Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Em hãy chứng minh lời dạy trên – Bài văn hay lớp 7

Đang tải...

Có công mài sắt, có ngày nên kim

Tục ngữ có câu:

Có công mài sắt, có ngày nên kim

Em hãy chứng minh lời dạy trên.

BÀI LÀM

Trong cuộc sống, bất cứ khi làm một việc gì nếu vội vàng hấp tấp ta thường bị hỏng. Trái lại, nếu cố gắng, bền chí, kiên trì thì dù việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn hành được. Cũng chính vì thế nên tục ngữ có câu Có công mài sắt có ngày nên kim để răn dạy con cháu đời sau.

Thật vậy, trong thực tế cuộc sống có nhiều tấm gương kiên nhẫn trong học tập, trong lao động đã để lại trong em những ấn tượng khó phai mờ. Từ đó, nó giúp em những bài học làm người thật ý nghĩa.

Chúng ta thử hình dung từ một thanh sắt thô sơ cứng cáp, ngày này sang ngày khác thanh sắt đó được mài, mài mãi… cho đến một lúc nào đó thanh sắt kia trở thành một cây kim bé nhỏ tiện dụng. Như vậy, muốn có được cây kim ấy người thợ đã bỏ biết bao công sức và thời gian để mài giũa thanh sắt. Nếu vật cứng như sắt mà ta mài mãi cũng thành được cây kim thì bất cứ việc gì ta cũng có thế làm được, miễn sao ta phải biết chịu khó, biết nhẫn nại, kiên trì. Là học sinh, chắc ta không quên được anh học trò nghèo thông minh hiếu học Châu Trí. Vì nhà quê nghèo, anh phải vào chùa Long Tuyền hàng ngày quét lá đa để đốt lửa lấy ánh sáng mà học. Bản thân anh phải khắc phục mọi gian khổ và chịu khó trong học tập để cuối cùng anh được đỗ đầu kì thi Hương. Khi thành tài, người trong làng hết lời ca ngợi, thán phục.

Một anh học trò vào chùa Long Tuyền

Ai ngờ nay lại đỗ Giải nguyên

Ở đời chẳng có việc gì khó

Người ta lập chí phải nên kiên.

(Trích Luân lí giáo khoa thư)

Rồi đến Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam sông vào thời vua Trần Thái Tông (thế kỉ XIII). Nhà nghèo quá ông phải đi chăn trâu cho một phú ông. Phú ông có nuôi một ông thầy để dạy học cho các con. Là người hiếu học, thông minh, cậu bé chăn trâu Nguyễn Hiền chỉ nhìn trộm, học lén qua những bài dạy đó. Ông đã chịu khó học khi ở trên lưng trâu, lúc bên cối xay lúa… Có lần ông nói với mẹ : “Mặt đất dưới chân con là giấy, cành cây trên đầu là bút của con”. Nhờ chăm chỉ, kiên trì học tập, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên lúc còn nhỏ tuổi. Còn trong lao động, án gương của nhà tiến sĩ Lương Định Của là một bằng chứng hùng hồn. Để lai tạo thành công một giống lúa mới có năng suất cao, kháng sâu rầy mạnh, ông phải làm ệc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ sáng, ông đã ra ruộng bì bõm trong ruộng để quan sát thử nghiệm… mãi cho đến tối mịt mới về. Ông bám ruộng liên tiếp như thế vài ba vụ mới hoàn chỉnh thành một đợt. Hết đợt này ông lại vào đợt khác… Công sức của ông đổ ra để thực hiện một quyết tâm là mang lại 3 ấm hạnh phúc cho con người, cho xã hội.

Trên thế giới, nói đến tên hai nhà bác học người Pháp Pierre Curie và Marie Curie không ai là không biết. Để khám phá ra nguyên tố phóng xạ radium, hai ông bà đã kiên trì lao động vất vả hàng mấy năm trời, lọc đi lọc lại nhiều lần trong 8 tấn bã quặng mới thu được một phần mười gram chất phóng xạ ấy. Thế mới biết phát minh khoa học của nhân loại cũng đồi hỏi sự kiên trì mãnh liệt.

Ngày nay, tính kiên trì bền chí nhẫn nại được chúng ta coi như kim chỉ nam trong hành động, trong việc làm. Chính nhờ đó mà đã có biết bao người đã vượt qua mọi khó khăn, khắc phục được bệnh tật… như thầy Nguyễn Ngọc Kí đã viết bằng đôi lân…. Điều này thật đáng tự hào biết bao.

Câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim thật là một bài học vô cùng quý báu. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực và tự phẩn đấu để dễ dàng đi đến thành công, bởi “nước chảy” tất “đá phải mòn”. Đây là điều mà mỗi người chúng ta cần suy ngẫm khi bước vào đời, khi bắt tay vào công việc.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Một quyển sách tốt là một người bạn hiền

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận