Vì sao Trái đất lại nóng lên? – 10 vạn câu hỏi vì sao?

Đang tải...

Vì sao Trái đất lại nóng lên? – 10 vạn câu hỏi vì sao?

Vì sao Trái đất lại nóng lên?

Trong cuộc sống của loài người, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp, dầu và than đá được dùng rất nhiều, do đó đã thải vào không khí trên cao một lượng đioxit cacbon rất lớn, tăng 20% so với lượng đã có cách đây 40 – 50 năm trước.

Đioxit cacbon cùng với hơi nước hình thành nên một lớp mỏng bao phủ Trái đất, nó cho nhiệt lượng từ Mặt trời phát ta đi tới mặt đất một cách dễ dàng, nhưng lại hấp thụ nhiệt lượng từ mặt đất tán xạ vào không gian rồi lại phát đi đại bộ phận nhiệt lượng đó xuống lại mặt đất. Điều đó có hiệu quả giống như cái nhà bằng kính hoặc tấm chất dẻo mỏng. Nên hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhà kính.

Nếu nồng độ đioxit cacbon tăng gấp đôi, nhiệt độ không khí trung bình tại mặt đất liền tầng 2 – 3 độ C. Trong giai đoạn 1940 đến 1965, nhiệt độ không khí trung bình ở vào trạng thái giảm sau 1980 có xu thế tăng lên.

 Chúng ta phải làm sao để bảo vệ môi trường?

Khí hậu nóng lên, tầng ozon bị thủng, những cơn mưa axit, các chất thải có hại, những sinh vật sống hoang dã đã bị huỷ diệt cũng như bầu khí quyển, nguồn nước, đất đai bị ô nhiễm… Những vấn đề kể trên đều là hàng loạt những vấn đề về ô nhiễm môi trường toàn cầu mà hiện nay chúng ta đang phải đối mặt. Đứng trước những vấn đề trên, chúng ta phải làm gì?

Bảo vệ môi trường, mọi người đều có trách nhiệm, mỗi một người đều có rất nhiều việc để làm, chẳng hạn như: tôn trọng mọi quy định về việc nghiêm cấm vứt lung tung các loại chất thải, đổ chất thải vào nơi chỉ định hoặc thùng chứa, trong học tập và làm việc hết sức tiết kiệm đồ dùng văn phòng và các loại văn phòng phẩm, chống sử dụng lãng phí; phải nắm bắt được cách sử dụng và những việc cần chú ý của các loại sản phẩm nguy hiểm và các chất hoá học, không được tự ý di chuyển; cần hạn chế không dùng các loại chất phun như chất phun diệt trùng, chất phun khử mùi, phun sơn, phun keo… bởi vì việc sử dụng các thứ này sẽ thải vào trong không khí những chất cacbuahydro flo clo; tránh sử dụng cốc uống nước, hộp cơm, túi nilon, bỉm dùng một lần, dùng cốc sứ, hộp giấy túi vải để thay thế. Như vậy mới có thể làm giảm lượng rác, giảm nhẹ áp lực của công việc xử lý rác, lựa chọn mua những trang phục không phải giặt khô bởi vì giặt khô cần đến những chất có hại, không được tự ý bắt giết các loài động vật sống hoang dã, không tự ý bắt và giết những loài côn trùng, cá, chim có ích, nhất là ếch vì một con ếch trung bình một năm có thể ăn 15.000 con côn trùng, trong đó chủ yếu là côn trùng có hại; yêu cây cỏ, thông qua 2 bàn tay của chúng ta tô điểm cho thành phố màu xanh làm cho thành phố trở thành một vườn hoa lớn.

Những ví dụ trên đây tuy chỉ là chuyện nhỏ nhưng chỉ cần mọi người bắt tay vào, cùng cố gắng thì những chuyện nhỏ không đáng kể này cũng sẽ có tác dụng đối với việc cải thiện ô nhiễm môi trường. Chỉ cần chúng ta bắt tay từ việc tiết kiệm nguồn tài nguyên và giảm ô nhiễm, điều chỉnh phù hợp với cách sống của mình thì chúng ta đã có thể cống hiến một phần cho việc bảo vệ Trái đất.

Đứng trước tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng lên, chúng ta phải có biện pháp gì?

Các nhà khoa học đã đưa ra hai biện pháp “thích ứng” và “hạn chế”. Thích ứng chính là áp dụng mọi biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu, ví dụ như xây đập ở những vùng bị ngập nước biển để đề phòng thiên tai do mực nước biển dâng cao, thay đổi giống nông nghiệp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu. “Hạn chế” chính là áp dụng mọi biện pháp để hạn chế sự phá hoại của con người đối với khí quyển như: hạn chế số lượng thải cacbonic, thay đổi chất đốt như than và dầu, ra sức phát triển nguồn năng lượng như năng lượng Mặt trời, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió,… Bên cạnh đó cần phải ra sức trồng cây tạo rừng, tăng thêm thảm cây để hút khí cacbon đioxit, cũng có thể làm giảm hàm lượng cacbon đioxit trong khí quyển. Từ đó có thể phòng ngừa nhiệt độ tiếp tục tăng lên trên Trái đất.

Nhiệt độ toàn cầu nóng lên có ảnh hưởng gì tới môi trường nhân loại?

Sự thay đổi khí hậu trên Trái đất có liên quan rất mật thiết tới cuộc sống của con người. Thông qua sự quan sát và nghiên cứu khí hậu toàn cầu các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 100 năm trở lại đây, nhiệt độ bình quân toàn cầu tăng cao 0,5 đến 0,6 độ C và có xu thế tiếp tục tăng. Sự phát hiện này gây chú ý rộng rãi cho con người. Năm 1989 Chương trình kế hoạch môi trường Liên Hợp Quốc còn đưa ra vấn đề “Nhiệt độ toàn cầu tăng lên” liệt vào chủ đề chính trong ngày “Môi trường thế giới năm đó”.

Tại sao khí hậu toàn cầu lại nóng lên? Nhân tố làm thay đổi khí hậu rất phức tạp, nhưng có thể chia làm 2 nhân tố con người và nhân tố tự nhiên.

Nhân tố tự nhiên có:

Hoạt động của Mặt trời bao gồm: vết đen Mặt trời, tia lửa Mặt trời, vệt sáng…

Của dải băng hà và sự thay đổi của luồng khí lạnh, luồng khí ấm, núi lửa…

Nguyên nhân của vũ trụ như sự thay đổi tốc độ xoay chuyển của Trái đất.

Nhân tố con người:

Chỉ các hoạt động không hợp lí của nhân loại

Ví dụ: Theo đà phát triển của công nghiệp các nhiên liệu đốt như: than, dầu, khí thiên nhiên trong nhà máy đã làm cho hàm lượng cacbonic trong không khí tăng nhanh. Sự tàn phá rừng và thảo nguyên của con người làm cho khí cacbonic tăng cao và lượng oxy mà rừng và thảo nguyên tạo ra ít đi rất nhiều. Khí cacbonic càng ngày càng tăng là trở ngại ngăn không cho nhiệt độ giảm xuống.

Hàm lượng cacbonic trong tầng khí quyển tăng mạnh sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính. Kết quả ánh Mặt trời có thể chiếu xuống Trái đất trong khi nhiệt độ giảm xuống và nhiệt độ trên Trái đất càng ngày càng nóng lên.

Hiện nay, mỗi năm lượng khí cacbonic trên Trái đất tăng với tốc độ 0,7 ppm. Từ đây chúng ta có thể tính được đến thập kỷ 30 của thế kỷ XXI, nhiệt độ bình quân trên Trái đất sẽ tăng từ 1,5 đến 4,5 độ C so với hiện nay. Lúc đó nước biển sẽ trở nên rất nóng, mặt nước biển sẽ tăng 0,2 đến 0,4 mét cộng thêm dải băng hà tan ra, mực nước biển sẽ càng tăng cao, có khả năng các vùng ven biển sẽ bị lụt, làm cho môi trường tự nhiên và hệ sinh thái bị phá hoại, mọi thiên tai như bão, mưa rào, sóng thần, sức nóng,… sẽ liên tiếp xảy ra và đem lại tổn thất không thể lường trước được cho các ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt cũng như cuộc sống của toàn nhân loại. Có người coi đó là “Thiên tai của chiến tranh hạt nhân”.

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Mùa đông ở phía Bắc trời buốt giá, cây cỏ khô cằn. Nhưng trong nhà kính lại ấm áp như mùa xuân, khắp nơi cây cỏ xanh tươi cảnh sắc rất sinh động. Đây là nguyên nhân gì vậy? Thì ra kính có một đặc điểm đặc thù, nó có thể cho bức xạ Mặt trời chiếu vào trong phòng kính, lại có thể ngăn ngừa bức xạ nóng trong nhà kính lọt ra ngoài tạo ra bầu không khí trong nhà kính càng ngày càng ấm áp.

Trên thực tế, Trái đất ngày nay cũng đang trở thành “một nhà kính lớn”.

Trong không khí bao quanh Trái đất ngoài khí Nitơ, Oxi còn có rất nhiều khí khác như Cacbonic, Mêtan, Clorua, Florua, hyđrocacbon, v.v… Những khí này có tác dụng tương tự như kính, nó có thể làm cho bức xạ sóng ngắn của Mặt trời chiếu qua. Như vậy ánh Mặt trời sẽ trực tiếp chiếu xuống mặt đất làm cho nhiệt độ Trái đất tăng cao. Đồng thời những khí này lại có thể hút bức xạ nóng toả ra từ mặt đất. Điều này nói lên năng lượng bức xạ vào thì dễ mà toả ra thì khó. Hiện tượng này rất giống hiện tượng trong nhà kính. Con người đã gọi hiện tượng này là hiệu ứng nhà kính, khí CO2 đóng vai trò chủ yếu, vai trò của các khí khác chỉ chiếm khoảng 1/8.

Hiệu ứng nhà kính dẫn đến nhiệt độ Trái đất tăng cao. Tring thời gian từ năm 1850 đến năm 1988, nồng độ Cacbonic trong không khí đã tăng 25%. Thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhiệt độ bình quân của Trái đất cao hơn 0,6 độ C so với thế kỷ trước. Nếu nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng cao như hiện nay thì hệ sinh thái của Trái đất sẽ mất thăng bằng và gây ra thiên tai.

Núi lửa là thủ phạm gây nên hiện tượng El Nino?

Trong mấy năm vừa qua, hiện tượng El Nino đã gây ra xáo trộn nghiêm trọng đối với khí hật Trái đất. Mới đây, giới khoa học Mỹ đã tìm ra thủ phạm chính gây nên El Nino: núi lửa.

Các nhà khoa học đã quan sát các “chỉ số địa chất” – bụi trên lõi băng của 2 cực, vòng cây và sự phát triển của san hô – rồi đem so sánh với các đợt phun trào núi lửa lớn từ năm 1649 trở lại đây. Họ nhận thấy rằng, hoạt động núi lửa dữ dội ở các vùng nhiệt đới sẽ kéo theo những đợt biến đổi khí hậu lớn, giống như El Nino, trong nhiều năm liền. Mỗi khi núi lửa phun trào, có nhiều khả năng là El Nino sẽ xuất hiện vào mùa Đông năm đấy.

El Nino xảy ra theo chu kỳ từ 3 đến 11 năm, khi nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương trở nên ấm hơn so với bình thường. Gió mậy dịch thổi từ Đông sang Tây tắt hắn, khiến cho dòng nước ở khu vực này ấm lên. Hậu quả của El Nino thật kinh khủng, ảnh hưởng đến toàn bộ nam bán cầu: lở tuyết và lở đất ở Nam Mỹ, hạn hán ở Nam Phi, lốc xoáy nhẹ ở Đại Tây Dương và cháy rừng ở Indonesia. Ngoài ra, nó còn làm cho mùa màng thất bát, cản trở đường di cư của cá, gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống con người.

Núi lửa phun trào sẽ thổi một lớp bụi mỏng lên tầng bình lưu: chúng sẽ lơ lửng ở đấy, che bớt ánh năng Mặt trời, khiến cho nhiệt độ Trái đất giảm xuống một chút. Tuy vậy, khu vực Thái Bình Dương lại ấm lên do dòng nước ấm từ các nơi đổ về. Sự biến đổi về nhiệt độ nói trên đủ để gây nên một đợt El Nino. El Nino thường kéo dài suốt 3 năm liền sau khi núi lửa phun trào dữ dội.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra lời cảnh báo: núi lửa không phải là thủ phạm duy nhất gây nên hiện tượng El Nino. Khí hậu toàn cầu ấm lên còn do chính bàn tay con người. Chúng ta đốt cháy nhiên liệu khoáng và thải ra khí nhà kính. Vì vậy, chúng ta cần phải giữ cho môi trường trong sạch, để không “đổ thêm dầu vào lửa” khi chưa có cách nào kiểm soát được núi lửa phun trào.

>> Xem thêm : Tìm hiểu về Trái Đất của chúng ta – 10 vạn câu hỏi vì sao?

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận