Vì sao thân cây hình trụ? – 10 vạn câu hỏi vì sao?

Đang tải...

Vì sao thân cây hình trụ?

Môn hình học mách bảo chúng ta rằng diện tích của hình tròn lớn hơn bất kỳ một hình nào khác. Do đó, với cùng một lượng nhiên liệu như nhau, muốn tạo thành loại đồ vật có dung tích lớn nhất hoặc là có sức chứa nhiều nhất thì hiển nhiên phải tạo thành hình tròn là thích hợp hơn cả.

Chẳng có gì là lạ khi người ta làm ống khói, ống dẫn nước đều là ống tròn. Trên thực tế đó là một kiểu bắt chước hiện tượng tự nhiên (phòng sinh học).

Thứ hai là hình trụ tròn chịu lực tốt nhất. Trọng lượng của tán cây to tròn đều nhờ vào sự chống giữ của thân cây. Có những loài cây sai trái, đến mùa trên cây còn treo nặng hàng tạ quả, nếu không có cành thân khoẻ chống giữ, làm sao có thể tồn tại được.

Hơn nữa, với thân cây hình trụ tròn còn có lợi cho việc phòng chống nhiều tác hại từ bên ngoài. Nếu thân cây là hình vuông hoặc hình chữ nhật, thân cây ắt sẽ có các góc cạnh, dễ làm mồi cho các loài động vật gặm nhấm.

Ngoài ra, cây thân gỗ là cây lâu năm, trong đời nó khó tránh khỏi bị gió bão tấn công. Do thân cây hình trụ tròn, cho nên dù gió lớn đến từ phía nào cũng dễ dàng lướt qua bề mặt, chỉ phải chịu một lực nhỏ của gió mà thôi.

Mọi sinh vật đều tiến lên phía trước trên bậc thang tiến hoá của thế giới. Hình trụ tròn của thân cây chính là kết quả hoàn hảo của sự thích nghi đó.

Tại sao cây trong chậu cảnh lại già và có nhiều tư thế?

Bước vào vườn chậu cây cảnh của vườn thực vật Thượng Hải bạn có thể thấy những cây già trong chậu cảnh đã sống mấy chục năm, thậm chí là mấy trăm năm, sao lại có sinh khí bừng bừng như vậy, cành khoẻ, lá xanh, nhiều tư thế đẹp mắt. Tại sao những cây nhỏ chưa cao đến 1 mét này lại có tuổi lớn như vậy?

Thì ra những cây trong chậu cảnh là một loại cây không phải sinh trưởng từ nhỏ trong chậu cảnh, đa số tổ tiên của chúng là sinh trưởng ở vùng núi cao hoang dã, hoặc do con người chặt phá, hoặc do già, ruột rỗng, phần than của phần trên cây bị chặt đổ hoặc mục nát mà không tồn tại được, nhưng mầm ngủ yên lâu dài trên phần gốc của cành và phần dưới đất vẫn còn sống, những người làm vườn liền lợi dụng đặc tính này, đưa những cây không có phong thái đó kết hợp với phần dưới, khôi phục lại và sửa cắt toàn bộ cành, dùng đất tốt để nuôi dưỡng cho thích hợp và tiến hành nuôi dưỡng tỉ mỉ. Như vậy, những mầm đã ngủ lâu giờ lại khôi phục sức sống, dần dần đâm chồi trên cành và ra lá. Sau đó, dùng phương pháp nhân tạo để uốn vòng hoặc uốn cong những cành non mới ra thành các tư thế tuyệt đẹp, rồi lại chuyển vào trong chậu cảnh, hình thành nên chậu cảnh có trăm nghìn tư thế, già dặn, cứng cáp đầy sức sống.

Mọi loài thực vật từ nhỏ đã được trồng ở trong chậu, người ta thường gò cành, cắt tỉa đều kìm chế sự phát triển của nó, để nó có kiểu dáng đẹp.

Từ hình dáng của cây mà nói, có những cây trồng lâu ngày trong chậu quả thực là rất nhỏ, nhưng xét về hình thế rắn rỏi của chúng, có thể dễ dàng thấy rằng tuổi của chúng không nhỏ, thông thường ít nhất cũng sống được vài năm, vài chục năm, thậm chí vài trăm năm. Đây là truyền thống của Trung Quốc về nghệ thuật làm vườn và kỹ thuật chăm sóc để khống chế sự phát triển của cây trong chậu.

Có một số cây hoa mai được trồng lâu năm trong chậu, hình thành nên những cành cây rắn rỏi, ra hoa hàng năm, nhưng không cho chúng phát triển thành cây to, trong nghệ thuật trồng vườn được gọi là “Thân mai”. Dùng thân mai làm cây cảnh, còn một nghệ thuật khác nữa là cắt dọc thân mai ra làm hai nửa, đem một nửa đi trồng trong chậu, nó vẫn có thể ra hoa hàng năm như thường, có vẻ đẹp rất riêng, trong nghệ thuật làm vườn gọi là “Bổ mai”.

Có thể không ít người hỏi: Cây đã bổ đôi làm sao lại vẫn có thể sống và ra hoa? Đó là do nguyên nhân gì?

Thực ra, ống libe vận chuyển chất dinh dưỡng trong phần dây chằng, ống dẫn trong phần chất gỗ vận chuyển chất dinh dưỡng, nếu cắt sạch phần vỏ của cây, sự vận chuyển chất dinh dưỡng ngừng lại, cây sẽ chết. Nhưng nếu cắt dọc cây làm hai nửa, thì mỗi nửa đều có đầy đủ các bộ phận rễ, thân, cành, lá. Như vậy thì chất dinh dưỡng mà lá ở mỗi nửa thân cây tạo ra vẫn có thể được vận chuyển xuống dưới bằng hệ thống mao mạch trong phần dây chằng, còn nước và muối vô cơ cũng thông qua các ống dẫn ở phần thân gỗ vận chuyển lên trên, do vậy nên mỗi nửa cây đều có thể tự sống, ra hoa và sinh trưởng bình thường.

Trong các loài cây cối hoa cỏ, không chỉ thân mai có thể cắt làm hai, mà cây tử vi, lựu và nhiều loài khác cũng có thể cắt làm hai nửa, vẫn sống bình thường. Dựa vào nguyên lý này, chúng ta có thể tạo ra nhiều cây cảnh lạ mắt với nhiều hình dáng độc đáo từ các loại cây cối hoa cỏ khác nữa.

Làm thế nào để cho hoa cắm trong bình có thể tươi được lâu?

Một cành hoa tươi, chỉ cắm được vài ngày thì cành hoa bị rủ đầu xuống, màu sắc cũng không còn tươi nữa, điều này là do nguyên nhân nào? Nếu bạn lấy cành hoa lên xem thì sẽ nhìn thấy phần cắm trong nước bị thối rữa, có mùi hôi. Đây là do vi khuẩn đang gây chuyện, vi khuẩn và vật chất phân giải khác ảnh hưởng tới sức khoẻ của phần trên của hoa; Có lúc không nhìn thấy cành thối rữa nhưng cành hoa cũng rũ đầu xuống, đó là do sữa trong cơ thể một số thực vật chảy ra từ miệng cắt làm tắc ống dẫn chính chỗ miệng cắt, cản trở sự hấp thụ nước, như vậy, cành hoa không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, cho nên nó mới bị héo rũ.

Tìm ra bí mật thì tốt quá rồi, muốn để cho hoa cắm được lâu, có thể cắt ít cuống rồi dùng lửa hơ qua cành hoa, làm cho nó bị cácbon hoá cục bộ, như vậy có thể để phần dưới ngâm trong nước không bị nhiễm vi khuẩn mà bị thối rữa, lại có thể làm cho sữa của một số thực vật không chảy ra làm tắc nghẽn ống dẫn chính, làm cho nó luôn nhận được lượng nước cung cấp. Có một số người mua về những bông hoa đỏ tươi, rồi dùng lửa đốt vào phần gốc đã cắt sau đó cắm vào bình. Qua cách làm như vậy thì cành hoa có thể cắm được lâu. Trước kia trong dân gian đã từng lưu truyền một phương pháp là cuống hoa thược dược được đốt trên lửa thì có thể làm cho nụ hoa nở và giữ được lâu, có lẽ chính là biện pháp này. Phương pháp này phải chăng đều có tác dụng với tất cả các loại hoa hay không thì còn phải nghiên cứu.

Trên thị trường hoa hiện nay còn có một loại dung dịch giữ cho hoa tươi, cho một chút vào trong nước cắm hoa cũng có thể kéo dài thời gian giữ cho hoa được lâu.

>> Xem thêm : 10 loài vật nguy hiểm nhất thế giới – 10 vạn câu hỏi vì sao?

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận