Trọng tâm kiến thức cơ bản tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) – Ôn thi THPT

Đang tải...

Trọng tâm kiến thức Hai đứa trẻ

I. XUẤT XỨ

Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập Nắng trong vườn (1938).

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM

Hai đứa trẻ chủ yếu miêu tả thế giới tâm hồn, tâm trạng của nhân yật Liên trước cảnh phố huyện nghèo lúc chiểu tàn và khi thức đợi đoàn tàu đi qua phố huyện lúc về đêm. Đây là kiểu truyện ngắn mang tính trữ tình, loại truyện không có cốt truyện nên không tóm tắt.

III. PHÂN TÍCH TRUYỆN HAI ĐỨA TRẺ

  1. Bức tranh thiên nhiên ở phố huyện nghèo lúc chiểu tàn

Bức tranh hiện lên với những âm thanh của tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đổng ruộng, tiếng muỗi YO ve, tiếng chõng cót két, với những hình ảnh, màu sắc của “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, dãy tre làng trước mặt đen lại, với đường nét của dãy tre làng “cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Đó là một bức tranh vốn quen thuộc, gần gũi và gợi cảm thường thấy ở những làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

-Trên cái nền của bức tranh ấy là cuộc sống của những người nghèo nơi phố huyện. Họ xuất hiện trong cảnh chợ tàn, người về hết, tiếng ồn ào cũng không còn, trên sân chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Ở đó, chỉ có mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại, mẹ con chị Tí chuẩn bị dọn hàng ra

bán buổi tối và bà cụ Thi điên… Những hình ảnh đó đã gợi lên sự tàn tạ đến thảm hại của những kiếp người nơi phố huyện này.

-Khung cảnh phố huyện như mang cái buồn của buổi chiểu quê thấm thìa tâm hồn của cô bé Liên vốn nhạy cảm và tinh tế: “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

-Thời gian chuyển dần về đêm, phố huyện ngập chìm trong đêm tối mênh mông. Đường phố và các con ngõ chìm vào bóng tối, tối hết cả con đường ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Ánh sáng của sự sống yếu ớt, nhỏ bé: một vài cửa hàng cửa chỉ hé ra một khe ánh sáng; một “quầng sáng thân mật” quanh ngọn đèn chị Tí; một chấm lửa nhỏ từ bếp lửa của bác Siêu; ngọn đèn của Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Sự tương quan giữa bóng tối và ánh sáng (bóng tối ngập tràn, mênh mông – ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt) đã gợi lên một nỗi buồn đầy thương cảm về những kiếp sống nhỏ bé, những thân phận sống leo lét nơi ga xép phố huyện nghèo.

2. Hình ảnh con người

Những nhân vật của phố huyện đại diện cho những số phận nhỏ bé, mờ nhạt, hiu hắt trong cuộc đời,… Thạch Lam có cách miêu tả nhân vật khá độc đáo; nhân vật của ông thường ít nói năng và hành động. Trong thiên truyện này cũng vậy, các nhân vật của phố huyện cứ như những mảnh đời lẩm lũi, được gợi ra từ rất nhiều góc độ: ngôn ngữ, hình ảnh, tính cách, hoạt động và cả biểu tượng. Những mẩu đối thoại hiếm hoi thường có tính chất lơ lửng, không gây nên sự đột biến nào của mạch truyện. Trong sự đối thoại ấy, những câu hỏi thường là vẩn vơ, hỏi cho có chuyện mà người nghe cũng có vẻ rất thờ ơ, trả lời cũng được, không trả lời cũng chẳng sao, bởi bản thân người hỏi cũng không phải để biết thêm điểu gì mới mẻ mà dường như chỉ là để phụ hoạ thêm cho cái nhịp sống vốn đã rất uể oải, buồn nản của họ: “Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?” “Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?”, “Còn cô chưa dọn hàng à?” “Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?”,… Trước những câu hỏi như thế, người đối thoại thường đáp vu vơ, có khi “mãi mới chép miệng trả lời” hoặc “ngẫm nghĩ mãi rồi đáp”, thậm chí chẳng buôn ngoảnh mặt ra, chẳng buồn trả lời nữa.

+ Về hành động, những con người nơi đây cũng không cảm thấy day dứt, bức bối trước sự đói nghèo như các nhân vật của Nam Cao, Ngô Tất Tố… và các tác phẩm khác thuộc dòng văn học hiện thực phê phán. Họ sống dường như an phận, lặng lẽ như những cái bóng. Họ sinh hoạt, làm việc theo những nếp quen thuộc, có phần đơn điệu, máy móc.

(Chị Tí ngày mò cua bắt ốc, cứ tối đến lại dọn cái hàng nước mặc dù chị đã biết trước: “Ôi chao, sớm với muộn nào có ăn thua gì!”. Chị em Liên cứ mỗi buổi chiều, sau khi đóng cửa hàng, Liên lại lôi cái bàn tính ra để tính số tiền bán được trong ngày. Mặc dù nó chẳng cần làm việc ấy, bởi chúng có bán được là bao. Cậu em còn kém Liên mấy tuổi vẫn có thể đọc được vanh vách những gì bán được trong ngày, ai mua chịu bao diêm hay nửa bánh xà phòng… Bác phở Siêu cứ tối hẳn mới gánh phở ra rổi đến tận khuya lại kĩu kịt gánh về làng, nào ai biết bác bán được bao nhiêu vì quà của bác “là thứ quà xa xỉ”, ở phố huyện này chẳng mấy ai có đủ tiền để mua. Bà cụ Thi hơi điên, từ đằng xa mới nghe tiếng cười khanh khách của cụ, không cần đợi cụ phải hỏi, Liên đã rót sẵn một chén rượu, cụ đi tới cẩm chén rượu ngửa cổ uống một hơi rồi lần ruột tượng đưa Liên một đồng xu và khen Liên ngoan. Lần nào cũng thế và lẩn nào cũng chỉ có vậy. Gia đình bác xẩm già ế khách “ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt”. “Thằng con bò ra đất ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”, còn bác thì góp chuyện với các bạn nghèo bằng những tiếng đàn bầu bật trong yên lặng.

+ Tất cả những con người, những hình ảnh ấy đều như đã quá quen thuộc trong con mắt hai đứa trẻ. Bởi ngày nào cũng chỉ có ngần ấy, lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, tạo nên cảm giác nhàm chán, buồn nản. Tuy nhiên, những con người ấy đôi khi cũng có chờ đợi, hi vọng nhưng chỉ là chờ đợi chính cái điểu mà hôm trước họ đã chờ đợi và đã biết trước cả rồi: đó là những chú lính lệ đi tuần đêm hay người nhà cụ thừa, cụ phủ đi gọi một chân tổ tôm, ghé vào hút điếu thuốc lào, uống bát nước chè xanh… Chỉ thế thôi nhưng cứ sắp đến giờ ấy là họ lại cảm thấy sốt ruột như thiêu thiếu một cái gì: “Giờ muộn thế này họ chưa ra nhi?” Tác giả viết một cách xót xa: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Có điều, sự mong đợi ấy thật tội nghiệp, đáng thương chỉ như chính cái thân phận bé nhỏ và sự sống mỏi mòn hằng ngày của họ vậy.

– Thạch Lam miêu tả các nhân vật mà như thể đang xót xa đến se lòng trước những số phận, những cảnh đời nhỏ bé nơi phố huyện nghèo. Niềm cảm thông sâu sắc với những cảnh đời, những kiếp người bé nhỏ, mờ nhạt đã giúp nhà văn cảm nhận được khát vọng xa xôi tự đáy sâu tâm hồn những con người nơi đây, lắng nghe được ở họ những khao khát về một cái gì độ tươi sáng hơn, cho dù niềm khao khát ấy thật mong manh, mơ hồ và còn quá yếu ớt. Không phải ngẫu nhiên mà những cảnh đời và cả những cảm xúc, suy tư của tác giả đều được “nhìn” thông qua tâm trạng của cô bé Liên. Bằng sự “nhập thân” qua tâm hồn thơ ngây nhạy cảm của Liên, Thạch Lam dường như đã lắng nghe được những tiếng lòng sâu kín nơi họ, thấy được những con người nơi đây dường như cũng đã cảm thấy một cách thật thấm thìa về cảnh sống tù đọng, bế tắc và mong muốn thoát khỏi nó. Có lẽ vì thế mà điểm nhấn của thiên truyện này dường như tập trung vào chi tiết chị em Liên và cả phố huyện hằng đêm vẫn thức để đợi chuyến tàu cuối cùng trong ngày chạy qua. Đây là một chi tiết có nhiều ý nghĩa và ám ảnh, gợi nhiều suy nghĩ, liên tưởng cho người đọc. Bởi họ đợi chuyến tàu không phải để bán được hàng, thực hiện cuộc mứu sinh hằng ngày mà chỉ là để… “nhìn chuyến tàu”, nhìn một thế giới khác lạ chạy vụt qua. Đặc biệt, với chị em Liên, “con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”. Chuyến tàu với những toa đèn sáng trưng, những tiếng dồn dập, tiếng toa rít mạnh vào ghi, trên những toa hạng sang đồng và kền lấp lánh. Sự huyên náo và sang trọng của nó gợi lại trong lòng chị em Liên một quá khứ đầy đủ, cha chưa mất việc làm, mẹ có nhiều tiển và các em còn hồn nhiên sung sướng, được đi Hà Nội chơi, ăn kem Bờ Hổ, những thức quà ngon lạ và uống những cốc nước lạnh xanh đỏ… Cả phố huyện bỗng náo động lên một lúc vì con tàu, để rồi khi con tàu chạy vụt qua, trí nghĩ mọi người lại hút theo cái hình bóng của nó như là âm vang của khát vọng, nghe “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”…

– Trong bức tranh ngập đầy bóng tối ấy hiện lên những kiếp người mòn mỏi, nhịp sống lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ. Họ như vẫn mong đợi một cái gì: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Cảnh vật và con người cứ thế hòa quyện trong nỗi buồn đơn điệu, thật thấm thìa, xót xa.

-> Thông qua việc miêu tả sinh động cuộc sống và tâm trạng đợi tàu của người dân nghèo nơi phố huyện, nhất là tâm trạng của nhân vật Liên, nhà văn thể hiện sự trân trọng, nâng niu khát vọng vươn lên cuộc sống tươi sáng của những kiếp người tăm tối. Đồng thời, nhà văn cũng muốn gửi gắm một thông điệp: con người phải không ngừng khát khao vươn lên một cuộc sống có ý nghĩa và tươi sáng. Đây chính là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện.

IV. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG

* Thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc

a) Giá trị hiện thực

+ Truyện là một bức tranh chân thực và đượm buồn về một miền đất, một miền đời bị lãng quên: một phố huyện nghèo xa vắng với phiên chợ nghèo xơ xác, tiêu điều; những ngọn đèn tù mù như đang lụi dần; những kiếp đời lụi tàn như mẹ con chị Tí, những đứa trẻ nghèo, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi điên và hai đứa trẻ. Họ sống nghèo khổ, tăm tối như chìm trong cái ao đời tù túng.

+ Ngòi bút hiện thực của Thạch Lam đậm chất trữ tình. Thạch Lam đã viết bằng chính kí ức tuổi ấu thơ của mình gắn với phố huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Mỗi chi tiết, hình ảnh đều chân thật, xúc động vô cùng.

b) Giá trị nhân đạo

+ Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn dành cho những con người nhỏ bé, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Ở mảnh đất đó, những số phận con người sống trong tăm tối, không biết tới niềm vui và hạnh phúc, họ cũng ước mơ nhưng ước mơ của họ thật nhỏ nhoi, tội nghiệp. Ước mơ chỉ là nhìn thấy con tàu qua phố huyện trong giây lát để rồi phố huyện lại chìm vào bóng tối. Thạch Lam không chỉ thấu hiểu, thương cảm mà còn rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh: những con người bé nhỏ, thiệt thòi dễ bị xã hội lãng quên và vùi lấp trong tăm tối, xã hội cần quan tâm đến họ. Họ có thể vô danh nhưng đừng để họ trở thành vô nghĩa.

+ Truyện khẳng định, đê’ cao ước mơ hạnh phúc, khát vọng đổi đời của con người. Thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến với người đọc là tư tưởng nhân đạo sâu sắc này: những con người phố huyện đêm đêm thức chờ đoàn tàu để được sống trong không khí sôi động và luồng ánh sáng rực rỡ. Dù con tàu chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng cũng đủ khuấy lên một niềm mơ ước. Hai đứa trẻ thật đáng thương mà cũng thật đáng trọng: chúng đáng thương vì chúng như hai mầm cây mới lớn mà đã còi cọc trên mảnh đất khô cằn; chúng đáng trọng vì những mầm cây còi cọc ấy vẫn cố vươn lên, vẫn hi vọng đơm hoa, kết trái. Truyện Hai đứa trẻ đã đem đến trong lòng người đọc khát vọng yêu thương và niềm tin vào cuộc sống.

+ Hai đứa trẻ còn là bước phát triển của tư tưởng nhân đạo trong giai đoạn văn học 1930-1945. Đó là sự thức tỉnh ý thức cá nhân (Ví dụ: Tỏa nhị Kiêu – Xuân Diệu; Đời thừa – Nam Cao). Hai đứa trẻ đã tiếp tục tư tưởng nhân đạo này để bênh vực cho quyền sống tốt đẹp của những con người bé nhỏ, thiệt thòi.

=> Hai đứa trẻ là tác phẩm chứa đựng cái tâm, cái tài của nhà văn lãng mạn Thạch Lam dành cho đồng bào, quê hương, đất nước mình.

V. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT

a) Cốt truyện: Truyện ngắn Hai đứa trẻ là kiểu truyện dường như không có cốt truyện, cốt truyện không dựa trên những sự kiện, tình tiết mà dựa trên những diễn biến tâm trạng của nhân vật.

b) Về nhân vật: Không chú ý miêu tả ngoại hình và hành động mà quan tâm tới đời sống nội tâm, đời sống tình cảm.

c) Về miêu tả cảnh: Cảnh vật được miêu tả tinh tế với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị hòa quyện vào nhau gợi cái hồn riêng của quê hương Việt Nam xưa. Đặc biệt, hình ảnh bóng tối được gợi đi gợi lại như một mô típ đẫy ám ảnh. Cảnh được cảm nhận qua cái nhìn tâm trạng của nhân vật Liên: “Liên thấy”, “Liên mải nhìn”, “Liên nhớ lại”, “Liên tưởng”, “Liên lặng theo”,…

– Liên là thiếu nữ mới lớn, dịu hiền, nhân hậu và đa cảm. Điều này có ý nghĩa đặc biệt vì nó làm cho cảnh vật vốn đơn sơ, tẻ nhạt trở nên thấm đượm cảm xúc mà vẫn mang thi vị riêng, làm cho thế giới được lạ hóa qua cảm tưởng, cảm giác của hai đứa trẻ. Tương xứng với khung cảnh là tâm trạng và cảm xúc của nhân vật Liên như những nấc thang tâm lí: Liên man mác buồn thương trước cảnh chiều tàn, Liên buồn khắc khoải và thấm thìa hơn khi bóng đêm buông xuống; Liên buồn nuối tiếc, ngơ ngẩn mơ tưởng khát khao khi đoàn tàu đi qua. Cách miêu tả đoàn tàu từ xa đến gần, quan sát bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác và bằng nhiều sắc thái cảm giác: hổi ức, thực tại, tương lai.

– Hình ảnh đoàn tàu tương phản với các cảnh vật nơi phố huyện càng thấm thìa niềm mong ước khiêm nhường mà trong sáng, tốt đẹp. Một nét tâm lí rất thật, rất điển hình của những người dân quanh quẩn nơi thôn quê nghèo xưa mà cuộc sống bị chìm khuất, mỏi mòn trong tăm tối.

d) Vẽ ngôn ngữ: Ngôn ngữ truyện giàu cảm xúc, giọng văn điểm tĩnh, nhẹ nhàng như ẩn chứa một tâm sự kín đáo có sức gợi và khơi sâu vào cảm xúc người đọc. Nó như một thứ thơ bằng văn xuôi.

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (2 điểm). Phân tích các nhân vật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Xem mục III.

Câu 2 (5 điểm). Phân tích bức tranh nhân thế cảm động trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam, qua đó làm nổi rõ tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của nhà văn.

Xem phân tích toàn bộ tác phẩm.

Câu 3 (5 điểm). Anh/ Chị hãy phần tích để làm nổi bật những nét đặc sắc nghệ thuật và tư tưởng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Xem phân tích toàn bộ tác phẩm.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận