Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Tác phẩm “Đập đá ở Côn Lôn”

Đang tải...

Tác phẩm “ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN”

Phan Châu Trinh

Những nội dung cơ bản cần nắm

Cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp gian nan nhưng chí khí vẫn không bao giờ thay đổi qua bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng của bài thơ.

Vài nét vể tác giả, tác phẩm

Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, thị xã Tam Kì, tỉnh Quảng Nam). Ông đã từng đỗ Phó bảng và làm Thừa biện bộ Lễ (một chức quan nhỏ) một thời gian.

Phan Châu Trinh nhiệt thành yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, là người đề xướng tin tưởng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Hoạt động cứu nước của ông rất sôi nổi, đa dạng. Đường lối cứu nước của ông là dựa vào lí tưởng cách mạng Pháp để cải cách, không tán thành chủ trương vũ trang bạo động. Với tư tưởng này, Phan Châu Trinh là người khởi xướng và lãnh đạo phong trào Duy Tân, hoạt động rất tích cực trong những năm đầu thế kỉ XX. Cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn đau đáu một nỗi niềm cứu nước, cứu dân.

Phan Châu Trinh là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Văn chính luận của ông có tính hùng biện, đanh thép, thơ văn trữ tình đều thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ. Những tác phẩm này đã được ông sử dụng như một phương tiện để tuyên truyền, để kêu gọi, để làm cách mạng.

Các tác phẩm chính: “Tây Hồ thi tập”, “Tinh quốc hồn ca”, “Xăng-tê thi tập”; “Giai nhân kì ngộ diễn ca”, “Thất điều trần”, “Đông Dương chính trị luận”…

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 150)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc chú thích (1) trong SGK để hiểu rõ hơn về không gian, điều kiện công việc và tính chất công việc đập đá được đề cập đến trong bài.

b) Gợi ý trả lời

Côn Lôn là nơi thực dân Pháp lập nhà tù giam cầm những chiến sĩ yêu nước.

Ở đó, chúng tiến hành tra tấn, đánh đập rất dã man nhằm dập tắt ý chí đấu tranh của những chiến sĩ ưu tú này. Đập đá là một trong những công việc mà những ngươi tù khổ sai phải làm. Như vậy, rất dễ dàng hình dung được tính chất vất vả, nặng nhọc, nguy hiểm của công việc đó. Giữa một vùng đất hoang vu, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, (mưa, nắng), trong thời gian triền miên, người tù phải lấy sức người với những phương tiện thô sơ (búa) mà đập đá từ những quả núi lớn. Bọn thực dân Pháp buộc họ phải làm công việc ấy vừa để lấy nguyên liệu xây dựng xà lim, nơi giam cầm những người yêu nước, vừa như là một cách tra tấn họ, rút kiệt sức lực đồng thời mong làm họ sòn lòng nản chí. Tuy nhiên, trong bài thơ, dưới con mắt Phan Châu Trinh, đó lại chỉ là “việc con con” mà thôi.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 150)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Thực chất câu hỏi này yêu cầu phân tích bốn câu thơ đầu về cả nội dung và hình thức nghệ thuật, cần đặc biệt chú ý hai lớp nghĩa được. tạo dựng ở bốn câu thơ này.

b) Gợi ý trả lời

Bốn câu thơ đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Vối sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm, giữa lớp nghĩa thực và lớp nghĩa tượng trưng, tác giả đã xây dựng được một hình tượng thơ đa diện và có chiều sâu.

Dù xét ở lớp nghĩa nào, ngòi bút của Phan Châu Trinh cũng tỏ ra vô cùng sắc sảo.

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Ở tầng nghĩa thực, Phan Châu Trinh đã miêu tả một cách chân thực, sống động công việc đập đá: có đầy đủ cả không gian, địa điểm (đất Côn Lôn); có mục đích công việc (làm cho lở núi non); có hành động, phương tiện (xách búa, đánh tan, ra tay, đập bể) và có cả kết quả của hành động (năm bảy đông, mấy trăm hòn),..

Qua những hình ảnh thực này, nhà thơ đã gửi gắm quan niệm, chí khí, tâm sự của mình. Đó là quan niệm về chí làm trai: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn”. Từ “Đứng giữa” thể hiện một tư thế hiên ngang, kiêu hãnh. Đây là kiểu quan niệm truyền thông về chí nam nhi: gánh vác trách nhiệm lốn, đầu đội trời, chân đạp đất… Câu thơ tả không gian thực nhưng cũng đồng thời toát lên tư thế lẫm liệt, tầm vóc to lớn của ngưòi anh hùng.

Những hình ảnh miêu tả việc đập đá gợi lên sức mạnh phi thưòng của người dũng sĩ lay chuyển được cả đất trời: làm cho lở núi non, đập bể, đánh tan… Những từ chỉ số lượng cũng làm khắc sâu thêm ý nghĩa này: năm bảy, mấy trăm.

Rõ ràng bốn câu thơ đã xây dựng được một tượng đài uy nghi về ngưòi anh hùng trong bôn bể. Nét nghĩa thực, nét nghĩa tượng trưng hoà vào nhau, bổ sung cho nhau: Công việc đập đá, công việc lao động khổ sai vô cùng vất vả, nặng nề, là một thử thách khắc nghiệt nhưng đồng thời là điều kiện để đấng nam nhi thể hiện khí phách, bản lĩnh của mình.

Lừng lẫy. nghĩa là vang động, chấn động. Lối nói khoa trương vối những hình ảnh đa nghĩa và đặc biệt khẩu khí ngang tàng, mạnh mẽ, chất chứa tâm sự trong giọng thơ (có cảm giác hành động đập bể, “đánh tan” là sự bùng nổ của lòng căm hận) đã thể hiện chí khí, bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ cách mạng, coi thưòng gian khổ, hi sinh.

c) Mở rông kiến thức

Quan niệm về chí làm trai kiểu truyền thống như trên chúng ta đã gặp rất nhiều trong thơ cổ. Đến Phan Châu Trinh, đó là sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp trong hoàn cảnh đất nưốc bị đô hộ, biểu hiện ra bằng hành động cụ thể, đó là cuộc đòi hoạt động cách mạng sôi nổi của ông.

-Trần Quốc Tuấn tâm sự với các tướng sĩ: “… Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”.

(Hịch tướng sĩ)

-Trong “Chinh phụ ngâm khúc”, Đặng Trần Côn có viết:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,

Gió Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

(Đoàn Thị Điểm dịch)

– Còn Nguyễn Công Trứ thì khẳng định khá nhiều lần:

+ Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

+ Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông…

Xem thêm: Tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 150)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ các chú thích trong SGK. Chú ý giọng điệu, ngôn ngữ của bôn câu thơ vì đây là lời bộc lộ trực tiếp cảm xúc, suy nghĩ của tác giả.

b) Gợi ý trả lời

Hai câu luận (5, 6) đối nhau rất chỉnh (đối ở đây không phải là đối lập mà là sự cân xứng, hài hoà) cả về thanh sắc, ngôn từ, ý nghĩa. Tác giả lấy thời gian bị cầm tù (tháng ngày) đối với gian truân, thử thách (mưa, nắng); lấy thân dày dạn, phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi, trung kiên (dạ sắt son). Những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc này (thân sành sỏi, dạ sắt son) đã thể hiện một cách rõ nét nhất tâm hồn, phẩm chất, khí phách cao đẹp của người chiến sĩ:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Hai từ “bao quản”, “càng bền” cho thấy sự phủ định tuyệt đối nhằm khẳng định hoàn toàn ý chí sắt đá của nhà cách mạng, không một mảy may dao động. Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thưòng của những ngươi mưu đồ đặi sự mà không thành:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc cỏn con!

Tự khẳng định mình là ngưòi “vá trời”, tác giả nhấn mạnh một lần nữa quan điểm về chí làm trai của mình, đồng thời khẳng định một lần nữa việc đập đá chỉ là việc không đáng kể. Nhớ lại ấn tượng về một công việc nặng nhọc, nguy hiểm mà nhà thơ đã chỉ ra ở trên, chúng ta mới cảm nhận hết được phong thái ung dung, tự tại; bản lĩnh, nghị lực phi thường, con mắt ngạo nghễ của người chiến sĩ bộc lộ ở những câu thơ kết hào hùng này. Bốn câu thơ cuối là sự thể hiện một cách trực tiếp cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Bản thân cách bộc lộ ấy đã cho thấy một tư thế hiên ngang, bất khuất. Giọng thơ hào sảng, dứt khoát, hình ảnh ẩn dụ đặc sắc… Tất cả làm hiện lên hình ảnh người anh hùng có tầm vóc, khí phách phi thường. Ngôn ngữ vừa bình dị, vừa cổ kính trang trọng càng làm nổi bật cái tâm, cái chí ngòi sáng, cao cả của nhà cách mạng mà những thế hệ sau đọc đến vẫn không thể không tự hào, ngưỡng mộ.

c) Mở rộng kiến thức

Tham khảo thêm bài “Đảo Côn Lôn” của Phan Châu Trinh để bổ sung kiến thức về tác giả và bài học.

Tang thương dời đổi mấy thu đông

Cụm núi Côn Lôn đứng vững trồng

Bốn mặt giày vò oai sóng gió

Một mình che chở tội non sông

Cỏ họa đất nảy cây trăm thước

Rồng cá trời riêng biển một vùng

Nước thắm non xanh thiêng chẳng nhẽ,

Gian nan xin hộ bước anh hùng.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận