Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn – Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán 9

Đang tải...

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

A. Ví dụ

Ví dụ 1.

Cho đường tròn (O ; R) và điểm A ở ngoài đường tròn. Kẻ cát  tuyến ABC với (O), (B, C ∈ (O)). Biết OA = 2R và khoảng cách từ O đến BC là \frac{R}{2} .Tính AC.

Giải:

Kẻ OH vuông góc với dây cung AC của (O) tại H, suy ra H là trung điểm của BC (định lí đường kính và dây cung) và OH = \frac{R}{2} (gt).

Xét ∆AOH có:

Ví dụ 2.

Cho đường tròn (O ; R), đường kính AB. Trên tia đối của tia AB lấy C. Từ C kẻ tiếp tuyến CD với (O). Kẻ DH ⊥ AB tại H. Chứng minh rằng CH. CO = CA.CB.

Giải:

Vì CD là tiếp tuyến của (O) (gt)

nên CD ⊥ DO. Xét ∆CDO có

góc D = 90°, DH là đường cao nên CD^{2}  = CH.CO.            (1)  

Mặt khác

CA.CB = (CO – CA).(CO + OB)

             = (CO – OD).(CO + OD)

             = CO^{2} – OD = CD^{2} .      (2)

Từ (1) và (2) suy ra CH.CO = CA.CB.

B. Các bài tâp cơ bản

Bài 4.1.

Từ một điểm B trên đường tròn (O) kẻ BH vuông góc với tiếp tuyến của (O) tại A.

a) Chứng minh rằng BA là phân giác của góc OBH ;

b) Khi B di động trên đường tròn thì giao điểm M của BH với phân giác của góc AOB di chuyển trên đường nào ?

>>Xem đáp án tại đây.

Bài 4.2.

Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, hãy xác định vị trí tương đối của đường thẳng y = -x + 3 với đường tròn (O ; 2).

>>Xem đáp án tại đây.

C. Các bài tập nâng cao

Bài 4.3.

Cho ∆ABC vuông tại A (AB < AC), đường cao AH. E là điểm đối xứng của B qua H. Vẽ đường tròn đường kính EC cắt AC tại K. Xác định vị trí tương đối của HK với đường tròn đường kính EC.

>>Xem đáp án tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận