Giúp học tốt ngữ văn 8 – Tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”

Đang tải...

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

Phan Bôi Châu

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Bài thơ thể hiện phong thái ung đung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của chính tác giả.

1.2. Thể hiện giọng điệu hào hùng, khẩu khí của các nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX với lối nói khoa trương giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt.

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Phan Bội Chậu (1867 – 1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn San người làng Đan Nhiệm, nay là xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ, Phan Bội Châu đã nổi tiếng là thần đồng: 6 tuổi theo cha đi học, 3 ngày đã thuộc hết “Tam tự kinh”, 7 tuổi đã hiểu nghĩa “Kinh truyện’, 8 tuổi thông thạo các cử tử, 13 tuổi đã đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ.

Phan Bội Châu có tư tưởng yêu nước rất sớm. Ông là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc ta những năm đầu thế kỉ XX. Ông từng xuất dương sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước.

Phan Bội Châu là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, viết bằng nhiều thể loại khác nhau. Các tác phẩm của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đâu kiên cường… Tác phẩm chính: “Hải ngoại huyết thư” (thơ chữ Hán), “Sào Nam thi tập” (thơ chữ Hán và chữ Nôm), “Trùng Quang tâm sử” (tiểu thuyết chữ Hán), “Văn tế Phan Châu Trinh” (chữ Nôm), “Phan Bội Châu niên biểu” (hồi kí chữ Hán).

Bài thơ Nôm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” được trích giảng trong SGK nằm trong tác phẩm “Ngục trung thư” (Thư viết trong ngục) viết bằng chữ Hán, vào đầu năm 1914, khi ông bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc bắt giam. Bài thơ bộc lộ cảm xúc của nhà yêu nước khi ở trong ngục.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 147)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ hai câu đầu, chú ý các từ: hào kiệt, phong lưu đã giải nghĩa trong phần Chú thích SGK.

b) Gợi ý trả lời

Hai câu thơ đầu thể hiện khí phách của ngưồi anh hùng khi sa cơ vào cảnh tù ngục: 

vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Tác giả khẩng định tài năng, chí khí vững vàng của mình, tự ý thức về cốt cách, phong thái ung dung của ngưòi tù.

Câu thơ Đường với nghệ thuật tiểu đối (đối hai vế) và từ… “vẫn” được lặp lại hai lần, nhấn mạnh, rõ ràng và dứt khoát một tư thế vững vàng trước sau như một.

Người anh hùng trong cảnh tù đầy vẫn không hề run sợ, vẫn giữ được cốt cách của ngưòi “hào kiệt”, “phong lưu”.

Nhà tù chỉ là nơi tạm nghỉ, tạm dừng chân: “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”. Với Phan Bội Châu, ở tù không phải là rơi vào thế bị động, mà chính người anh hùng đã chủ động tạm nghỉ khi đã “mỏi chân” trên bước đường bôn tẩu. Tứ thơ còn toát lên sự lạc quan, mang cốt cách của người hào kiệt.

Sau hơn 10 năm bôn ba hải ngoại, tìm đưòng cứu nưốc (1900 – 1913), năm 1914 khi đang hoạt động ở Trung Quốc, Phan Bội Châu bị chính quyền Quảng Đông bắt, chò ngày trả cho thực dân Pháp. Đêm đầu tiên trong nhà ngục, Phan Bội Châu đã sáng tác bài thơ này để tự an ủi, động viên mình.

Hai câu đề mở đầu bài thơ nói lên một khí phách ngang tàng, một phong thái ung dung, một tư thế vững vàng của ngưòi chiến sĩ.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 147)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ câu 3, 4. Trong thơ Đường, hai câu thực tiếp tục triển khai vấn đề đã đưa ra ở hai câu đề. Vì vậy, nên chú ý đến kết cấu thơ Đưòng luật đã học ở lớp dưới. Đồng thòi, chú ý đến giọng điệu của hai câu thực, giọng điệu có sự thay đổi gì so với hai câu đề.

b) Gợi ý trả lời

Hai câu thực có tính chất tự bạch, tác giả nhìn thẳng vào cảnh thực tế khó khăn của cuộc đời làm cách mạng đầy sóng gió. Song khẩu khí của nhà thơ vẫn không kém phần ngang tàng, ngạo nghễ.

Nhà thơ tự gọi mình là “khách không nhà”, là “người có tội”, nhưng là không nhà “trong bốn bể”, có tội “giữa năm châu”. Cách dùng từ “bốn bể”, “năm châu” khiến người đọc hình dung không gian “vùng vẫy” của bậc đại trượng phu là không có giới hạn. Và cách dùng từ “khách không nhà” đã gợi cho ta nhiều sự liên tưởrig. Trong hoàn cảnh nước mất, nhân dân lầm than thì với những bậc sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu đi đâu cũng mang nỗi buồn “vong quốc nô”, cũng không khác gì cảnh ngộ “khách không nhà”. “Nhà” ở đây phải chăng mang một ý nghĩa rộng là quê ‘hương, đất nước, chứ không chỉ là mái ấm gia đình. Và cái “tội” mà Phan Bội Châu nhắc đến là cái “tội” với non sông, đất nước vì chưa hoàn thành sứ mạng của ngươi hào kiệt chứ không phải tội danh mà thực dân Pháp gán cho.

Hai câu thơ mang giọng điệu trầm buồn, phảng phất một tâm trạng buồn đau nhưng không bi luỵ, có sắc thái than nhưng vẫn toát lên thần thái tráng ca.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 147)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ hai câu luận, chú ý đến giọng điệu, lối nói khoa trương biểu hiện tầm vóc của ngưòi anh hùng.

b) Gợi ý trả lời

Nếu hai câu thực giọng điệu trùng xuống, phảng phất buồn đau thì đến hai câu luận giọng thơ lại cất lên sang sảng, hào hùng. Dưòng như sau những phút suy ngẫm về bản thân, người tù đã lấy lại được tinh thần lạc quan, vẫn ôm ấp mộng kinh bang tế thế. Bằng lối nói khoa trương, hình tượng ngưòi anh hùng hiện lên với khẩu khí phi thưòng.

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Tầm vóc người anh hùng trở nên lớn lao, quên đi cảnh ngộ tối tăm nơi tù ngục, vẫn bền bỉ sự nghiệp cứu nước, cứu đời, vẫn cất tiếng cưòi ngạo nghễ, phá tan mọi oán thù đang kiềm toả “Mở miệng cưòi tan cuộc oán thù”.

Lối nói “Bủa tay ôm chặt”… “Mở miệng cười tan”… đã nâng tầm vóc ngưòi anh hùng lớn lao, siêu phàm. Trong cảnh ngộ tù đày, khát vọng trị nước cứu đòi của nhà yêu nưóc thật đáng cảm phục.

Tham khảo: Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 147)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ hai câu kết. Lưu ý rằng, vị trí hai câu kết trong bài thơ Đương là tổng kết lại ý của toàn bài thơ, đồng thời chú ý đến giọng điệu bài thơ.

b) Gợi ý trả lời

Hai câu cuối giọng thơ hạ xuống trầm tĩnh, khẳng định một cách đầy tin tưởng về sự nghiệp, về ý chí của ngươi anh hùng. Hai câu thơ vừa kết luận, khép lại ý của toàn bài, vừa mở ra một niềm tin vững chắc.

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Niềm tin “còn sự nghiệp” đã giúp người anh hùng vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm của thực tại nghiệt ngã nơi tù đày. Người anh hùng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng giữ vững tư thế, lập trường, giữ vững phong thái của mình. Tứ thơ đơn giản nhưng hàm chứa một triết lí giản dị, một sự trải nghiệm qua cuộc đòi cách mạng gian lao.

Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú Đưòng luật, hai cặp 3/4 và 5/6 đối nhau rất chỉnh. Giọng thơ lúc chùng xuống suy tư, lúc vút cao khẳng định tầm vóc, niềm tin, ý chí của người chiến sĩ yêu nưốc. Thơ cảm tác trong tù của người cách mạng không hề bi quan mà thể hiện khí phách hiên ngang, một ý chí không gì khuất phục nổi.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận