Bài viết số 1 – Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao

Đang tải...

Bài tập ngữ văn nâng cao lớp 11

I − BÀI TẬP

       1. Nhận xét về đặc điểm và yêu cầu của các đề văn nêu ở Bài viết số 1 trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một.

       2. Phân biệt đề nghị luận về một hiện tượng trong đời sống với đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

       3. Tim hiểu và nêu hướng lập ý cho các đề văn sau :

       Đề 1. Anh (chị) hãy viết thư gửi một người bạn thân cùng tuổi không may roi vào tình trạng nghiện ngập (thuốc lá, rượu chè, ma tuý).

       Đề 2. Những suy nghĩ của anh (chị) về một việc (hành động) không tốt mà mình trót gây ra cho người thân.

       Đề 3 .Đề 2, sách giáo khoa, trang 28.

       Đề 4. Đề 3, sách giáo khoa, trang 28.

       Đề 5. Những mất mát lớn lao của các em bé thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ.

                                                                                 2-BT NGỮ VAN 11/1(NC) – B

        4. Câu nào đúng ngữ pháp trong các câu sau ?

        A. Qua đoạn trích Hồi trống cổ Thành của La Quán Trung, cho thấy rõ Trương Phi là một người anh hùng, tài hoa, kiệt xuất, và giàu lòng thương người cao cả.

        B. Đoạn trích Hồi trống cổ Thành lằ của La Quán Trung, thấy rõ Trương Phi là một người anh hùng, tài hoa, kiệt xuất, vĩ đại và giàu lòng thương người cao cả.

        C. Đoạn trích Hồi trống cổ Thành của La Quán Trung cho ta thấy Trương Phi là một người anh hùng, tài hoa, kiệt xuất, và giàu lòng thương người cao cả. . ‘

         D. Qua đoạn Hồi trống cổ Thành của La Quán Trung, thấy Trương Phi là một người anh hùng, tài hoa, kiệt xuất, và giàu lòng thương người cao cả.

II − GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

       1. Các đề văn nêu lẽn cho học sinh tham khảo để viết Bài viết số 1 đáp ứng yêu cầu cho việc ôn lại các dạng đề văn nghị luận xã hội bàn về một hiện tượng có thật trong đời sống. Những hiện tượng này có thể là hiện tượng tích cực, có thể là hiện tượng tiêu cực để học sinh vừa phân tích, ngợi ca, vừa có ý thức phê phán. Các đề văn đều ra dưới dạng nêu vấn đề, khuyên khích học sinh có những suy nghĩ cá nhân, bàn luận, trao đổi, phát hiện ra nhiều ý kiến, thậm chí có thể trái ngược nhau. Đó đều là những vấn đề vừa gần gũi vừa rất có ý nghĩa giáo dục trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập của mỗi học sinh. Chẳng hạn Đề 1 : Suy nghĩ của anh (chị) về phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” ; có đề nêu lên các hiện tượng có thật, vẫn đang xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, nhưng có liên quan đến những vấn đề hết- sức lớn lao của cả cộng đồng nhân loại. Đó là vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Chẳng hạn Đề 3 : Anh (chị) nghĩ gì khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá ? Hoặc Đề 4 : Cuộc sống sẽ ra sao nếu nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn ?

        2. Học sinh tự làm.

        3. Một số gợi ý về phương hưởng giải các đề

       Đề 1. Yêu cầu của đề về hình thức là viết thư nhưng thực chất là bàn về tác hại của nạn nghiện ngập đang diễn ra phổ biến trong xã hội và có nguy cơ xâm hại đến học đường. Người viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được một số ý cơ bản như :

        a) Nêu được tác hại ghê gớm của những tệ nạn nghiện ngập thuốc lá, rượu chè, ma tuý,… trên nhiều phương diện : sức khoẻ, kinh tế, tinh thần,…

        b) Động viên, khích lệ, an ủi và chia sẻ với bạn, nêu lên những cách thức và phương pháp nhằm giúp bạn thoát khỏi tình trạng nghiện ngập đã mắc phải,…

        Đề 2. Đề văn yêu cầu người viết nêu lên những suy nghĩ của mình về một việc không tốt mà mình đã trót gây ra cho người thân. Có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần nêu được một số ý sau :

        a) Nêu lên việc (hành động) không tốt ấy là gì (có thể kể hoặc miêu tả lại sự việc và hành động ấy).

        b) Trình bày những suy nghĩ của mình về sự việc đã xảy ra : Sự việc và hành động ấy không tốt ở chỗ nào ? Tại sao ? Suy nghĩ của người viết thế nào ? Thực chất là tự phê phán, kiểm điểm bản thân (đau khổ, dằn vặt, ân hận và những (dự định quyết tâm sửa chữa,…)-

        Đề 3. Như trên đã nêu, đây là vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường ; một vấn đề có ý nghĩa toàn cầu. Người viết cần huy động nhiều kiến thức khác nhau, nhất là cần có hiểu biết về vai trò của rừng trong cuộc sống con người. Có thể nêu lên một số ý như sau :

        a) Vai trò, tác dụng của rừng trong cuộc sống con người : giá trị kinh tế, văn hoá, du lịch, sức khoẻ con người,…

        b) Những hiện tượng rừng đang bị tàn phá và nguyên nhân của hiện tượng đó.

        c) Những tác hại to lớn do rừng bị tàn phá và bài học về môi trường.

        Đề 4. Đề văn này có cùng nội dung và ý nghĩa với Đề 3. Tham khảo cách hướng dẫn Đê 3 ở trên để tìm hiểu đề và lập ý cho bài viết.

        Đề 5. Có thể cộ nhiều cách lập ý, đây là một số ý có thể tham khảo :

         a) Người mẹ và vai trò, ý nghĩa của người mẹ đối với những đứa con.

         b) Nếu thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ thì sẽ thiếu đi những gì ? (vật chất, tinh thần,…) nhất là đối với những em bé đang còn nhỏ tuổi.

         4. Bài tập này chỉ cần chú ý xem câu có đúng ngữ pháp hay không. Câu đúng ngữ pháp chưa chắc đã chính xác về nội dung, thậm chí rất đúng ngữ pháp nhưng nội dung rất vô nghĩa. Để chứng minh cho ý kiến vừa nêu, nhà ngôn ngữ học người Mĩ N. Chom-xki đã đưa ra câu sau :

      “Những tư tưởng xanh lục không màu đang ngủ một cách giận dữ”.

       Câu trên cũng giống câu : “Con túc tích đã tung tinh cái tục tịch để tùng tình”. Cả hai câu này đều rất đúng ngữ pháp nhưng không có nghĩa gì cả.

Xem thêm Văn tế nghĩ sĩ cần giuộc

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận