Văn miêu tả lớp 3: Tả về một loài cây

Đang tải...

Đề bài: Em hãy miêu tả về một loài cây mà em yêu thích nhất

Bài làm

Vườn nhà em có ba gốc bưởi, giống bưởi Diễn do ông nội trồng hơn mười năm về trước.

Ba cây bưởi đứng cạnh bờ ao, cành lá sum sê, xanh mượt, che rợp một góc vườn. Tháng giêng, bưởi đơm hoa. Nụ hoa như chiếc cúc bạch ngọc bằng đầu ngón tay út xinh xinh. Hoa bưởi nở xoè năm cánh trắng phau, nhị vàng, toả hương thơm ngào ngạt. Mùa hoa bưởi, ong bướm dập dìu kéo đến hút mật đông vui như hội. Trong làn mưa xuân, hoa bưởi rụng trắng vườn.

Bà vẫn nhặt hoa bưởi rụng, hái lá bưởi già nấu nước tắm, nước gội đầu cho các cháu. Luộc ốc, bà lót vào đáy nồi ba, bốn chiếc lá bưởi, ốc có mùi thơm, ăn rất ngon.

Tháng bảy, tháng tám, bưởi chín. Trái bưởi nào cũng căng tròn, vỏ màu vàng chanh. Cây nào cũng lúc lỉu hàng trăm quả tròn to. Mỗi quả bưởi nặng trên dưới một cân, múi có tép mọng, vị ngọt thanh. Năm nào cũng vậy, các cháu nội, ngoại đều được bà cho mỗi đứa hai quả làm quà đón Tet Trung thu.

Mẹ em và thím Hoà vẫn gánh bưởi ra chợ bán. Có năm bà thu được 5-6 triệu đồng tiền bán bưởi. Cháu nào đạt danh hiệu học sinh giỏi, bà lại thưởng cho 100.000 đồng. Bà rất vui, nheo mắt cười và nói: “Đây là quà của ông, là tiền thưởng của cây bưởi đấy nhé!”.

Mùa xuân này, bưởi lại ra hoa. Trong hương bưởi nồng nàn, em lại nhớ đến bài ca dao: “Trèo lên cây bưởi hái hoa. Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân…” mà anh Hậu, con bác Luận thường h

Bài làm  Tả  quả bòng, trái bưởi.

Bưởi là một thứ trái thường được trồng trong vườn quê. Hầu như khu vườn nào trên đất nước ta cũng trồng được bưởi. Bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi – là bưởi ngon nổi tiếng, thuộc loại hoa trái xuất khẩu đã có thương hiệu. Có năm bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh xuất khẩu được mấy chục tỉ đồng; nhiều gia đình nông dân nhờ trồng bưởi mà trở nên giàu có.

Quả bưởi thật quý. Mỗi quả bưởi có từ 12 – 18 múi; các múi dễ tách rời nhau. Múi bưởi nào cũng có vài hạt và nhiều tép mọng vừa ngọt vừa chua, đậm đặc vi-ta-min c.

Trưa hè, được thưởng thức vài múi bưởi thật là thú vị. Mâm cỗ tết Trung thu của trẻ em không thể thiếu quả bưởi, quả bòng. Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:

Bao giờ cho tới mùa thu,

Trái hồng, trái bưởi đánh đu giữa rằm.

Cô giáo lớp em nói: “Bưởi là loại cây trái rất quý. Lá bưởi nấu nước tắm, nước xông. Múi bưởi thơm ngon chua ngọt có kém gì cam. vỏ bưởi, hạt bưởi là vị thuốc. Trái bưởi để xuất khẩu, thu về nhiều ngoại tệ.

Bài làm

Cây chuối rất thân thuộc với mọi miền quê. Từ Bắc vào Nam, từ rừng núi tới vùng duyên hải, đi tới đâu ta cũng bắt gặp cây chuối, vườn chuối. Vườn nhà em, vườn chú Tư, vườn cô Hảo… đều trồng nhiều chuối.

Họ hàng chuối thật đông đúc. Nào là chuối ngự, chuối ba hương, chuối tiêu. Nào là chuối mật, chuối hột (chuối chát), chuối ta, chuối tây, chuối lá, chuối lùn…

Khóm chuối, bụi chuối là hình ảnh tuyệt đẹp về sự sum vầy đông vui của một gia đình. Cây chuối mẹ còng lưng cõng buồng chuối trĩu quả. Cây chuối tơ trổ hoa màu tím thẫm. Ba bốn cây chuối con cao hơn nửa mét, lá xanh màu cấm thạch như xoè bàn tay đón nắng gió. Chuối mẹ che chở cho đàn con. Chuối tơ, chuối con như ôm lấy, quây quần lấy chuối mẹ.

Cây chuối có rất nhiều giá trị. Lá chuối tươi để gói bánh chưng, bánh tét. Lá chuối khô để gói bánh gai. Hoa chuối, cây chuối non đem thái mỏng đế làm nộm ăn với bún riêu, bún cua. Trái chuối xanh thái mỏng cùng với khế chua để ăn với tôm chua thì thật ngon miệng, cốm Vòng ăn với chuối trứng cuốc ngọt lừ. Đó là hương vị đậm đà, thơm thảo của quê hương. Buổi chiều đi học về, được ông bà cho một trái chuối chín thì vô cùng sung sướng. Trái chuối vàng ươm, cầm trên tay, chưa bóc vỏ ăn đã cảm thấy ngọt ngào. Bạn nhỏ tuổi thơ nào đã được thưởng thức món mứt chuối?

Ngày mưa đi qua vườn chuối, nước mưa bắn vào tàu chuối, nghe “tùng tùng” thật vui tai. Vợ chồng chim chích choè đỏ đít là khách vãng lai của vườn chuối. Mồi lần nghe chích choè reo, bà lại nói: “Có buồng chuối sắp chín”. Lúc ấy, em chợt nhớ đến câu ca mà cô Xuân vẫn hát:

Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp mật, như đường mía lau

Bài làm 

Giàn bầu ở phía cuối vườn rau, bên bờ ao. Chẳng có gì là “hoành tráng” mà chỉ lơ phơ mấy cành tre, cành rào ghép vào nhau, chồng lên nhau.

Bầu là loại cây leo. Ba, bốn gốc bầu chung giàn, dây quấn vào nhau. Sau những ngày mưa xuân, cây bầu đua nhau vươn lên. Lá bầu xanh rêu, xoè ra như cánh quạt giấy, như cánh chim câu, che rợp một góc ao bèo. Dây bầu bằng ngón tay cái, ngọn bầu xanh ngọc bằng ngón tay út, chạy dài, bò trên giàn tre.

Đầu tháng ba, bầu trổ hoa, màu trắng nhạt. Hoa bầu nở xoè như cái bát cổ. Ong, bướm, chuồn chuồn cũng kéo đến khi giàn bầu trổ hoa. Hoa bầu không có hương thơm. Hoa rụng xuống ao, đàn cá rô phi tranh nhau ăn lấy ăn để.

Cuối tháng ba, trong làn nắng mới, bầu kết trái. Giàn bầu lúc lỉu quả .to, quả nhỏ, quả ngắn, quả dài. Quả bầu hình nậm rượu rất xinh. Giữa quả bầu thắt nhỏ phần dưới và phần trên phình to ra, phần dưới to hơn phần trên. Quả bầu dài khoảng 10-20 xăng-ti-mét, màu xanh nhạt. Chỉ độ một tháng sau, quả bầu đã nặng đến hơn một cân.

Quả bầu lứa đầu to nhất, mẹ để làm giống. Bầu non, bầu bánh tẻ được mẹ hái đem ra chợ bán. Từ quả bầu, mẹ chế biến được nhiều món ăn ngon: canh bầu với tôm rảo, bầu riêu cua, lòng gà xào với bầu… Món canh bầu ngọt ngon, đậm đà ăn với cà muối xối có kém gì cao lương mĩ vị.

Có hôm bố vừa ăn món bầu xào lòng gà, vừa rung đùi đọc câu thơ cổ:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Bố hỏi các con, đó là thơ của ai? Chị Hoa và em đang học tiểu học nên lắc đầu xin “chịu”. Bố và mẹ cùng cười vui vẻ.

Bài sô 73 Tả cây mơ hay cây mận trong vườn quê.

Chú Hợi, phó tiến sĩ, giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã cho bố em một cây mận quý, giống mận Lạng Sơn. Sau hai năm, cây mận đã bói quả.

Bố em trồng cây mận ở góc vườn, cạnh sân gần phía ngõ. Bố chăm sóc cây mận rất cấn thận. Cây mận bằng cổ chân người lớn, màu nâu. Cành mận bằng ngón tay, bằng chiếc đũa. Lá mận gần giống lá chanh, xanh thẫm. Tháng giêng, cây mận ra hoa, hoa nhỏ, màu trắng, gần giống hoa mơ. Cây mận tươi tốt, cành lá sum sê, rất đẹp.

Cây mận bói quả vụ đầu, chỉ được đúng 12 trái. Sang tháng mười, mận chín, vỏ màu tím sẫm, to bằng quả trứng gà, lớn hơn quả bóng bàn, phía ngoài phủ một lớp phấn sáp mỏng màu trắng. Quả mận mọng, có vị ngọt hơi chua, thơm mùi mật ong.

Bố hái mận, bày lên bàn thờ ông bà 5 quả to nhất; 3 quả đem biếu chú Hợi; còn 4 quả chia đều mỗi người một quả.

Ăn hết quả mận, em Thuận nói với bố: “Con có thể ăn hết chục trái mận, bố ạ!”. Mẹ em nhìn cậu quý tử rồi cười.

Bài làm Tả cây gấc, trái gấc noi vườn quê.

Vườn của gia đình em có giàn gấc xanh tốt bốn mùa.

Gấc là giống cây leo như bầu, như bí. Gấc cũng được leo giàn thép.

Lá gấc to bằng bàn tay người lớn xoè ra, màu xanh thẫm. Gấc có thể trồng lưu niên. Gấc lưu niên mới cho nhiều quả, quả to, quả mọng.

Hoa gấc hình phễu, màu trắng nhạt, trổ hoa vào cuối xuân đầu hè. Trái gấc hình bầu dục to, vỏ có nhiều gai nhọn. Lúc chín, trái gấc có màu đỏ thắm. Giàn gấc vào độ tháng chín, tháng mười, treo lúc lỉu hàng chục trái như những ngọn đèn lồng, đứng xa nhìn rất đẹp. Mỗi quả độ 1- 2 ki-lô-gam.

Gấc là thứ trái quý của vườn quê. Ruột gấc để đồ xôi, vừa dẻo thơm, béo ngậy, vừa đẹp. Hạt gấc màu đen, đem giã nhỏ, ngâm với rượu đế làm thuốc, chữa trị được nhiều chứng bệnh, ông nội em có một bình rượu gấc, màu nâu thẫm, sóng sánh như mật ong.

Lúc nào ngắm giàn gấc em cũng cảm thấy yêu thêm ngôi nhà của gia đình mình, yêu thêm những quả gấc chín khẽ đung đưa trước làn gió.

Bài làm Tả cây cà chua.

Đến chơi làng Tây Tựu, ngoại thành Hà Nội, thú nhất là được đi dạo quanh các vườn rau. Vào đầu xuân hoặc vào độ tháng mười, tháng mười một, vườn rau nào cũng xanh biếc,

tươi thắm một màu, đẹp như tranh, thậm chí đẹp hơn tranh.

Rau cải thìa, cải bắp, súp lơ, su hào, hành, tỏi, đậu cô ve, xà lách… mơn mởn, ngắm nhìn đã thích, nhưng đến với các luống cà chua, càng nhìn càng thích hơn.

Cà chua được trồng theo luống, được bắc giàn với nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều ô. Lá cà chua màu xanh nhạt. Gốc cây cà chua bằng ngón chân cái, cành cà chua bằng ngón tay, lá sum sê, phủ ldn mặt giàn. Dường như là cà chua lúc nào cũng xoè ra đón lấy mưa nắng và khí trời.

Cà chua được các bác, các cô làm vườn chăm bón, tưới tắm nên xanh tốt, trĩu quả. Hoa cà chua màu vàng chanh, kết thành từng chùm. Trái cà chua xanh màu ngọc thạch. Trái chín màu vàng tươi, màu đỏ rực, căng tròn. Có trái cà chua to bằng quả cam, quả hồng. Trái cà chua có nhiều múi, chứa nhiều chất vi-ta-min… vừa là loại quả, vừa là loại rau, có thể ăn sống, có thể xào, nấu với thịt, cá, chế biến được hàng chục món ăn ngon lành.

Mùa thu hoạch, ruộng cà chua đỏ rực một màu. Các sọt quả chín mọng, để đầu bờ, để dọc các luống rau. Xe ô tô chất đầy cà chua chín, chở đi các thị tứ gần xa.

Chợ làng Tây Tựu ngày nào cũng đỏ rực một màu cà chua chín; kẻ mua người bán ồn ào suốt sáng, suốt chiều.

Ngày Tết, bạn nhỏ nào đã được thưởng thức món mứt cà chua? Cây cà chua, trái cà chua thật quý.

Bài làm Tả cây quýt, trái quýt.

Quýt cùng họ với cam, chanh, bòng, những loại cây thân thuộc trong mọi vườn quê. Vườn gia đình em có hai cây quýt.

Cây quýt thân gỗ, có thể cao 2 -3 mét. Lá quýt hình trứng, xanh mượt, chứa tinh dầu thơm. Một cây quýt có thể có tới hàng trăm, hàng nghìn trái. Trái quýt hình tròn dẹt, vỏ mỏng, dễ bóc. Trái quýt có vỏ màu xanh hoặc màu vàng chanh. Tháng hai, tháng ba, quýt trổ hoa màu tím trắng, rất thơm. Tháng chín, tháng mười, quýt chín, vàng rực vườn. Mùa quýt chín cũng là mùa rươi “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”, vỏ quýt thái nhỏ để làm chả rươi thì rất thơm, rất ngon.

Yỏ quýt khô gọi là trần bì, một dược liệu rất quý. Quýt đế ăn tươi rất thơm ngon. Quýt

còn dùng để dầm đường, uống giải nhiệt. Còn có mứt quýt vừa thơm vừa ngon. Tết năm nào, bố em cũng hái khoảng chục trái quýt bày lên mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ gia tiên.

Ăn quýt cũng nên nhớ câu ca dao:

“Bao giờ quýt đã đỏ trôn

Vợ chồng cày trại bế con trở về.”

 

Bài làm Tả cây sấu, quả sấu.

Nhiều đường phố Hà Nội có cây sấu. Những hàng sấu cổ thụ, gốc đen xù xì, cao 30-40 mét, lá biếc xanh, che rợp từng dãy phố dài.

Lá sấu mọc so le kép lông chim lẻ, có khoảng từ 15 – 10 lá chét. Lá bóng và dày; trời nắng hay mưa, là sấu óng ánh ngời lên rất đẹp.

Hoa sấu nhỏ, màu vàng chanh lúc mới trổ, hơi trắng nhạt sau bốn, năm ngày. Hoa sấu mọc thành chùm chi chít ở ngọn cành, ngọn cây. Quả sấu hình cầu, khi chín có màu vàng nhạt, màu cỏ úa. Ruột sấu trắng trong, thơm dịu, bao bọc hạt màu nâu nhạt. Chỉ cần lấy dao con gọt mỏng lớp vỏ là có một quả sấu ngon lành, ngòn ngọt chua chua. Quả sấu chấm muối ớt, nhai giòn, thơm đậm.

Quả sấu dầm đường là một thứ quà được học trò yêu thích. Nồi canh sấu cá chuối, canh sấu thịt lợn của mẹ nấu, con đi học về, bữa cơm trưa, cơm chiều, ăn mãi không chán. Câu “Mái buồn nghe sấu rụng” không biết của thi sĩ nào mà có lần cô giáo Phương đã nhắc đến?

Tham khảo  Tả về một loài chim mà em biết

Bài làm Tả hàng tre xanh nhà em.

Nhà em ở xóm Bầu. Bao bọc ngôi nhà nhỏ, mảnh sân và mảnh vườn là hàng tre. Hàng tre đã rất lâu đời.

Tre xanh ken dày, hầu như quanh năm xanh ngắt. Gai tre chằng chịt. Lá tre um tùm. Sau những đạt mưa xuân, lớp lớp măng tre bụ bẫm, nhọn hoắt như mũi chông chĩa thẳng lên cao. Tre đực bằng cổ tay, cổ chân, rất dẻo và cứng. Tre hoá to hơn bắp chân, vàng óng, cao đến 20 – 30 mét. Năm ngoái, nhờ bán tre cho công trường, bố mẹ em đã có tiền mua xe máy cho anh Quang đang học đại học ở Đà Nằng.

Tre là nơi trú ngụ của ếch nhái. Ngọn tre là mái nhà, là sân chơi của cò, vạc, chèo bẻo, chích choè, chim sâu. Đây cũng là nơi cò đậu, cò làm tổ, đẻ trứng và nuôi bầy con thơ. Sáng sớm, chiều tà, lũ chim trời nói chuyện huyên thuyên, cãi nhau ỏm tỏi, ca hát ríu rít như liên hoan, mở hội.

Trưa hè, gió thổi, ngọn tre rung lên, reo lên, khí nóng trên sân, trong nhà bị xua tan. Tre kẽo kẹt như đưa võng. Những đêm thu, nằm chơi trên sân nhà, ngắm vầng trăng lấp ló sau ngọn tre, mới thấy nhà em là một góc thần tiên.

Luỹ tre nhà em đẹp lắm, đáng yêu lắm!

 

Bài làm Tả cây bàng có bóng mát.

Ở trên bến đò Hạ có cây bàng được trồng từ năm 1970, thời kháng chiến chống Mĩ. Cây bàng do các chiến sĩ pháo binh trồng. Trải qua bom đạn, mưa nắng… cây bàng cứ phơi phới vươn lên, to đẹp như ngày nay.

Cây bàng đã hơn 40 tuổi. Gốc to bằng cột đình làng Thượng, có nhiều bướu trông rất ngộ nghĩnh, vỏ gốc cây màu nâu đen, sần sùi. Xuân hè, lá bàng xanh thẫm, to và dày hơn bàn tay người lớn. Tán bàng sum sê che rợp một góc bến đò. Gốc bàng trở thành nơi khách bộ hành ngồi nghỉ mát, nghỉ chân lúc đợi đò. Lần nào theo ông sang đồng Mực tảo mộ cho bà, hai ông cháu cũng thường ngồi nghỉ chân đợi đò dưới gốc cây bàng.

Ngấm cây bàng, ông nhẹ nhàng nói với cháu: “Người lính trồng cây bàng này không biết bây giờ ở đâu? Còn hay mất? Cây bàng trên bến đò là tình ân nghĩa sâu nặng. Dân làng ta không bao giờ quên tình quân dân thời khói lửa đã qua…

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận