Tuần 10 – Chủ đề: Quê Hương – Để học tốt Tiếng Việt 3

Đang tải...

Tuần 10. Chủ đề: Quê Hương. Tiếng Việt 3

+ Tập đọc

GIỌNG QUÊ HƯƠNG

+ Trả lời câu hỏi

1. Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?

Trả lời : Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với ba thanh niên lạ.

2. Chuyện gì làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?

Trả lời : Chuyện một trong ba thanh niên lạ đến xin trả tiền ăn thay cho Thuyên và Đồng làm hai anh rất ngạc nhiên.

3. Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ?

Trả lời : Anh thanh niên lạ cảm ơn Thuyên và Đồng vì Thuyên và Đồng đã cho anh ta nghe lại giọng nói của mẹ anh xưa.

4. Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?

Trả lời : Các chi tiết sau đây nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương :

Anh thanh niên lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.

5. Qua câu chuyện này, em nghĩ gì về giọng quê hương ?

Trả lời : Qua câu chuyện này em hiểu giọng quê hương rất thân thiết đối với mỗi người. Nó gợi ra bao kỉ niệm về những người thân và phong cảnh thân thuộc của quê hương, nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Nội dung: Tình cảm yêu quê hương tha thiết của những người xa quê.

+ Kể chuyện

Tranh 1: Hai anh Thuyên và Đồng đói bụng, bước vào quán. Họ nhìn thấy trong quán đã có ba thanh niên đang vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ.

Tranh 2: Khi cả hai anh Thuyên và Đồng đang lúng túng vì quên ví tiền ở nhà thì có một anh đi đến xin được trả tiền thay cho hai anh và ngỏ ý muốn làm quen với hai anh.

Tranh 3:  Ba người trò chuyện với nhau. Anh thanh niên xúc động cho biết là hai anh đã cho anh nghe lại giọng nói của quê hương.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT

– Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài chính tả :

  • Trong bài chính tả có các chữ viết hoa là : Quê (trong đầu bài), Chị Sứ, Chính và tên tác giả Anh Đức.
  • Các chữ này phải viết hoa vì hoặc là đứng ở đầu câu hoặc là chỉ tên riêng của người như: Sứ, Anh Đức.

2. Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oai, 3 từ có vần oay

  • Vần oai : củ khoai, loài người, khoan khoái
  • Vần oay : ngoáy tai, hí hoáy, loay hoay

+ Tập đọc

QUÊ HƯƠNG

+ Trả lời câu hỏi

1. Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương (ba khổ đầu)

Trả lời: Những hình ảnh gắn liền với quê hương là: chùm khế ngọt, đường đi học có bướm vàng bay, con diều biếc thả trên đồng, con đò nhỏ êm đềm khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, hình ảnh mẹ che nghiêng nón lá, đêm trăng tỏ có hoa cau rụng.

2. Vì sao quê hương được so sánh với mẹ ?

Trả lời: Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra và được nuôi dưỡng ngày một trưởng thành giống như mẹ đã sinh ra ta và đã chăm lo nuôi dạy ta thành người.

3. Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối như thế nào ?

Trả lời: Ai cũng phải có lòng yêu quê hương, phải có tình cảm gắn bó với quê hương. Nếu không yêu quê hương thì khác nào không yêu người mẹ đã sinh ra mình. Như vậy thì sao có thể là một con người tốt được.

Nội dung: Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu sắc.

Tình yêu quê hương đã làm cho ta lớn lên và trưởng thành.

+ Luyện từ và câu

1. Đọc đoạn thơ.

a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác nước dội về, với tiếng ào ào của gió thổi.

b) Qua các hình ảnh so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ nghe rất lớn, rất vang động.

2. Hãy chỉ ra sự so sánh về âm thanh trong mỗi đoạn thơ, văn sau:

a) Côn Sơn nước chảy rì rầm

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

c) Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng …

– Các hình ảnh so sánh trong ba đoạn thơ, văn trên :

a) Tiếng suối chảy rì rầm được so sánh với tiếng đàn cầm.

b) Tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa.

c) Tiếng chim kêu được so sánh với tiếng xóc những rổ tiền đồng.

3. Ngắt đoạn văn đã cho thành 5 câu :

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

+ Tập đọc

THƯ GỬI BÀ

+ Trả lời câu hỏi

1. Đức viết thư cho ai ? Dòng đầu thư bạn ghi thế nào ?

Trả lời : Đức viết thư cho bà ở miền quê.

Dòng đầu bạn ấy ghi rõ nơi và ngày gửi thư : Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003.

2. Đức hỏi thăm bà điều gì ? Đức kể với bà những gì ?

Trả lời : Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà và kể cho bà nghe tình hình gia đình vẫn bình thường, Đức học lớp 3, được nhiều điểm 10, ngày nghỉ thường được bố mẹ cho đi chơi. Đức còn kể ra những kỉ niệm về những ngày thăm quê năm ngoái : thả diều cùng anh Tuấn, đêm đêm nghe bà kể chuyện cổ tích.

3. Đoạn cuối thư cho thấy tình cảm của Đức với bà thế nào ?

Trả lời : Đoạn cuối thư cho thấy tình cảm của Đức : rất yêu mến, kính trọng bà : hứa sẽ học giỏi, chăm ngoan để bà vui, mong bà luôn khoẻ mạnh và mong chóng được vào thăm bà.

Nội dung: Bức thư thể hiện tình cảm gắn bó với bà, yêu quí bà của bạn Đức

+ Chính tả

1. Nghe – Viết : QUÊ HƯƠNG (3 khổ đầu)

– Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa.

Trả lời : Chữ Quê trong đầu bài và các chữ ở đầu mỗi câu thơ đều phải viết hoa.

2. Điền vàọ chỗ trống ét hay oét :

em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét

3. Viết lời giải các câu đố :

a)

– Để nguyên ai cũng lặc lè

Bỏ nặng thêm sắc, ngày hè chói chang.

  • Đó là các chữ nặng và nắng.

– Có sắc – mọc ở xa gần

Có huyền – vuốt thẳng áo quần cho em

  • Đó là các chữ lá và là (ủi)

b)

– Để nguyên – giữa đầu và mình

Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon.

  • Đó là các chữ cổ và cỗ.

Không dấu – trời rét nằm cong

Thêm huyền – bay lả trên đồng quê ta

Có hỏi – xanh tươi mượt mà

Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn.

  • Đó là các chữ : co, cò và cỏ

+ Tập làm văn

1. Dựa theo mẫu bài tập đọc THƯ GỬI BÀ, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.

Bài làm

Đà Lạt, ngày 9 tháng 11 năm 2010

Chú Tư kính mến!

Lâu rồi, chú chưa về quê, cháu nhớ chú lắm.

Dạo này chú có khỏe không ạ? Việc học tập của chú như thế nào? Gia đình cháu vẫn bình thường. Quê hương mình hiện giờ vẫn đẹp, sương mờ giăng phủ quanh năm, thời tiết ôn hòa, cuộc sống của mọi người mỗi ngàỵ một đi lên.

Cháu kể về cháu cho chú nghe nhé!

Sức khỏe cháu vẫn tốt, chiều cao có tăng lên. Năm nay, cháu học lớp 3. Từ đầu năm học đến giờ cháu dạt được nhiều thành tích cao trong học tập. Thành tích cao nhất là đạt giải nhì trong kì thi viết chữ đẹp, thi vòng hoa điểm 10. Cháu đang ra sức học tập để đạt được những thành tích cao hơn nữa. Cháu hứa với chú sẽ học thật giỏi, luôn chăm ngoan để xứng đáng là cháu của chú. Cháu mong, sau này mình sẽ là một “sinh viên xuất sắc” của trường Đại học y khoa như chú…

Thư đã dài, cháu xin dừng bút. Cháu kính chúc chú luôn mạnh khỏe, học tập tốt và chóng ra trường để làm việc, đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội.

Cháu của chú

Tuấn

Vũ Quang Tuấn

Tập ghi trên phong bì thư:

Có thể trình bày cách ghi trên bao thư như sau:

Tuần 10. Chủ đề: Quê Hương. Tiếng Việt 3

+ Tập đọc 

ĐẤT YÊU ĐẤT QUÝ

+ Trả lời câu hỏi

1. Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?

Trả lời : Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp rất nồng hậu: vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý.

2. Khi khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ gì xảy ra ?

Trả lời : Khi khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ bỗng xảy ra : đó là viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất bám vào đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu về nước.

3. Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không dể khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ ?

Trả lời : Người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ vì họ rất yêu quý đất đai của mình. Đối với họ đất đai của Tổ quốc, là anh em ruột thịt, đất đã nuôi sống họ, đất là thiêng liêng cao quý.

4. Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào ?

Trả lời : Phong tục trên nói lên tình cảm của Ê-ti-ô-pi-a đối với Tổ quốc là hết sức đằm thắm, mặn nồng, thiết tha, sâu sắc. Họ coi đất đai của Tổ quốc là thứ tài sản quý giá nhất.

Nội dung: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quí nhất.

+ Kể chuyện

1. Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.

– Cần sắp xếp như sau : Tranh 3 – Tranh 1 – Tranh 4 – Tranh 2

2. Dựa vào các tranh trên, kể lại toàn bộ câu chuyện.

Tranh 3: Hai vị khách được đi thăm khắp các nơi trên đất nước Ê-ti-ô-pi-a.

Tranh 1: Họ được vua Ê-ti-ô-pi-a tiếp đãi nồng hậu, mời vào cung điện, mời tiệc và tặng nhiều quà quý.

Tranh 4: Hai vị khách sắp xuống tàu thì viên quan dẫn đường yêu cầu họ cởi giày ra và cho người cạo sạch đất cát bám vào đế giày. Điều này làm họ hết sức ngạc nhiên.

Tranh 2: Thấy khách tỏ vẻ ngạc nhiên, viên quan giải thích rõ phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a. Qua phong tục này ta được biết người Ê-ti-ô-pi-a vô cùng yêu quý đất đai quê hương. Đất đai của Tổ quốc Ê-ti-ô-pi-a là tài sản thiêng liêng và quý giá nhất đối với họ.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết: TIÊNG HÒ TRÊN SÔNG

– Bài chính tả có mấy câu.

  • Bài chính tả có 4 câu.

– Nêu các tên riêng trong bài.

  • Các tên riêng trong bài là : Gái, Thu Bồn (và Võ Quảng nếu tính cả tên tác giả).

2. Điền vào chỗ trống ong hay oong 

Chuông xe đạp kêu kính koong, vẽ đường cong, làm xong việc, cái xoong.

3. Thi tìm nhanh viết đúng :

a) – Chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s :

  • sách, sổ, sông, (lá) sả, (cây) sấu, (chim) sâu, (chim) sẻ, sườn (núi), (xương) sườn, sân, (cái) sàng, (cây) súng, (hoa) sen, …

b) – Từ chỉ hành động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x:

  • xa xôi, xa hoa, xa lánh, xa xả, xả thân, xả thịt, xác đáng, xác xơ, xạc bình, xài tiền, xám xịt, xanh, xanh xao, xao xác, xào xáo, xảo quyệt, xảo trá, xáo trộn, xạo, xát gạo, xay lúa, xắn tay, xằng bậy, xắt thịt, xây lắp, xâu xé, …

c) – Từ có tiếng mang vần ươn :

  • tàu lượn, con lươn, mảnh vườn, trườn mình, thuê mướn, con vượn, vay mượn, …

– Từ có tiếng mang vần ương :

  • con đường, bướng bỉnh, tướng sĩ, chai tương, lương bổng, đương thời, cường thịnh, cương quyết, lương thực, quê hương, đo lường, trường học, số lượng, lưỡng lự, cái giường, thương yêu, …

+ Tập đọc

VẼ QUÊ HƯƠNG

+ Trả lời câu hỏi

1. Kể tên các cảnh vật được tả trong bài thơ.

Trả lời : Các cảnh vật được tả trong bài thơ: tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, mái ngói, trường học, hoa gạo, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.

2. Cảnh vật được miêu tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên các màu sắc ấy.                              Trả lời : Các màu sắc của cảnh vật được tả trong bài thơ là : Tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, mái trường đỏ thắm, mặt trời đỏ chót.

3. Vì sao bức tranh rất đẹp ?

Trả lời : Câu trả lời đúng nhất là câu c) : Vì bạn nhỏ yêu quê hương nên nhìn thấy cảnh nào của quê hương cũng đẹp và đã vẽ quê hương bằng màu sắc đẹp tươi.

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và tình cảm yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ.

+ Luyện từ và câu 

1. Xếp các từ đã cho vào hai nhóm: 

Tuần 10. Chủ đề: Quê Hương. Tiếng Việt 3
2. Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay cho từ quê hương :

Tây Nguyên là quê cha đất tổ của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.

  • Ngoài các từ quê cha đất tổ, có thể thay từ quê hương bằng từ quê quán, nơi chôn nhau cắt rốn.

3. Những câu nào trong đoạn dưới đây được viết theo mẫu Ai – làm gì ?

Trả lời : Đó là các câu :

– Cha tôi cho tôi chiếc chối cọ để quét nhà, quét sân.

  • Cha tôi trả lời câu hỏi : Ai cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân ?
  • Cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân trả lời câu hỏi : cha tôi làm gì ?

– Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

  • Mẹ trả lời câu hỏi : Ai đựng hạt giông đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau ?
  • đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lèn gác bếp để gieo cấy mùa sau trả lời câu hỏi : Mẹ làm gì ?

Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

  • Chị tôi trả lời câu hỏi : Ai đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu ?
  • đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu trả lời câu hỏi : Chị tôi làm gì ?

– Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

  • Chúng tôi trả lời câu hỏi : Ai rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi ?
  •  rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi trả lời câu hỏi : Chúng tôi làm gì ?

Tuần 10. Chủ đề: Quê Hương. Tiếng Việt 3

4. Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu theo mẫu Ai, làm gì ?

– Đặt câu:

Tuần 10. Chủ đề: Quê Hương. Tiếng Việt 3

+ Tập đọc

CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI

+ Trả lời câu hỏi

1. Tác giả tả cây rau khúc như thế nào ?

Trả lời : Tác giả tả cây rau khúc như sau : cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.

2. Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc.

Trả lời : Sau đây là những câu văn tả chiếc bánh khúc :

Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu, cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng cỏ nội gói vào trong đó.

3. Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương ?

Trả lời : Tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương vì đó là một mùi vị thơm ngon chỉ có ở quê hương, một mùi vị gắn liền với hình ảnh người dì thân yêu, một mùi vị gợi lại những kỉ niệm về một miền quê gắn bó với tuổi thơ êm đẹp.

Nội dung: Chõ bánh khúc thơm ngon của người dì đã làm tác giả gắn bó với quê hương, yêu quê hương tha thiết.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết : VẼ QUÊ HƯƠNG (trích)

– Trong bài chính tả có những từ nào phải viết hoa ? Vì sao ?

Trả lời : Trong bài chính tả có các từ sau đây phải viết hoa : Em, Vẽ, Bút, Xanh, Sông, Một, Trời, Ngói, Trường là các chữ đó đứng ở đầu các câu thơ. Ngoài ra chữ Vẽ ở đầu bài và tên tác giả Định Hải (nếu có viết) cũng phải viết hoa.

– Nhắc lại cách trình bày bài thơ 4 chữ.

Khi chép bài thơ 4 chữ, ta cần lui đầu đề bài thơ và các câu thơ về phía tay phải sao cho đầu đề và các dòng thơ nằm ở giữa trang giấy. Các chữ đứng đầu các câu thơ phải viết hoa và thẳng một hàng dọc. Tên tác giả thì viết dưới bài thơ, hơi lệch về bên phải. Nếu các khổ 4 câu cách nhau 1 dòng thì ta cũng phải viết cách dòng như vậy.

2. Điền vào chỗ trống :

a) s hay x ?

Một nhà sàn đơn vách nứa

Bốn bên suối chảy, cá bơi vui

Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa

Ánh đèn khuya còn sáng lưng đồi

b) ươn hay ương ?

– Mồ hôi mà đổ xuống vườn

Dâu xanh lúa tốt vấn vương tơ tằm

– Cá không ăn muôi cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

+ Tập làm văn

1. Nghe và kể lại câu chuyện TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU !

Bài làm

Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi bên cạnh đang ghé mắt đọc trộm thư của mình đang viết. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư : “Xin lỗi Mình không thể viết tiếp được nữa, vì hiện giờ có người đang xem trộm thư

Người ngồi bên cạnh kêu lên :

– Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu ?

Đọc trộm thư của người khác là không tốt. Tự ý xem thư của người khác là thiếu lịch sự. Chúng ta cần tôn trọng chủ nhân của những bức thư đấy các bạn ạ !

2. Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.

Bài làm

Nha Trang là quê hương của em. Đây là một thành phố biển rất đẹp. Nha Trang phảng phất sắc màu dịu nhẹ của thiên nhiên. Bầu trời trong xanh, không gian khoáng đãng, sóng biển dịu êm luôn rì rầm như trò chuyện cùng du khách. Ai đã một lần đến biển Nha Trang vào buổi sáng thì chắc hẳn sẽ không quên được cảnh mặt trời mọc, nó như quả bóng khổng lồ đang từ từ nhô lên giữa biển khơi. Ngàn tia sáng long lanh trên mặt nước. Biển rộng mênh mông, tít tắp, không cùng.

Cùng với cảnh đẹp thơ mộng của thiên nhiên ban tặng, Nha Trang còn có cảnh đẹp sầm uất do bàn tay xây dựng của con người. Nhà cao tầng, biệt thự nguy nga. Đường sá được nâng cấp, xe cộ tấp nập trên đường phố… Tất cả đã làm cho thành phô’ biển ở quê em càng thêm đẹp và đậng yêu.

Xem thêm Tuần 9. Ôn tập giữa học kì 1

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận