Tuần 8 – Chủ đề: Tới Trường – Để học tốt Tiếng Việt 3

Đang tải...

Tuần 8. Chủ đề: Tới Trường. Tiếng Việt 3

+ Tập đọc 

CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

+ Trả lời câu hỏi

1. Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ?

Trả lời : Trên đường về, các bạn nhỏ nhìn thấy một cụ già đang ngồi một mình ở ven đường, dáng vẻ cụ mệt mỏi và cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

2. Các bạn nhỏ quan tâm đến cụ như thế nào ?

Trả lời : Các bạn nhỏ quan tâm đến cụ già nên đã băn khoăn và trao đổi với nhau về nguyên nhân nỗi buồn của cụ, các em đã đến hỏi xem có thể giúp gì cho cụ.

3. Ông cụ gặp chuyện gì buồn ?

Trả lời : Ông cụ đang gặp chuyện buồn : bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay, khó má qua khỏi, ông đang chờ xe buýt để đến thăm bà.

4. Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông thấy lòng nhẹ hơn?

Trả lời : Trò chuyện với các cháu nhỏ ông thấy lòng nhẹ hơn vì ông thấy rõ các cháu thật tốt bụng, các cháu đã quan tâm tới ông và muốn chia sẻ nỗi lo buồn cùng ông, các cháu rất muốn giúp đỡ ông.

5. Chọn một tên khác cho truyện :

– Biết quan tâm tới người khác.

– Sự cảm thông chia sẻ của những đứa trẻ.

Nội dung: Mọi người cần phải biết quan tâm đến nhau. Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy nỗi lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn

+ Kể chuyện

Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ.

– Lời kể :

Trời đã ngả về chiều. Mặt trời sắp lặn. Đàn sếu đang mải miết bay qua bầu trời. Chúng tôi dạo chơi đã thoả thích nên vui vẻ ra về.

Chợt tôi và các bạn nhìn thấy một cụ già ngồi đơn độc bên vệ đường với dáng vẻ mệt mỏi và âu lo. Không ai bảo ai mà tất cả bọn tôi cùng dừng lại. Chúng tôi nho nhỏ trao đổi với nhau xem vì lí do gì mà cụ già lại lặng lẽ ngồi kia. Thế rồi chúng tôi quyết định đi đến gần cụ hơn. Thay mặt cho cả bọn, tôi lễ phép hỏi cụ :

– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không ạ ?

Cụ gịà vẫn thở mệt mỏi và nặng nề nhưng mắt cụ sáng lên những tia ấm áp. Cụ chậm rãi nói :

– Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu chẳng giúp được ông đâu. Bà lão nhà ông đang nằm bệnh viện khó lòng mà qua khỏi. Ông đang chờ xe để đến thăm bà ấy. Dẫu các cháu không giúp gì được ông nhưng ông vẫn thấy vui vì các cháu đã có lòng tốt muốn giúp đỡ ông.

Chúng tôi đứng lặng đi vì lòng đầy thương cảm. Xe buýt đến, chúng tôi đỡ cụ lên xe rồi mới ra về.

+ Chính tả

1. Nghe – viết : CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ (đoạn 4)

2. Tìm các từ :

a) Chứa các tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :

– Làm sạch quần áo, chăn màn trong nước -> giặt

– Có cảm giác khó chịu ở da như bị bỏng -> rát

– Trái nghĩa với ngang -> dọc

b) Chứa tiếng có vần uôn hay uông có nghĩa như sau :

– Trái nghĩa với vui ->  buồn

– Phần nhà được ngăn bằng tường vách kín đáo -> buồng

– Vật bằng kim loại phát ra tiếng kêu -> chuông

+ Tập đọc

TIẾNG RU

+ Trả lời câu hỏi

1. Con ong, con cá, con chim yêu gì ? Vì sao ?

Trả lời : Con ong yêu hoa, vì đó là nguồn sống của nó, cho nó mật ngọt. Con cá yêu nước vì nước là môi trường sống của nó, thiếu nước cá sẽ chết. Con chim yêu bầu trời vi đó là môi trường sống của nó. Trong bầu trời nó có thể bay lượn ca hát và kiếm ăn …

2. Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2 :

Trả lời : Khổ thơ 2 có 4 câu từ câu 5 đến câu 8.

Câu 5 có ý nói : phải nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sao sáng.

Câu 6 có ý nói : phải nhiều cây lúa mới làm nên một mùa lúa chín vàng.

Câu 7 có ý nói : phải nhiều con người cùng sinh sông mới làm nên xã hội loài ngứời.

Câu 8 có ý nói : nếu chỉ có một con người sống đơn độc lẻ loi thì người đó cũng chỉ như một đốm lửa tàn, sẽ mau tắt và thành tro lạnh.

3. Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?

Trả lời : Núi không nên chê đất thấp vì đất chính là nền của núi. Núi muốn cao không thể không có nền. Biển không nên chê sông nhỏ vì các dòng sông nhỏ luôn đổ nước vào biển khơi làm cho biển lúc nào cũng tràn đầy.

4. Câu lục bát nào trong khổ 1 nói lên ý chính của bài thơ ?

Trả lời : Hai câu lục bát sau đây nói lên ý chính của bài thơ :

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Hai câu này muốn khuyên chúng ta phải biết yêu thương mọi người xung quanh: yêu thương ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương bà con láng giềng, yêu thầy, yêu bạn, yêu đồng đội, yêu đồng chí, yêu nhân loại…

Nội dung: Con người sông giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.

+ Luyện từ và câu

1. Dưới dây là một số từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng và nghĩa của chúng:

Ta có thể xếp vào các ô của bảng phân loại như sau :

Tuần 8. Chủ đề: Tới Trường. Tiếng Việt 3

2. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về thái độ ứng xử trong cộng đồng. Em tán thành thái độ nào, không tán thành thái độ nào ?

Trả lời : Em tán thành thái độ :

– Chung lưng đấu cật

– Ăn ở như bát nước đầy

Em không tán thành thái độ :

– Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại

3. Tìm các bộ phận của câu :

– Trả lời câu hỏi : “Ai (cái gì, con gì) ?”

– Trả lời câu hỏi : “Làm gì ?”

a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.

-> Đàn sếu trả lời câu hỏi :

Những con gì đang sải cánh trên cao ?

->  đang sải cánh trên cao trả lời cho câu hỏi :

Đàn sếu đang làm gì ?

b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.

-> đám trẻ trả lời câu hỏi :

Sau một cuộc dạo chơi, ai ra về ?

-> ra về trả lời câu hỏi :

Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ làm gì ?

c) Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.

-> Các em trả lời câu hỏi :

Ai tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi ?

-> tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi trả lời câu hỏi :

Các em làm gì ?

4. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm có gạch dưới :

a) Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

– Câu hỏi cần đặt : Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ?

b) Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

– Câu hỏi cần đặt : Ông ngoại làm gì ?

c) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

– Câu hỏi cần đặt : Mẹ tôi làm gì ?

+ Tập đọc

NHỮNG CHIẾC CHUÔNG REO

+ Trả lời câu hỏi

1. Nơi ở của gia đình bác thợ gạch có gì đặc biệt ?

Trả lời : Nơi ở của gia đình bác thợ gạch là một túp lều bằng phên rạ, ở giữa cánh đồng, xung quanh lều xếp đầy những hàng gạch mới đóng.

2. Tìm những chi tiết nói lên tình thân giữa gia đình bác thợ gạch với cậu bé.

Trả lời : Tình thân giữa gia đình bác thợ gạch với cậu bé thể hiện qua các chi tiết sau :

– Cậu bé thường ra lò chơi với con bác thợ gạch.

– Con trai bác thợ gạch rủ cậu nặn những chiếc chuông đất.

– Bác thợ gạch nung giúp các cậu bé những chiếc chuông đó và xâu làm hai vòng, tặng cho cậu bé một vòng đem về treo.

5. Những chiếc chuông đất nung dã đem lại niềm vui như thế nào cho gia đình cậu bé ? 

Trả lời : Cậu bé đem treo những chiếc chuông đất lên cây nêu. Vào ngày Tết, tiếng chuông đất nung kêu lanh canh làm cho sân nhà cậu ấm áp và náo nức một niềm vui mới.

Nội dung: Tình cảm thân thiết của cậu bé và gia đình bác thợ gạch. Món quà bình dị của bác thợ gạch đã làm cho cậu bé có một niềm vui náo nức hẳn lên.

+  Chính tả

1. Nhớ – Viết : TIẾNG RU (khổ 1 và 2)

– Trong bài chính tả có các dấu câu nào ?

  • Trong bài chính tả có các dấu câu sau : dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang, dấu hỏi, dấu chấm than.

2. Tìm các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi, r, có nghĩa như sau :

– Làm chín vàng thức ăn trong dầu mỡ sôi -> rán (còn gọi là chiên)

– Trái nghĩa với khó -> dễ

– Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới -> giao thừa

b) Chứa tiếng có vần uôn hay uông, có nghĩa như sau :

– Sóng nước nổi lên rất mạnh -> cuồn cuộn

– Nơi nuôi nhốt các con vật  -> chuồng

– Khoảng đất dài dược vun cao lên để trồng trọt -> luống (còn gọi là liếp)

+  Tập làm văn

1. Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.

Bài làm

– Cô Thu Hồng là người hàng xóm mà em rất yêu quí, cô đã ngoài tuổi 30.

– Cô là một kĩ sư nông nghiệp.

– Gia đình em rất quí mến cô.

– Cô rất gần gũi với gia đình em, cô quan tâm đến việc học hành của em.

– Em xem cô như người thân trong gia đình của mình.

Bài làm

Cô Thu Hồng là người hàng xóm mà em rất yêu quí. Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Cô là một kĩ sư nông nghiệp. Hằng ngày cô luôn bận rộn với công việc nghiên cứu “giống cây trồng, vật nuôi”. Cô đã giúp bà con ở quê em cách trồng trọt, cách chăn nuôi tăng năng suất. Gia đình em rất quí mến cô, trân trọng việc làm của cô. Đối với gia đình em, cô rất gần gũi và thân thiện, cô còn quan tâm đến việc học của em. Cô thường khuyên em phải chăm lo học tập vâng lời thầy cô và bố mẹ. Em rất biết ơn cô, em xem cô như người thân trong gia đình của mình.

Xem thêm Tuần 7. Chủ đề: Tới Trường. Tiếng Việt 3

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận