Tập đọc : Thưa chuyện với mẹ – Tiếng Việt 4

Đang tải...

A – Mục tiêu bài học

      – Đọc trôi chảy toàn bài, biết phân biệt lời các nhân vật (Cương, mẹ Cương).

      – Hiểu nghĩa của các từ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông.

      – Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Con người sông phải có ước mơ. Ước mơ của Cương là chính đáng, nghề nào cũng quý, nghề nào cũng đáng ca ngợi.

 B – Tìm hiểu nội dung

      Bài văn Thưa chuyện với mẹ chia làm hai đoạn:

      – Đoạn 1 (Từ đầu đến “học một nghề để kiếm sống”)’. Ước muốn của Cương là được làm nghề thợ rèn.

      – Đoạn 2 (Đoạn còn lại): Cương thuyết phục mẹ cho Cương được làm nghề mà Cương ao ước.

I – Hướng dẫn luyện đọc

      Đọc toàn bài với giọng kể, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Giọng của Cương lễ phép khẩn khoản, thiết tha xin mẹ đồng ý cho em học nghề thợ rèn. Giọng của mẹ Cương ngạc nhiên khi thấy con xin học một nghề thấp kém, vất vả, cảm động dịu dàng khi hiểu được lòng con.

      – Đọc đúng các từ ngữ: thưa chuyện, mồn một, kiếm sống, dòng dõi quan sang, phì phào… Nhấn giọng và đọc đúng các câu sau:

      – Thưa mẹ,/ tự ý con muốn thế.// Con thương mẹ vất vả,/ đã phải nuôi bằng ấy đứa em / lại còn phải nuôi con…// Con muốn học một nghề để kiếm sống.//

      – Bất giác,/ em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi / mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”,/ tiếng búa con,/ búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” / và những tàn lửa đỏ hồng,/ bắn tóe lên như khi đốt cây bông.//

II – Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Cương xin học nghề rèn để làm gì?

      Cương xin mẹ học nghề rèn để kiếm sống vì em thấy mẹ phải vất vả, em muốn đỡ đần mẹ.

2. Mẹ cương nêu lí do phản đối như thế nào?

      Mẹ phản đối cho là ai đã xui khiến Cương, mẹ bảo gia đình mình dòng dõi quan sang, nghề thợ rèn là nghề hèn kém, nghề không có tương lai.

3. Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?

      – Thể hiện bằng hành động trìu mến, chăm sóc: “nắm lấy tay mẹ”

      – Nói với mẹ bằng những lời thiết tha: “Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

      – Rõ ràng Cương đã thuyết phục mẹ bằng những lời phải trái để mẹ hiểu và thông cảm cho em. Chính những lời nói đó Cương đã thuyết phục được mẹ.

4. Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con:

a. Cách xưng hô:

      + Cương xưng hô với mẹ rất lễ phép, kính trọng: “Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn; Mẹ xin thầy… Mẹ ơi!…

      + Mẹ Cương xưng là mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm.

      Cách xưng hô của hai mẹ con Cương thể hiện một gia đình có văn hóa và thể hiện tình thương yêu nhau giữa các thành viên trong gia đình.

b. Cử chỉ trong lúc trò chuyện: Thân mật, tình cảm.

      + Cử chỉ của Cương: nắm tay mẹ, nói lời thiết tha.

      + Cử chỉ của mẹ: nhẹ nhàng, xoa đầu Cương, cảm động khi thấy Cương biết thương mẹ.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận