

Nhờ trời hạ kế sang đông,

Làm nghề cày cấy, vun trồng tốt tươi…

Đọc “Quê hương” của Tế Hanh, ta không bắt gặp những hình ảnh mĩ lệ, câu chữ cầu kì, hiện đại của văn thơ phương Tây nhưng sao ta vẫn nhớ, vẫn yêu thơ ông đến thế. Có lẽ, sức hút kì diệu nhất chính là ở cái chân chất, mộc mạc của câu chữ và nồng đượm, ấm áp của tình yêu quê hương. Tế Hanh mang vị mặn mòi của biển, của chốn quê vào thơ và như truyền nó sang người đọc khiến ta bỗng thấy nhớ, thấy yêu một miền quê ngai ngái mùi cá, mặn chát mùi muối biển mà một lần nào đó ta đã đi qua.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Chủ đề quen thuộc và thành công hơn cả của Tế Hanh là tình cảm với miền Nam quê hương, là ý chí đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Nhiều bài thơ của ông trong số những bài thơ tiêu biểu cho đề tài của thơ ca Việt Nam đương thời: “Nhớ con sông quê hương”, “Chiêm bao”, “Nói chuyện với sông Hiền Lương”, “Mặt quê hương”…Phong cảnh và con người quê hương thường được tái hiện với tình cảm khi lắng đọng, khi dào dạt, những điều thiết tha, chân thành trong những kỉ niệm tươi thắm. Đồng thời, Tế Hanh cũng viết về cuộc sống xã hội chủ nghĩa mới của miền Bắc, ngợi ca những biến đổi cách mạng trong những biểu hiện bình thường của cuộc sống hằng ngày, ca ngợi hạnh phúc bình dị của cuộc sống mới.

Trong thơ Tế Hanh, cảm xúc chân thực thương được diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh. Tiếng nói nhỏ nhẹ, hiền hoà bình dị nhưng không kém phần tha thiết đã giúp cho thơ Tế Hanh dễ dàng đến được với người đọc.

(Nguyễn Văn Long, Từ điển Văn học, tập hai,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984).

2. “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cả thế giới những tình cảm ta đã âm thầm cho cảnh.vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khô đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn, sầu tủi của một con đưòng. Tế Hanh luôn nói đến những con đường. Cũng phải, trên những con đựờng ngưng lại biết bao nhiêu bâng khuâng, hồi hộp!

(Hoài Thanh, Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam,

NXB Văn học, Hà Nội, 2003)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận