Văn tế nghĩ sĩ cần giuộc – Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao

Đang tải...

Bài tập văn nâng cao lớp 11

I −  BÀI TẬP

      1. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 34.

      2. Phân tích hình ảnh người nông dân trước trận đánh. Hình ảnh đó có ý nghĩa gì đối với vẻ đẹp của bức tượng đài người nghĩa sĩ nông dân ?

      3. Trận chiến đấu của các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã được miêu tả như thế nào (thể hiện qua tương quan lực lượng, vũ khí, tinh thần chiến đấu và cách sử dụng từ ngữ của tác giả) ?

      4.Trên cái nền của cuộc chiến đấu đó, hình ảnh người nghĩa sĩ được miêu tả nổi bật với những phẩm chất gì ?

      5. Thái độ của tác giả đối với những người nghĩa sĩ được thể hiện như thế nào qua những chi tiết, hình ảnh, giọng điệu ở phần cuối tác phẩm ?

      6. Câu hỏi 5, sách giáo khoa, trang 34.

II − GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

      1. Theo cấu trúc chung của thể văn tế, bài văn này chia làm bốn phần :

       − Lung khởi (từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) : Khái quát về những người nghĩa sĩ nông dân.

       − Thích thực (tiếp theo đến “tàu đồng súng nổ”) : Tái hiện chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong lao động và chiến đấu, đặc biệt là trong trận Cần Giuộc.

      − Ai vãn (tiếp theo đến “dật dờ trước ngõ”) : Than tiếc các nghĩa sĩ.

      − Kết (còn lại) : Tình cảm xót thương của người đứng tế (và cũng là của tác giả) đối với những người nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh trong trận Cần Giuộc.

 

       2. Trước khi cầm vũ khí đánh giặc, những người nghĩa sĩ Cần Giuộc là những người nông dân lam lũ, tủi cực, quanh năm chỉ biết “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Họ hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao. Tác giả đã miêu tả họ trong sự đối lập giữa những việc chỉ quen làm (nghề nông) với việc binh đao chưa từng biết đến bao giờ:

       − Những hình ảnh này càng tôn thêm vẻ đẹp của người nghĩa sĩ nông dân. Đánh giặc không phải là “sở trường” của họ. Thế nhưng khi quân giặc đến, họ không ngần ngại bỏ ruộng vườn, sẩn sàng hi sinh cả tính mạng của mình để cùng nhau đánh đuổi quân thù. Đó là những con người giàu lòng yêu nước và ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Lòng căm thù giặc của họ bộc lộ rất tự nhiên. Họ coi kẻ thù cũng giống như những loài sâu, loài cỏ hại lúa, cần phải diệt trừ :

          Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan ; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

         3.Cuộc chiến đấu của các nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trận công đồn rất náo nhiệt, bừng bừng khí thế. Những người nông dân rạ trận với vũ khí rất đỗi thô sơ (ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi,…) lại chưa từng được trang bị một chút hiểu biết gì về chiến trận (ban võ nghệ, trận binh thư,…). Đối đầu với họ là đội quân xâm lược có vũ khí hiện đại (đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng,…), có tổ chức chính quy (quan quân, mã tà, ma ní,.„). Bù lại, họ có thừa dũng khí chiến đấu, sẵn sàng xông lên giết giặc mà không cần có đủ điều kiện (nào đợi tập rèn võ nghệ, không cần bày bố binh thư,…).

         Tác giả đã tái hiện rất thành công không khí sôi sục của cuộc chiến đấu bằng hàng loạt động từ mạnh, bằng nhịp văn ngắn, gấp gáp khiến cho người đọc có cảm giác như đang được chứng kiến trận chiến đấu trước mặt:

          Chi nhọc quan quản gióng trông kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không ; nào sợ thằng Tầy bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

           Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh ; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

          4. Hình ảnh người nghĩa sĩ được miêu tả nổi bật vói những phẩm chất:

        − Căm thù giặc sâu sắc (“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan ; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”).

         − Sẵn sàng đánh giăc bằng bất cứ phương tiện nào mình có : dao phay, tầm vông,…

         − Vượt qua gian khổ, hi sinh : “nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to”, “trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ”.

            Đó thực sự là những con người quả cảm.

         5.   Đây là đoạn văn trữ tình rất thống thiết. Không chỉ đảm bảo việc thể hiện những tình cảm tiếc thương thường có ở một bài văn tế, tác giả đã biểu lộ những tình cảm trực tiếp, xuất phát từ sự chân thành sâu sắc. Qua đó, những động cơ, ý nghĩa của hành động chiến đấu cùng nỗi tiếc thương vô bờ của tác giả và những người thân đã được thể hiện trong trạng thái xúc động mãnh liệt:

          − Họ đã chiến đấu bằng sự thôi thúc từ tâm can (“ơíẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm”), bằng lòng căm thù giặc tận xương tuỷ (“bát cơm manh áo ở đòi, mắc mớ chi ông cha nó”) và trên hết là nghĩa khí của những con người không bao giờ chịu luồn cúi, khuất phục (“Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh ; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”).

           − Họ ngã xuống, để lại bao nỗi xót thương cho nhân dân, đến cả cỏ cây cũng phải nhỏ lệ (“Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng ; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng luỵ nhỏ”). Trong đó, khó có thể tầ xiết nỗi đau của những ngưòi thân (“Đau đớn bấy ! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều ; não nùng thay ! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”).

         6. Chủ đề : Qua bài vãn tế, Nguyên Đình Chiểu đã thể hiện niềm tự hào về tinh thần yêu nước, khí phách quả cảm của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, đồng thời bày tỏ niềm cảm phục và tiếc thương sâu sắc đối với họ.

         − Trong diễn vãn nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất eủa Nguyễn Đình Chiểu, Hoài Thanh từng đánh giá Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là “bài văn hay vào bậc nhất trong văn học Việt Nam”,

          − Nguyễn Đình Chiểu được xem là người đầu tiên đưa hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân thành hình tượng trung tâm trong sáng tác văn học. Trong lịch sử văn học, chưa bao giờ những ngưòi nông dân (lực lượng chủ yếu trong hầu hết các cuộc chiến tranh thời phong kiến) lại được đề cao, ca ngợi đến thế, cũng chưa bao giờ

 

sự hi sinh của họ lại được khắc hoạ trong vẻ đẹp bi tráng và mang tính chất vĩnh hằng. Tiếng khóc của tác giả dành cho họ cũng không còn là tiếng khóc của một cá nhân, một con người cụ thể mà đã là tiếng khóc của nhân dân, của dân tộc dành cho những người con ưu tú của mình.

Xem thêm Nguyễn Đình Chiểu tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận