Tuần 20 – Chủ đề: Bảo vệ Tổ quốc – Để học tốt Tiếng Việt 3

Đang tải...

Tuần 20. Chủ đề: Bảo vệ Tổ quốc

+ Tập đọc

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

1. Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi làm gì ?

Trả lời : Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi thông báo ý kiến của trung đoàn, cho các chiến sĩ nhỏ tuổi trở về sống với gia đinh vì cuộc sống ở chiến khu còn nhiều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn.

2. Vì sao nghe ông nói, ai cũng thấy cố họng mình nghẹn lại ?

Trả lời : Khi nghe trung đoàn trưởng nói, ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại vì điều này là quá bất ngờ dối với các em. Không ai có thể nghĩ rằng mình sẽ rời xa trung đoàn, rời xa anh em trong đội ngũ để về với gia đình. Chiến đấu cho Tổ quốc là lí tưởng cao dẹp của các em. Trở về với gia đình chính là từ bỏ lí tưởng cao đẹp đó.

3. Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?

Trả lời : Lượm và các bạn khác đều không muốn về nhà vì tất cả đều sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu đói khát để ở lại sống chết với chiến khu, không thể trở về ở chung với gia đình còn trong vùng tạm chiếm có tụi Tây và Việt gian kiểm soát.

4. Lời nói của Mừng có gì cảm động ?

Trả lời : Mừng nói lời ngây thơ và rất thật lòng. Em xin trung đoàn trưởng cho các em ăn ít đi, nhưng đừng bắt phải trở về. Đó là những lời nói rất cảm động xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc của em.

5. Tìm hình ảnh so sánh ở cuối bài :

Trả lời: Hình ảnh so sánh ở cuối bài là:

Tuần 20. Chủ đề: Bảo vệ Tổ quốc

Nội dung : Ca ngợi tinh thần yêu nước căm thù giặc, không quản ngại gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

+ Kể chuyện

Dựa theo các câu gợi ý, kể lại câu chuyện trên :

a) Đoạn 1: Đề nghị của trung đoàn trưởng.

– Trung đoàn trưởng tới gặp ai ? Trung đoàn trưởng nói gì ?

  • Một buổi tối nọ, trung đoàn trưởng bước vào lán. Cả đội thiếu niên đã tập hợp đầy đủ. Trung đoàn trưởng nhìn các em trìu mến, dịu dàng rồi sau một lúc trầm ngâm, ông chậm rãi nói:

– Các em ạ, ở chiến khu tình hình ngày càng gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Sức nhỏ của các em e rằng không chịu nổi. Nếu em nào muốn về với gia đình, Trung đoàn sẽ cho phép. Các em thấy sao ?

b) Đoạn 2 : Chúng em xin ở lại.

– Lượm nói gì ? Toàn đội hưởng ứng ý kiến của Lượm ra sao ? Mừng van xin điều gì ?

  • Lượm là người đầu tiên đứng lên nói với trung đoàn trưởng :

– Em xin được ở lại. Dù chết em cũng ở lại với chiến khu chứ không thể về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.”

  • Toàn đội đều lên tiếng hưởng ứng lời của Lượm :

– “Chúng em cũng vậy ! Chúng em xin ở lại !”

  • Mừng nói thật cảm động : “Trung đoàn có thể giảm bớt phần ăn của chúng em đi cũng được nhưng đừng bắt tụi em phải về, tội nghiệp cho chúng em lắm !”

c) Đoạn 3: Lời hứa của chỉ huy.

Trung đoàn trưởng ôm lấy Mừng, xúc động nói :

“Nếu vậy thì anh sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy.”

d) Đoạn 4 : Tiếng hát giữa rừng đêm.

Trước khung cảnh đó bỗng các em cùng cất tiếng hát “Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi… Ra đi, ra đi thà chết không lui”. Tiếng hát hùng tráng bay lên như lửa cháy làm ấm áp, nao nức lòng người.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết : Ở lại với chiến khu (trích)

2. a) Giải các câu đố :

– Đúng là một cặp sinh đôi

Anh thì loé sáng, anh thì ầm vang

Anh làm rung động không gian

Anh xẹt một cái rạch ngang bầu trời.

  • Giải đáp : Đó là sấmsét.

– Miệng dưới biển, đầu trên non

Thân dài uốn lượn như con thằn lằn

Bụng đầy những nước trắng ngần

Nuốt tôm cá, nuốt cả thân tàu bè.

  • Giải đáp : Đó là con sông bắt nguồn từ trên núi cao và chảy ra cửa biển rồi hoà vào biển.

b) Điền vào chỗ trống uôt hay uôc ?

– Ăn không rau như đau không thuốc.

– Cơm tẻ là mẹ ruột.

– Cả gió thì tắt đuốc.

– Thẳng như ruột ngựa.

+ Tập đọc

CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ

1. Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ?

– Những câu thơ sau đây cho thấy Nga rất mong nhớ chú :

– Chú Nga đi bộ đội

Sao lâu quá là lâu

Nhớ chú, Nga thường nhắc :

Chú bây giờ ở đâu ?

– Chú ở đâu, ở đâu ?

Trường Sơn dài dằng dặc

Trường Sơn đảo nổi, chìm

Hay Kon Tum, Đăk Lăk ?

2. Khi Nga nhắc chú, thái độ của ba mẹ ra sao ?

Trả lời : Khi Nga nhắc đến chú, mẹ “đỏ hoe đôi mắt”, ba “ngước lên bàn thờ” và nói :

Đất nước không còn giặc

Chú ở bên Bác Hồ

3. Em hiểu câu nói của Ba ra sao ?

Trả lời : Em hiểu câu nói của ba có ý nghĩa như sau :

Bác Hồ đã từ trần. Chú của Nga cũng đã hi sinh trên chiến trường. Như vậy, bây giờ chú là một liệt sĩ vẫn luôn đi theo Bác Hồ. Bác Hồ và các liệt sĩ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.

4. Vì sao các chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi ?

Trả lời : Các chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc được nhân dân ta nhớ mãi vì đó là những con người dã cống hiến cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp chiến đấu dể đánh đuổi giặc ngoại xâm, để bảo vệ non sông, giữ gìn tự do, hạnh phúc, an bình cho tất cả mọi người.

Nội dung: Tình cảm thương tiếc và công biết ơn sâu nặng của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ dã hi sinh vì Tổ quốc. Hình ảnh của các liệt sĩ vẫn sống mãi trong lòng của nhân dân Việt Nam.

+ Luyện từ và câu

1. Xếp các từ đã cho vào các nhóm thích hợp :

– Cần sắp xếp như sau :

a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc : đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.

b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ : giữ gìn, gìn giữ.

c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng : dựng xây, kiến thiết.

2. Dưới đây là tên một số vị anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Em hãy nói về một vị anh hùng mà em biết rõ.

Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Ilưng, Ngô Quyền, Lô Iloàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh.

– Các em có thể dựa vào bài Hai Bà Trưng ở tuần 19 để nói về Hai Bà Trưng.

  • Sau đây là vài điều về anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn :

Trần Quốc Tuấn, (Trần Hưng Đạo) sinh năm 1226 và mất năm 1300. Vào thế kỉ XIII (13), quân Nguyên Mông đã ba lần hùng hổ sang xâm lấn nước ta. Ông được nhà vua Trần phong tướng và cử cầm quân đánh giặc, dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang. Ông đã soạn ra sách dạy việc dùng binh gọi là “Binh thư yếu lược” để luyện quân sĩ. Trong quá trình đánh giặc, ông còn viết ra một bài hịch rất thống thiết, hào hùng để khích lệ toàn quần chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Đó là bài Hịch Tướng Sĩ mà muôn đời sử sách còn lưu. Khi ông mất đi, nhân dân ta đã tôn vinh ông, coi như một vị thần và lập đền thờ ở nhiều nơi. Nhân dân thường kính cẩn gọi ông là Đức Thánh Trần.

3. Em dặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu in nghiêng ?

LÊ LAI CỨU CHÚA

Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận. Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Ông Lê Lai liền đóng giả làm Lê Lợi, đem một toán quân phá vòng vây. Giặc bắt được ông, nhờ vậy mà Lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát.

+ Tập đọc

TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH

1. Hình ảnh so sánh nào cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao ?

Trả lời : Hình ảnh so sánh sau cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao.

Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng.

2. Tìm các chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.

Trả lời : Các chi tiết sau đây nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.

Đường lên dốc trơn và lầy. Họ nhích từng bước. Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong. Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu đang cắm về phía trước. Những khuôn mặt đỏ bừng.

3. Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ.

Trả lời : Sau đây là những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ :

Những dặm rừng đỏ lên vì bom Mĩ. Những dặm rừng xám đi vì chất độc hoá học Mĩ. Những dặm rừng đen lại, cây cháy thành than chọc lên nền trời mây.

Nội dung: Bài văn nói lên sự vất vả, gian truân và sự quyết tâm của bộ đội ta khi đi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt núi rừng Trường Sơn để vào chiến trường giải phóng miền Nam.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết : Trên dường mòn Hồ Chí Minh

2. Điền vào chỗ trống :

a) s hay x ?

sáng suốt

xao xuyến

sóng sánh

xanh xao

b) uôt hay uôc ?

– gầy guộc

– chải chuốt

– nhem nhuốc

nuột

3. Đặt câu với mỗi từ ở bài tập 2.

– Các câu cần đặt:

  • Bác Hồ là một vị lãnh tụ cách mạng đã sáng suốt dẫn đường cho chúng ta đi tới thắng lợi vinh quang.
  • Sau nhiều năm ở nước ngoài, nay trở lại thăm làng quê cũ, bà Tâm thấy lòng xao xuyến vô cùng.
  • Mẹ tôi gánh nước từ giếng về nhà, mặt nước trong thùng cứ sóng sánh theo mỗi bước chân.
  • Bạn Nam mới ôm dậy, nước da còn xanh xao lắm.
  • Em Tí rất biếng ăn nên thân hình gầy guộc.
  • Các cô gái luôn chú ý tới việc chải chuốt trước khi ra khỏi nhà.
  • Nó xuống ao bắt cá nên cả người nhem nhuốc những bùn.
  • Chị hai có mái tóc dài óng ả, nuột nà.

+ Tập làm văn

Viết nội dung Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” gửi cô giáo theo mẫu :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đồng Tháp, ngày 2-4-20…

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN

của tổ 1 lớp 3C trường Tiểu học Sa Đéc

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3C

Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của tổ 1 trong tuần 3-20… vừa qua như sau :

1. Về học tập :

– Cả tổ đều di học đầy đủ, đúng giờ và làm hết các bài tập, học thuộc bài trước khi đến trường. Không còn hiện tượng nhìn bài của bạn khi làm bài kiểm tra.

– Cả tổ đạt 40 điểm giỏi, 60 điểm khá, còn lại là điểm trung bình, không có điểm kém.

2. Lao động :

Tổ tham gia tốt đợt làm vệ sinh toàn trường và chăm bón tốt vườn hoa của trường theo sự phân công của lớp và của Ban giám hiệu.

Tổ trưởng

Võ Thị Thu Hà

Xem thêm Tuần 19. Chủ đề: Bảo vệ Tổ quốc

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận